Trong đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ tên, địa chỉ của người đứng đơn, nội dung đơn và phải có chữ ký trực tiếp của người đứng đơn.
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn khiếu nại.
Đơn tố cáo.
Nội dung phản ánh, kiến nghị.
Các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có).
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
Tiếp nhận đơn: Người khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh, kiến nghị gửi đơn hoặc nội dung các phản ánh, kiến nghị đến UBND cấp huyện; vào sổ văn bản đến.
Mô tả bước
Phân loại và xử lý đơn: Phân loại đơn: + Phân loại theo nội dung đơn: Đơn khiếu nại; đơn tố cáo; đơn phản ánh, kiến nghị. + Phân loại theo điều kiện xử lý: Đơn đủ điều kiện xử lý; đơn không đủ điều kiện xử lý. + Phân loại theo thẩm quyền giải quyết: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết. + Phân loại theo số lượng người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: Đơn có họ tên, chữ ký của một người; đơn có họ tên, chữ ký của nhiều người. Xử lý đơn: + Xử lý đơn khiếu nại: • Đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyêt theo quy định của pháp luật; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh thì cán bộ xử lý đơn tham mưu Lãnh đạo UBND cấp huyện có văn bản báo cáo UBND tỉnh thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ xử lý đơn trình Lãnh đạo UBND cấp huyện chuyển trả đơn và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. • Đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011 thì xử lý như sau: Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh thì cán bộ xử lý đơn tham mưu Lãnh đạo UBND cấp huyện có văn bản báo cáo UBND tỉnh thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh thì cán bộ xử lý đơn trình Lãnh đạo UBND cấp huyện chuyển trả đơn và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. + Xử lý đơn tố cáo: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thì phải kiểm tra xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thì chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Mô tả bước
Xử lý đối với các phản ánh, kiến nghị: Khi xét thấy cần thiết thì người xử lý đơn tham mưu Lãnh đạo UBND cấp huyện chuyển trả lại đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc gửi đến cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, giải quyết.
Kết quả của việc thực hiện
Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tất cả
Đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do. Đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Đối với đơn tố cáo: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, kiểm tra xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày; Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.