Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh: - Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe; - Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật; Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã; Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh; - Còn niên hạn sử dụng theo quy định; - Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định;
Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình bao gồm: - Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe; - Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây: + Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe; + Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu; - Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình: + Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình; + Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình; + Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe: - Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; - Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe;
Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện; - Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác; - Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên; - Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
Nơi đỗ xe: - Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh; - Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe; - Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau: - Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; - Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.
* Cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: - Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hồ sơ gồm: + Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành; + Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; + Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải; + Phương án kinh doanh. - Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi hồ sơ gồm : + Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành; + Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; + Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải; + Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; + Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận); + Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông.
* Đổi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô: Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Nộp hồ sơ và lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 209, đường 30/4, Phường 2, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc. Nghiêm cấm cán bộ công chức không được tự ý yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thêm những giấy tờ không có trong quy định của pháp luật đối với thủ tục hành chính này - Chuyển hồ sơ của công dân đến Phòng Quản lý vận tải – Phương tiện người lái tham mưu giải quyết.
Bước 2
Mô tả bước
Phòng Quản lý vận tải – Phương tiện người lái Sở Giao thông vận tải thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết. - Tham mưu lãnh đạo Sở ký Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3
Mô tả bước
Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 209, đường 30/4, Phường 2, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Công chức trả kết quả làm những công việc sau: - Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức. - Người đến nhận kết quả nộp lại các phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ để lưu trữ vào hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết. - Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu, yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; trừ các ngày nghỉ, lễ theo quy định).