Chỉ định:
- Amiodaron được dùng để điều trị nhiều loạn nhịp nặng bao gồm rung thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ và cuồng động nhĩ.
Chống chỉ định:
Chậm nhịp xoang, block tim, suy tuần hoàn, hạ Huyết áp nghiêm trọng, rối loạn tuyến giáp, có thai, cho con bú, dùng với thuốc gây xoắn đỉnh
Chú ý đề phòng:
QT kéo dài, có sóng U: là dấu hiệu ngấm thuốc, không phải ngộ độc.
Lúc có thai:
- Nói chung không nên dùng amiodaron trong thời gian mang thai vì đã có những báo cáo về thiểu nǎng giáp hoặc cường giáp ở trẻ do bà mẹ uống amiodaron trong khi có thai. Tuy nhiên, nếu việc dùng amiodaron được xem là tối cần thiết, bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ đối với thai nhi.
- Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa xác định được độ an toàn của amiodaron ở những bà mẹ cho con bú trong thời gian điều trị.
Tương tác thuốc:
- Amiodaron có thể tương tác với các chất chẹn bêta như atenolol (TENORMIN), propranolol (INDERAL), metoprolol (LOPRESSOR) hoặc một số chất chẹn kênh calci như verapamil (CALAN, ISOPTIN, VERELAN, COVERA-HS) hoặc diltiazem (CARDIZEM, DILACOR, TIAZAC), gây nhịp tim chậm quá mức hoặc chẹn đường dẫn truyền xung điện ở tim.
- Amiodaron làm tǎng nồng độ digoxin (LANOXIN) trong máu khi hai thuốc này được dùng đồng thời. Người ta khuyến nghị giảm 50% liều digoxin khi bắt đầu liệu pháp amiodaron.
- Nồng độ flecainid (TAMBOCOR) trong máu tǎng hơn 50% với amiodaron. Nồng độ procainamid (PROCAN-SR, PRONESTYL) và quinidin (QUINIDEX, QUINAGLUTE) tǎng 30-50% trong tuần đầu tiên điều trị amiodaron. Những phối hợp này có thể gây ra thêm những tác dụng điện, hậu quả là làm loạn nhịp nặng thêm. Một số chuyên gia khuyến nghị giảm liều các thuốc này khi bắt đầu điều trị amiodaron.
- Amiodaron có thể gây ngộ độc phenytoin (DILANTIN) vì thuốc làm tǎng 2-3 lần nồng độ phenytoin trong máu. Các triệu chứng ngộ độc phenytoin bao gồm lắc lư nhãn cầu (tạm thời và có thể hồi phục), mệt mỏi và đi không vững.
- Ritonavir (NORVIR) có thể ức chế enzym chuyển hóa amiodaron. Mặc dù chưa có vấn đề lâm sàng nào được thừa nhận là hậu quả của tương tác này, nên thận trọng tránh phối hợp này vì khả nǎng ngộ độc amiodaron.
- Amiodaron cũng tương tác với các thuốc chống trầm cảm ba vòng (như amitriptylin, ELAVIL) hoặc các phenothiazid (như chlopromazin, THORAZINE) và có thể gây loạn nhịp nghiêm trọng.
- Amiodaron tương tác với warfarin (COUMADIN) và làm tǎng nguy cơ chảy máu. Chảy máu có thể nặng và thậm chí gây tử vong. Tác dụng này có thể xảy ra sớm sau 4-6 ngày dùng phối hợp thuốc hoặc muộn sau một vài tuần.
- Amiodaron ức chế chuyển hóa dextromethorphan, một thuốc giảm ho có trong hầu hết các thuốc không (và một vài thuốc có) kê đơn chữa cảm lạnh và ho (như ROBITUSSIN-DM). Mặc dù chưa rõ ý nghĩa của tương tác này, nên tránh dùng hai thuốc này cùng nhau nếu có thể.
- Vì amiodaron lưu lại trong cơ thể một thời gian dài. Các tương tác thuốc có thể xảy ra trong nhiều tuần sau khi ngừng amiodaron.
- Cholestyramin (QUESTRAN) có thể làm tǎng đào thải amiodaron, có lẽ bằng cách gắn với thuốc trong đường tiêu hóa.
Tác dụng ngoài ý:
Vi lắng đọng giác mạc, xạm da, nhạy cảm ánh sáng, rối loạn chức năng tuyến giáp, chức năng gan, rối loạn cảm giác- vận động hoặc các bệnh về cơ, viêm phổi mô kẽ, nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền.
Liều lượng:
Amiodaron thường được uống nhiều lần mỗi ngày để giảm thiểu kích ứng dạ dày thường thấy với những liều cao hơn. Cũng vì lý do này, người ta khuyến nghị uống amiodaron trong bữa ǎn.