- Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở; - Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, gồm các tiêu chuẩn: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; + Có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ nạn nhân; + Có chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; + Người làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phải được tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình. - Cơ sở có diện tích tối thiểu là 30m2, có phòng được bố trí là nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, môi trường;
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).
Các bước
Tên bước
Bước 1:
Mô tả bước
Cá nhân gửi hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế.
Bước 2:
Mô tả bước
Cá nhân đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế theo thời gian ghi trong phiếu hẹn.
Bước 1:
Mô tả bước
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.
Bước 2:
Mô tả bước
Chuyển phòng chuyên môn xử lý hồ sơ.
Bước 3:
Mô tả bước
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao giấy phép cho cá nhân, tổ chức theo giấy hẹn.