* Mục I Phần 3 Thông tư số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính- Bộ Y tế - Đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; + Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; + Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; + Thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; + Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” ; + Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. - Đối tượng được phục hồi chức năng + Thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Danh sách những người đủ điều kiện của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Tờ khai (mẫu số 03-CSSK) Thông tư số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006
Chỉ định của cơ sở y tế
Các bước
Tên bước
Bước 1
Mô tả bước
Người được chỉ định sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình lần đầu làm tờ khai (mẫu số 03-CSSK) kèm chỉ định của cơ sở y tế gửi UBND cấp xã. - UBND cấp xã xác nhận tờ khai(đối với trường hợp cư trú tại đại phương) và gửi toàn bộ giấy tờ về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu danh sách chi trả; lập danh sách người có công với cách mạng được trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình kèm theo bản kê khai, giấy chỉ định của cơ sở y tế, Sổ theo dõi cũ gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (số 138, Trần Hưng Đạo, Phường 1, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. - Chuyển hồ sơ của công dân đến Phòng Người có công
Bước 2
Mô tả bước
Phòng Người có công thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết. - Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đang quản lý để xét duyệt danh sách; Tham mưu Lãnh đạo Sở ký Quyết định trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp Sổ theo dõi. - Trả kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện những công việc sau: - Yêu cầu cá nhân nộp lại giấy hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) và lưu trữ vào hồ sơ thủ tục đã giải quyết (trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền và CMND của người được ủy quyền). - Trả Quyết định kèm Sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình. * Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ; trừ các ngày nghỉ, lễ theo quy định).
Kết quả của việc thực hiện
Quyết định hành chính
Cá nhân
Văn bản không quy định. Thời gian giải quyết thực tế ở địa phương là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định.
Trụ sở cơ quan hành chính
Phòng Người có công -Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Tây Ninh