- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu V)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản kê khai và thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu II hoặc mẫu III);
- BBản sao chứng thực Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công thương chỉ định cấp theo quy định;
- Bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở đã được chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan Y tế cấp theo quy định.
Ghi chú: Trong trường hợp kết quả thẩm định lần đầu không đạt, cơ sở nộp bổ sung: - Báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu IV).
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
* Đối với tổ chức, cá nhân: - Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại mục c và nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở Công Thương; - Bước 2: Nhận kết quả từ bộ phận một cửa Sở Công Thương.
Mô tả bước
* Đối với cơ quan thụ lý hồ sơ: - Bước 1: Bộ phận một cửa - Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; - Bước 2: Phòng chuyên môn - Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ. Tổ chức thẩm định thực tế tại đơn vị xin cấp giấy chứng nhận. Chuẩn bị văn bản, trình Lãnh đạo Sở ký ban hành giấy chứng nhận. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt: Sở Công Thương có văn bản trả lời và gia hạn thẩm định lại (tối đa không quá 3 tháng). - Bước 3: Bộ phận một cửa trả kết quả tổ chức, cá nhân.