Thủ tục hành chính: T-TQU-239559-TT

Thủ tục trợ cấp xã hội thường xuyên cho các đối tượng Bảo trợ xã hội
Tuyên Quang

Căn cứ pháp lý

Văn bản qui định

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP n...

Văn bản qui định

Thông tư liên tịch số 24/201...

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ
Hồ sơ trợ cấp xã hội tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 9 Điều 4 và đối tượng sống ở nhà xã hội quy định tại Điều 5 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ (Mẫu số 1);
+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp;
+ Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Hội đồng xét duyệt cấp xã) (Mẫu số 4) hoặc văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với người khuyết tật;
+ Văn bản xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền đối với người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
+ Văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với những trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết công khai.
+ Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển đối tượng về gia đình hoặc nhà xã hội.
Hồ sơ trợ cấp xã hội tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:
+ Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi (Mẫu số 3 );
+ Bản sao giấy khai sinh của trẻ em được nhận nuôi;
+ Sơ yếu lý lịch của trẻ em được nhận nuôi;
+ Đối với cá nhân làm sơ yếu lý lịch và bản sao chứng minh thư nhân dân
+ Đối với gia đình thì làm bản sao giấy đăng ký kết hôn và bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng;
+ Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Hội đồng xét duyệt cấp xã) (Mẫu số 4) hoặc văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với người khuyết tật;
+ Văn bản xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền đối với người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
+ Văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với những trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết công khai.
Hồ sơ trợ cấp xã hội tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của gia đình;
+ Các quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng (bản sao).
Hồ sơ của đối tượng nuôi dưỡng ở Cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
+ Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;
+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);
+ Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
+ Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của đối tượng;
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);
+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);
+ Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc hợp đồng;
+ Quyết định chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng hoặc ngừng trợ cấp và cấp mai táng phí (trường hợp đối tượng qua đời) hoặc biên bản thanh lý hợp đồng;
+ Các văn bản có liên quan đến đối tượng trong thời gian đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Các bước

Tên bước

Mô tả bước

Đối tượng hoặc gia đình, người giám hộ phải làm đầy đủ hồ sơ theo quy định gửi Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

Mô tả bước

Hội đồng xét duyệt trợ cấp cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ cho đối tượng, nếu đối tượng đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; kể từ ngày hết thời gian niêm yết công khai nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch UBND cấp xã, gửi phòng Lao động, Thương binh và xã hội để xem xét giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì Hội đồng xét duyệt tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân.

Mô tả bước

Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định đối với từng đối tượng cụ thể.

Kết quả của việc thực hiện

Quyết định hành chính
Cá nhân
- 20 ngày xét duyệt và niêm yết tại UBND cấp xã; - 10 ngày làm việc Phòng Lao động, Thương binh và xã hội thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.
Trụ sở cơ quan hành chính
Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch UBND cấp huyện.
T-TQU-239559-TT

Nguồn: csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/tuyen_quang/t_tqu_239559_tt


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận