Thuốc: Digoxin-0,25mg

Digoxin-0,25mg

Thông tin thuốc

Chỉ định:
Suy tim sung huyết: Chủ yếu trong trường hợp suy tim cung lượng thấp, digoxin được dùng để đạt được và duy trì tình trạng đã bù đặc biệt khi suy tim kèm theo rung nhĩ và cuồng động tâm nhĩ.
Rung tâm nhĩ.
Cuồng động tâm nhĩ.
Nhịp tim nhanh khi phát trên thất.
Chống chỉ định:
Chống chỉ định dùng digoxin khi có mẫn cảm, loạn nhịp thất trầm trọng (rung thất, hay nhịp tim nhanh thất), nhịp tim chậm trầm trọng, bệnh cơ tim nghẽn do phì đại (HOCM), hội chứng wolf-parkinson-while kèm theo rung nhĩ (digitalis có thể làm nhịp tim nhanh thất hay rung thất đến sớm hơn ), viêm màng ngoài tim co thắt mãn, bloc nhĩ thất giai đoạn II và III, tăng cảm xoang bệnh lý, không nên dùng digoxin trước khi cấy máy điều nhịp tim, vì chế phẩm digitalis có thể gây nhịp chậm xoang trầm trọng hay bloc xoang nhĩ trong nhiều trường hợp.
Trong nhồi máu cơ tim cấp hay trong các bệnh phổi trầm trọng, điều trị digoxin cần lưu ý đặc biệt, vì những người bệnh này rất mẫm cảm với bệnh loạn nhịp tim trầm trọng do chế phẩm digitalis gây ra.
Chú ý đề phòng:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nếu cần thêm thông tin hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thuốc nay chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
Digoxin nên đựơc ngưng 2 ngày trước khi khử rung bằng dòng điện, nếu không, thì sự rung thất kháng trị liệu có thể xuất hiện.
Nếu khử rung băng dòng điện cho bệnh nhân điều trị digitalis là điều bắt buộc, nên dùng điện thế thấp.
Test về sức chụi đựng của tim có thể chỉ ra những thay đối ST sai lạc ở những bệnh nhân điều trị digixin.
Nhịp tim nhanh xoang không phải là chỉ định dùng digoxin trừ phi có kèm theo suy tim. Những chế phẩm digitalis ít hiệu quả hơn trong những trường hợp suy tim. Lưu lượng cao (tức là trong suy tim gây ra bởi dò động tĩnh mạch, thiếu máu, nhiễm khuẩn hay cường giáp).
Loan nhịp thất đồng thời với cường giáp trạng thường kháng với điều trị bằng digitalis, trong khi liều thấp hơn liều thấp hơn liều thông thường thì lại cần thiết khi suy giáp trạng. Chứng tăng calci huyết, chứng hạ kali huyết, hạ magnesi huyết có thể làm tăng nhiễm độc digitalis, vì vậy nồng độ của những ion này nên được bình thường hoá trước khi bắt đầu điều trị digoxin.
Chứng hạ cali huyết có thể làm digoxin mất hiệu quả.
Lúc có thai:
Digoxin không gây tác dụng đột biến, quái thai hay ung thư. Digoxin xâm nhập qua nhau thai, vì vậy nồng độ digoxin trong huyết thanh của thai nhi tương đương với nồng độ huyết thanh của người mẹ. Digoxin bài tiết một phần qua sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh có sự nhạy cảm khác nhau với chế phẩm digitalis.
Tương tác thuốc:
Corticosteroid, thuốc lợi tiểu tác dụng trên quai, amphotericin B có thể làm hạ kali huyết, qua đó làm tăng độc tính digoxin. Nồng độ kali huyết nên được bình thường hoá trước khi điều trị digitalis.
Calcium, đặc biệt là calcium dùng đường tiêm tĩnh mạch, có thể gây loạn nhịp tim cho những bệnh nhân dùng chế phẩm digitalis.
Quinidin, verapamil, amiodaron, propafe-non, indomethacin, và itraconazole có thể làm tăng hàm lượng digoxin huyết tương của người bệnh điều trị digitalis qua đó làm tăng nguy cơ nhiễm độc.
Một số kháng sinh có thể làm tăng sự hấp thu của digoxin ở đường tiêu hoá.
Do làm giảm nhu động ruột, propathelin và diphenoxylat làm tăng sự hấp thu digoxin và xuất hiện nhiễm độc.
Các thuốc kháng acid, kaolinpectin, sulfa-salazin, neomycin, cholestyramin, và một số thuốc chống tân sinh, metoclopramid làm giảm hấp thu digoxin và làm giảm hàm lượng digoxin tới mức mất tác dụng. Dùng đồng thời với các thuốc cường giao cảm làm tăng tần suất loạn nhịp thất, vì cả 2 thuốc đều làm tăng hoạt tính điều nhịp lạc chỗ.
Succinylcholin có thể gây phóng thích kali đột ngột từ cơ làm loạn nhịp tim cho người bệnh điều trị digitalis. Dùng đồng thời với thuốc chẹn bêta, hay thuốc đối kháng Ca với digoxin có thể gây ngừng tim hoàn toàn tác dụng của chúng hiệp đồng trên nút nhĩ thất.
Tác dụng ngoài ý:
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tần suất tác dụng không mong muốc từ 5-20%, 15-20% của tần suất này có thể là trầm trọng. Khoảng ½ tác dụng không mong muốn thuộc về tim, ¼ thuộc đường tiêu hoá, trong khi ¼ còn lại liên quan đến những triệu chứng thần kinh trung ương và những phản ứng bất lợi khác.
Tác dụng không mong muốn trên tim: ngoại tâm thu thất một ổ hay nhiều ổ bệnh, chứng nhịp đôi hay nhịp ba, nhịp tim nhanh thất, phân ly nhĩ thất, nhịp nút nhĩ thất, nhịp tim nhanh nhĩ co bloc, bloc nhĩ thất.
Tác dụng không mong muốn đường tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (chúng cũng có thể là những dấu hiệu suy tim). Rất hiếm khi đau bụng và hoại tử xuất huyết ruột.
Tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương: rối loạn thị giác(hoa mắt hay loé sáng vàng), nhức đầu, suy yếu, choáng váng, vô cảm, bệnh tâm thần.
Các tác dụng không mong muốn khác: đôi khi có chứng to vú đàn ông, nổi dát sần hay các phản ứng da khác, giảm tiểu cầu. Ở trẻ em những dấu hiệu nhiễm đốc sớm một phần là những triệu chứng đường tiêu hoá phần khác là loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rối loạn dẫn truyền, nhịp tim nhanh nhĩ có bloc, ít hơn nữa là loạn nhịp tim thất.
Liều lượng:
Vì nhu cầu của từng người bệnh với digitalis rất thay đổi, liều theo từng cá nhân tuỳ thuộc vào bệnh điều trị, vào chức năng thận, mắc cùng lúc nhiều bệnh, thể trạng gầy còm, tuổi tác, dùng đồng thời với các thuốc khác và tuỳ thuộc vào đáp ứng của từng người bệnh.
1/ Điều trị loạn nhịp tâm nhĩ cần liều cao hơn điều trị suy tim.
2/ Liều nên dựa trên thể trạng ốm hơn là tổng trạng, vì mô mỡ không thuộc không gian phân phối của digoxin.
3/ Nếu có thể, nên lượng giá chức năng thận bằng cách đo thanh thải creatinin.
4/ Ngoài thể trọng: tuổi cũng là một yếu tố quan trọng, khi chọn liều cho nhũ nhi và trẻ em.
5/ Các bệnh kèm theo và các thuốc dùng đồng thời phải được lưu ý khi quyết định liều của chế phẩm này (xem tương tác thuốc và cảnh báo)
Người lớn:
Nên bắt đầu điều trị bằng liều duy trì hay liều tấn công
1. Liệu pháp digitalis nhanh với liều tấn công.
Liều tấn công theo tính toán nên được chia thành nhiều phần nhỏ trong vòng 24 giờ. Dùng ½ liều tấn công cho liều khởi đầu, rồi quan sát người bệnh, tuỳ thuộc vào đáp ứng của họ, dùng những phần còn lại cứ 6-8 giơg.
Liều thông thường cho một người bệnh chưa từng điều trị với digitalis và có chưc năng thận bình thường: dùng liều đơn khởi đầu 0,5-0,75mg (2-3 lần viên nén ) rồi tiếp tục bằng liều 0,25mg (1 viên nén) cứ mỗi 6 giờ cho đến khi tác dụng mong đợi xuất hiện. Tổng liều tấn công lên đến 1-1,5mg /24 giờ (4-6 viên nén /24 giờ ).
Nồng độ điều trị trong máu hạ xuống trong khoảng 0,8-2ng/ml.
Để kiểm tra nồng độ thuốc điều trị nên lấy mẫu máu cứ mỗi 6-8 giờ sau khi uống liều cuối. Trong trường hợp suy thận, liều tấn công không được quá 6-10mcg/kg thể trọng.
2. Liều duy trì sau khi điều trị digitalis nhanh và điều trị digitalis chậm bằng liều duy trì đối với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường liều hàng ngày thông thường là 0,125-0,375mg(1/2-11/2 viên nén). Trong một số trường hợp, chủ yếu là với người bệnh có thể trạng gầy, cần liều hàng ngày là 0,5 mg (2 viên nén).
Khi dùng liều duy trì, nồng độ bão hoà có thể đạt được trong vòng 6-7 ngày.
Cả liều tấn công lẫn liều duy trì phải giảm trong trường hợp suy thận, chứng giảm kali huyết, thiểu năng tuyến giáp, và thể trạng gầy.
Người bệnh cao tuổi cũng cần phải giảm liều tấn công và liều duy trì. Một liều duy trì 0,125-1,25 mg/ngày là chủ tạo tác dụng điều trị.
Trẻ em:
Ở trẻ em cũng cần chọn liều theo từng cá thể. Vì nhu cầu glycosid của từng cá thể rất khác nhau, nên liều chỉ dẫn dưới đây chỉ đưa ra nhu cầu trung bình theo nhóm tuổi. Trẻ sinh sớm đặc biệt nhạy cảm với digitalis, trong khi đó trẻ em từ 1 tháng đến 2 năm tuổi liều cao hơn trẻ lớn.
Với trẻ em có chức năng thận bình thường và thể trọng bình thường, liều thông thường của digoxin viên nén như sau:
Liều tấn công:
Từ 2-5 tuổi: 30-40 mcg/kg thể trọng.
Từ 5-10 tuổi: 25-35 mcg/kg thể trọng.
Trên 10 tuổi tính toán liều theo thể trọng như người lớn
(10-15mcg/kg thể trọng).
Nên khởi đầu bằng 1/2 liều tấn công, rồi dùng phân nửa còn lại chia ra nhiều liều nhỏ cứ mỗi 6-8 giờ tuỳ thuộc vào đáp ứng điều trị.
Liều duy trì:
Thường là 25-35% liều tấn công.
Viên nén digoxin không thể được bẻ nhỏ một cách chính xác, vì thế, nếu có các dạng bào chế khác (như thuốc nhỏ giọt), nên dùng cho trẻ em.

Mua thuốc ở đâu

SttTên nhà thuốcĐịa chỉĐiện thoại
1Nhà Thuốc Nam AnhSố 3D, Trần Hưng Đạo, Hà Nội0438210579
2103 Hà ĐôThanh quang - An thượng - Hoài đức - Hà nội
3Nhà Thuốc Nam AnhSố 3D, Trần Hưng Đạo, Hà Nội0438210579
4Mai Dich219 Mai Dich0437644582
5Nhà thuốc Vĩnh An313 Nguyễn Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng0511.2472.699
6NHÀ THUỐC PHÚC THÁIvật lại - ba vì
7NHÀ THUỐC PHÚC THÁIvật lại - ba vì
8Nhà Thuốc Nam AnhSố 3D, Trần Hưng Đạo, Hà Nội0438210579
9NHÀ THUỐC PHÚC THÁIvật lại - ba vì
10Nhà Thuốc Hồng Phúc120 Lê Hồng Phong - Nam Định03503831265

Giá thuốc

Giá CIF 2008
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
1.26USDhộpnăm 2008cục quản lý dược
1USDhộpnăm 2008cục quản lý dược
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng cuối năm 2008
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
420VNĐViên6 tháng cuối năm 2008BV Nhi TW
367.5VNĐViên6 tháng cuối năm 2008BV Việt Đức
472.5VNĐViên6 tháng cuối năm 2008Viện các bệnh truyền nhiệm và nhiệt đới quốc gia
473VNĐViên6 tháng cuối năm 2008BV Phụ sản TƯ
472VNĐviên6 tháng cuối năm 2008BV lao phổi trung ương
441.6VNĐViên6 tháng cuối năm 2008BV Bạch Mai
420VNĐviên6 tháng cuối năm 2008Viện Lão Khoa Quốc Gia
661.5VNĐviên6 tháng cuối năm 2008BV lao phổi TƯ Phúc Yên
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng đầu năm 2008
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
367.5VNĐViên6 tháng đầu năm 2008BV Việt Đức
472.5VNĐViên6 tháng đầu năm 2008Viện các bệnh truyền nhiệm và nhiệt đới quốc gia
473VNĐViên6 tháng đầu năm 2008BV Phụ sản TƯ
473VNĐviên6 tháng đầu năm 2008Bệnh viện Thống Nhất
495VNĐviên6 tháng đầu năm 2008Bệnh viện Châm Cứu TW
441.6VNĐViên6 tháng đầu năm 2008BV Bạch Mai
472.5VNĐviên6 tháng đầu năm 2008BV huyết học và truyền máu trung ương
389VNĐviên6 tháng đầu năm 2008BV lao phổi TƯ Phúc Yên
407.4VNĐviên6 tháng đầu năm 2008Bệnh viện Hữu nghị
412VNĐviên6 tháng đầu năm 2008BV TƯ Huế
436VNĐviên6 tháng đầu năm 2008bệnh viện Uông Bí
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng cuối năm 2007
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
408VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh Viện Chợ Rẫy
388VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh viện Uông Bí
445VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh viện Phong Quy Hòa
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh viện Lao và bệnh Phổi TW
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh viện E
389VNĐviên6 tháng cuối năm 2007Bệnh Viện Phổi-Phúc Yên
368VNĐViên6 tháng cuối năm 2007Bệnh Viện Việt Đức
368VNĐViên6 tháng cuối năm 2007Bệnh Viện Nội Tiết
367VNĐViên6 tháng cuối năm 2007Bệnh Viện Huyết Học
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng đầu năm 2007
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
408VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Chợ Rẫy
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Nhiệt Đới và Truyền Nhiễm
445VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh viện Phong Quy Hòa
420VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Đa Khoa TW Cần Thơ
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh viện Lao và bệnh Phổi TW
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh viện E
389VNĐviên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Phổi-Phúc Yên
368VNĐViên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Việt Đức
368VNĐViên6 tháng đầu năm 2007Bệnh Viện Nội Tiết
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng cuỗi năm 2006
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Lao Phổi TW Phúc Yên
347VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Nội Tiết
365VNĐviên6 tháng cuối năm 2006Bệnh viện Châm Cứu TW
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Phụ Sản TW
380VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Tâm thần TW2
368VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Chợ Rẫy
357VNĐviên6 tháng cuối năm 2006bệnh viện Thống Nhất
Giá trúng thầu bệnh viện 6 tháng đầu năm 2006
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Lao Phổi TW Phúc Yên
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện K
347VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Nội Tiết
381VNĐviên6 tháng đầu năm 2006Bệnh viện Châm Cứu TW
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Phụ Sản TW
380VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Tâm thần TW2
368VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Chợ Rẫy
357VNĐviên6 tháng đầu năm 2006bệnh viện Thống Nhất
Giá trúng thầu bệnh viện năm 2009
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
599VNĐViênNăm 2009BV Nhi TW
519.75VNĐViênNăm 2009BV Thống Nhất
667VNĐViênNăm 2009BV Phong Quy Hòa
599VNĐViênNăm 2009BV Phụ Sản TW
630VNĐViênNăm 2009Viện Nhiệt đới QG
630VNĐViênNăm 2009Viện Da Liễu QG
514VNĐViênNăm 2009BV ĐKTW Quảng Nam
520VNĐViênNăm 2009BV Chợ Rẫy
598.5VNĐViênNăm 2009BV Lao - Phổi TW
525VNĐViênNăm 2009BV Hữu Nghị
490VNĐViênNăm 2009BV TW Huế
514VNĐViênNăm 2009BV Bạch Mai
539VNĐViênNăm 2009BV ĐKTW Thái Nguyên
533VNĐViênNăm 2009BV Uông Bí
514VNĐViênNăm 2009BV TW Huế
Giá trúng thầu bệnh viện năm 2010
Giá thuốcĐơn vị giáĐơn vị thuốcThời gianNguồn tham khảo
630VNĐviênNăm 2010BV Phụ sản TW
630VNĐviênNăm 2010BV Việt Đức
630VNĐviênNăm 2010BV Nhiệt đới TW
683VNĐviênNăm 2010BV Nhi TW
683VNĐviênNăm 2010BV Bạch Mai
630VNĐviênNăm 2010BV Phổi TW
630VNĐviênNăm 2010BV Nội tiết TW
630VNĐViênNăm 2010BV ĐK TW Thái Nguyên

Thuốc thu hồi

Chưa có thông tin

Thuốc giả

Chưa có thông tin

Thành phần

Gedeon Richter Ltd.
Hộp 1 chai 50 viên
Viên nén
VN-8610-04

Nguồn: thuoc.vn/Ajax/Default.aspx?Mod=ViewDrugs&DrugsID=53470&AjaxRequestUniqueId=14107871862490


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận