Thủ tục hành chính: T-TQU-237848-TT

Thủ tục Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Tuyên Quang

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP v...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP), mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
+ Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
+ Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
+ Văn bản chứng minh sự thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản về việc đất được dùng để tạo lập tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
+ Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
+ Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.

Các bước

Tên bước

Mô tả bước

Người yêu cầu đăng ký là cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở nộp hồ sơ đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
Trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất thuộc khu vực nông thôn thì hộ gia đình, cá nhân trong nước được lựa chọn việc nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.

Mô tả bước

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký:
Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký, người thực hiện đăng ký thực hiện các việc sau đây:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định;
+ Ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ;
+ Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cán bộ tiếp nhận chuyển ngay hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Mô tả bước

Kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký: Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký. Nếu hồ sơ không hợp lệ khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
+ Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;
+ Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn;
+ Yêu cầu đăng ký thay đổi;
+ Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký;
+ Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉ ghi nội dung đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký, Sổ Địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai.

Mô tả bước

Trả kết quả đăng ký: hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký.

Kết quả của việc thực hiện

- Ghi nội dung đã đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉ ghi nội dung đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký.
Cá nhân
Hồ sơ đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Không.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất-phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Không.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất-phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
T-TQU-237848-TT

01 bộ.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản quy định
Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 01/ĐKTC Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Liên Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng.ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/tuyen_quang/t_tqu_237848_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận