Chỉ định:
Viêm phế quản mãn tính đợt cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi điều trị nội trú. Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng và không biến chứng (viêm bàng quang). Lậu niệu đạo và cổ tử cung không có biến chứng. Nhiễm khuẩn trực tràng cấp & không có biến chứng ở phụ nữ do Neisserua gonorrhoeae.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Gatifloxacin hoặc các kháng sinh quinolone.
Trẻ em dưới 15 tuổi.
Chú ý đề phòng:
Hệ thần kinh: Gatifloxacin có thể gây phản ứng phụ trên hệ thần kinh trung ương bao gồm căng thẳng, bối rối, mất ngủ, lo âu, bị ác mộng hoặc hoang tưởng. Các phản ứng này đôi khi xảy ra sau liều thuốc đầu tiên. Trong trường hợp này, nên ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ.
Rối loạn đường huyết: Như các quinolone khác, rối loạn đường huyết đã được ghi nhận, thường ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị đồng thời với thuốc hạ đường huyết (như glyburide) hoặc với insulin. Nên theo dõi đường huyết ở những bệnh nhân này.
Thiểu năng thận: Thận trọng khi dùng Gatifloxacin ở bệnh nhân thiểu năng thận. Nên quan sát dấu hiệu lâm sàng cẩn thận và tiến hành xét nghiệm trước khi và trong khi điều trị vì thải trừ của Gatifloxacin có thể giảm. Ở bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine < 40 ml/phút), cần phải điều chỉnh liều để tránh tích lũy thuốc do giảm thanh thải.
Suy gan: không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan vừa. Tác dụng của suy gan nặng trên dược động học của Gatifloxacin thì chưa được biết.
Cảm quang: Gatifloxacin có tác dụng tương tự như giả dược ở tất cả các bước sóng thử nghiệm, khả năng gây tăng nhạy cảm của da đối với ánh sáng của gatifloxacin thì thấp hơn so với ciprofloxacin hoặc lomefloxacin.
Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Trẻ em: dược động học của gatifloxacin ở trẻ em (< 18 tuổi) chưa được xác định.
Giới tính: không cần điều chỉnh theo giới tính.
Lái xe và vận hành máy móc: Gatifloxacin đôi khi gây chóng mặt và buồn ngủ, nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Lúc có thai:
Chỉ dùng gatifloxacin khi mang thai nếu lợi ích lớn hơn nhiều so với nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi.
Vì nhiều thuốc bài tiết trong sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng gatifloxacin ở phụ nữ đang cho con bú.
Tương tác thuốc:
Hấp thu của gatifloxacin tăng khi dùng đồng thời với probenecid và giảm khi dùng đồng thời với sulfate sắt hoặc thuốc kháng acid có chứa muối nhôm hoặc magnesium. Có thể dùng gatifloxacin 4 giờ trước khi dùng các chế phẩm bổ sung có chứa kẽm, magnesium hoặc sắt (như multivitamin).
Không có tương tác dược động học đáng kể khi dùng đồng thời với cimetidine, midazolam, theophylline hoặc wafarin. Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy gatifloxacin không làm thay đổi đáng kể thanh thải của những thuốc chuyển hóa bởi CYP3A, CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, và CYP2D6.
Tác dụng ngoài ý:
Trong nghiên cứu lâm sàng, đa số các tác dụng phụ thường nhẹ về bản chất. Đã phải ngưng dùng gatifloxacin do tác dụng phụ được cho là có liên quan với thuốc ở 2,9% bệnh nhân. Các tác dụng phụ được cho là có liên quan với thuốc với tần suất 3% ở bệnh nhân dùng gatifloxacin đơn liều và đa liều trong thử nghiệm lâm sàng là: buồn nôn, viêm âm đạo, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt.
Các tác dụng phụ được cho là liên quan với thuốc với tần suất 0,1% đến < 3% ở bệnh nhân dùng gatifloxacin đơn liều và đa liều trong thử nghiệm lâm sàng là:
Toàn thân: phản ứng dị ứng, ớn lạnh, sốt, đau lưng, đau ngực.
Tim mạch: đánh trống ngực
Tiêu hóa: đau bụng, táo bón, khó tiêu, viêm lưỡi, bệnh nấm Candida ở miệng, viêm miệng, loét miệng, nôn mửa.
Chuyển hóa/dinh dưỡng: phù ngoại biên
Hệ thần kinh: mơ bất thường, mất ngủ, liệt ngoại biên, run, giãn mạch, choáng váng.
Hô hấp: khó thở, viêm họng.
Da/phần phụ: ngoại ban, đổ mồ hôi.
Giác quan: rối loạn thị lực, rối loạn vị giác, ù tai.
Niệu-sinh dục: khó tiểu, huyết niệu
Các tác dụng phụ được cho là liên quan với thuốc với tần suất < 0,1% (hiếm gặp) ở bệnh nhân dùng gatifloxacin đơn liều và đa liều trong thử nghiệm lâm sàng là: suy nghĩ không bình thường, bối rối, không dung nạp alcol, chán ăn, lo âu, đau khớp, viêm khớp, suy nhược, hen suyễn (co thắt phế quản), mất điều hòa, đau xương, nhịp tim chậm, đau ngực, viêm môi, viêm đại tràng, nhầm lẫn, co giật, xanh tím, mất nhân cách, trầm cảm, đái tháo đường, khô da, khó nuốt, đau tai, bầm máu, chảy máu cam, hưng cảm, đau mắt, phù mặt, đầy hơi, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm nướu răng, thở hôi, ảo giác, thổ huyết, thái độ thù địch, tăng cảm giác, tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng trương lực, thở nhanh, hạ đường huyết, chuột rút chân, bệnh hạch bạch huyết, ban sần, chảy máu tử cung, nhức nửa đầu, phù miệng, đau cơ, nhược cơ, đau cổ, căng thẳng, hoảng hốt, hoang tưởng, loạn khướu giác, ngứa, viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tâm thần, sa mi mắt, xuất huyết trực tràng, buồn ngủ, stress, đau dưới xương ức, tim đập nhanh, mất khẩu vị, khát nước, phù lưỡi, ban mụn nước.
Liều lượng:
Nên uống thuốc 1 lần mỗi 24 giờ, không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều đề nghị cho bệnh nhân với độ thanh thải creatine > 40 ml/phút:
Viêm phế quản mãn tính đợt cấp: 400mg/ngày, dùng từ 7-10 ngày.
Viêm xoang cấp: 400 mg/ngày, dùng trong 10 ngày.
Viêm phổi điều trị nội trú: 400 mg/ngày, dùng từ 7-10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiểu không có biến chứng (viêm bàng quang): 400mg hoặc 200 mg/ngày, dùng trong 3 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: 400 mg/ngày, dùng từ 7-10 ngày.
Viêm thận-bể thận cấp: 400 mg/ngày, dùng từ 7-10 ngày.
Lậu niệu đạo không có biến chứng ở nam giới; Lậu nội mạc cổ tử cung và trực tràng ở phụ nữ: 400 mg/ngày, liều duy nhất.
Suy thận: do gatifloxacin được thải trừ chủ yếu bởi thận, đề nghị giảm liều ở bệnh nhân có độ thanh thải < 40 ml/phút, kể cả ở bệnh nhân thẩm phân máu hoặc bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục điều trị ngoại trú:
Độ thanh thải creatine < 40 ml/phút: liều khởi đầu: 400 mg, liều tiếp theo: 200 mg mỗi ngày.
Thẩm phân máu: liều khởi đầu: 400 mg, liều tiếp theo: 200 mg mỗi ngày.
Thẩm phân phúc mạc liên tục: 400 mg, liều tiếp theo: 200 mg mỗi ngày.