Thuốc: Clessol-40mg

Clessol-40mg

Thông tin thuốc

Chỉ định:
Loét tá tràng, loét dạ dày, viên thực quan trào ngược trung bình và nặng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, Hội chứng Zolliger-Ellison. Phối hợp với hai kháng sinh thích hợp để diệt Helicobacter ở những bệnh nhân loét dạ dày nhằm giảm tái phát loét tá tràng và dạ dày do vi sinh vật này gây ra.
Chống chỉ định:
Không dùng Pantoprazole cho các trường hợp tiền sử nhạy cảm với một trong những thành phần của thuốc hoặc với những thuốc dùng phối hợp cùng nó.
Không nên dùng Pantoprazole trong điều trị phối hợp diệt Helicobacter pylori ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc thận ở mức trung bình hoặc nặng, do chưa có dữ liệu lâm sàng về tính hiệu quả và an toàn của Pantoprazole trong phối hợp điều trị ở những bệnh nhân này.
Chú ý đề phòng:
Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính vì điều trị bằng Pantoprazole có thể làm mất các triệu chứng của loét dạ dày ác tính, do đó có thể làm chậm việc chẩn đoán bệnh ung thư.
Sử dụng thuốc ở trẻ em: hiện chưa có kinh nghiệm điều trị bằng Pantoprazole ở trẻ em. Do đó không khuyến cáo dùng Pantoprazole cho trẻ em.
Lúc có thai:
Sử dụng thuố ở phụ nữ có thai và cho con bú: kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng Pantoprazole cho phụ nữ có thai hiền còn hạn chế. Hiện chưa có thông tin về bào xuất của Pantoprazole qua sữa mẹ. Do đó chỉ dùng Pantoprazole cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú khi lợi ích cho người mẹ được xem là lớn hơn rủi ro đối với thai nhi và em bé.
Tương tác thuốc:
Pantoprazole được chuyển hóa ở gan nhờ hệ thống enzym cytochrome P450, do đó không loại trừ khả năng Pantoprazole tương tác với những thuốc khác chuyển hóa cùng hệ enzym cytochrome P450. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng chưa thấy có tương tác đáng kể khi sử dụng đồng thời Pantoprazole với một số thuốc có tính chất nói trên, như Carbamazine, Caffeine, Diazepam, Diclofenac, Digoxin, Ethanol, Glinenclamide, Metoprolol, Nifedipine, Phenytoin, Theophylline, warfarin và các thuốc tránh thai dạng uống.
Không thấy tương tác khi dùng đồng thời Pantoprazole với các thuốc kháng acid.
Pantoprazole có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời mà có khả dụng phụ thuộc vào PH (chẳng hạn như: ketoconazole).
Không thấy có tương tác giữa Pantoprazole với các kháng sinh dùng phối hợp (Clarithromycin, Metronidazole, và Amoxycilline).
Tác dụng ngoài ý:
Điều trị với Pantoprazole đôi khi có thể dẫn đến nhức đầu hay tiêu chảy. Hiếm gặp buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, phát ban, ngứa và chóng mặt. Trong những trường hợp cá biệt đã xảy ra phù nề, sốt và rối loạn thị giác (nhìn mờ).
Liều lượng:
Liều dùng:
Đối vơi snhững bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng nhiễm Helicobacter pylori, cần diệt vi khuẩn bằng trị liệu phối hợp. Tùy theo kiểu kháng thuốc, có thể theo các sơ đồ phối hợp sau để diệt Hecolibacter pylori:
- Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 1000mg amoxicilline + 500mg clarithromycine.
- Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 500mg Metronidazol + 500mg clarithromycine.
- Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 1000mg amoxicilline + 500mg metronidazol.
Nếu không cần dùng trị liệu phối hợp trong trường hợp xét nghiệm về Helicobacter pylori cho kết quả âm tính, hướng dẫn sau đây về liều lượng được áp dụng cho đơn liệu pháp Pantoprazole:
Liều thông thường là 40mg Pantoprazole/ngày. Với những trường hợp cá biệt, có thể tăng liều dùng gấp đôi (2 viên Pantoprazole 40mg mỗi ngày), đặc biệt khi các điều trị khác đã không cho đáp ứng
Liều dùng hàng ngày của Pantoprazole không được vượt quá 40mg ở những bệnh nhân suy thận và bệnh nhân có tuổi. Ngoại lệ trong trị liệu phối hợp tiêu diệt Helocobacter pylori, người có tuổi cũng phải dùng Pantoprazole thông thường 2 x 40mg/ngày trong 1 tuần điều trị.
Đối với những bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng cần giảm xuống 1 viên 40mg Pantoprazole, 2 ngày 1 lần.
Cách dùng và thời gian điều trị:
Không được nhai hoặc nghiền nhỏ viên Pantoprazole bao tan trong ruột mà phải uống nguyên viên với nước, một giờ trước bữa ăn sáng. Trong trị liệu phối hợp diệt Helicobacter pylori, cần uống viên Pantoprazole thứ 2 trước bữa ăn tối.
Nếu bệnh nhân quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình. Nếu bệnh nhân muốn ngừng điều trị, cần phải thông báo cho bác sỹ.
Loét tá tràng nói chung có thể chữa lành trong vòng 2 tuần. Nếu thời gian 2 tuần chưa đủ, trong hầu hết các trường hợp có thể chữa lành loét tá tràng khi dùng thêm 2 tuần nữa.
Loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và bệnh trào ngược dạ dày-thực quản thông thường cần điều trị trong vòng 4 tuần. Nếu thời gian điều trị 4 tuần chưa đủ, thường có thể chữa khỏi bệnh khi dùng thêm 4 tuần nữa.
Liệu pháp phối hợp nói chung thường được thực hiện trong 7 ngày và có thể kéo dài tối đa 2 tuần.
Vì hiện chưa có đủ kinh nghiệm về dùng dài hạn trên người, điều trị bằng Pantoprazole không được vượt quá 8 tuần.

Mua thuốc ở đâu

SttTên nhà thuốcĐịa chỉĐiện thoại
1Nhà Thuốc Nam AnhSố 3D, Trần Hưng Đạo, Hà Nội0438210579

Giá thuốc

Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng cuối năm 2008
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
79500VNĐlọ6 tháng cuối năm 2008Bệnh Viện Chợ Rẫy
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng đầu năm 2008
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
74500VNĐlọ6 tháng đầu năm 2008BV huyết học và truyền máu trung ương
Giá trúng thầu bệnh viện năm 2010
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
1022VNĐviênNăm 2010Bệnh viện C - Đà Nẵng

Thuốc thu hồi

Chưa có thông tin

Thuốc giả

Chưa có thông tin

Thành phần

S.R.S. Pharmaceuticals Pvt. Ltd.
Hộp 2 vỉ x 10 viên
Viên nén bao tan trong ruột
VN-0584-06

Nguồn: thuoc.vn/Ajax/Default.aspx?Mod=ViewDrugs&DrugsID=59364&AjaxRequestUniqueId=14107871862490


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận