Văn phòng công chứng phải có trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể, có phòng làm việc cho công chứng viên, nhân viên, phòng tiếp người yêu cầu công chứng và kho lưu trữ hồ sơ công chứng
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (mẫu TP-CC-03);
Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
Mô tả bước
Sở Tư pháp kiểm tra và xem xét, nếu thấy hồ sơ hợp lệ sẽ làm các thủ tục đề nghị UBND tỉnh ra quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo quy định.
Kết quả của việc thực hiện
Quyết định hành chính
Cá nhân
20 ngày làm việc, kể từ ngày UBND tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (đối với Văn phòng công chứng do hai công chứng viên thành lập) ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.