Chỉ định:
Điều trị thay thế hoặc bổ sung trong hội chứng giảm năng tuyến giáp; ức chế tiết hormon kích thích thyroid (TSH) (trong ung thư tuyến giáp, bướu giáp, bướu cổ và tăng cường trong viêm tuyến giáp mãn tính).
Chống chỉ định:
Nhồi máu cơ tim cấp và nhiễm độc tuyến giáp không biến chứng do giảm năng tuyến giáp; vừa giảm năng tuyến giáp vừa giảm năng tuyến thượng thận (bệnh Addison) trừ khi điều trị giảm năng tuyến thượng thận bằng steroid vỏ tuyến thượng thận-thận trước khi bắt đầu dùng liệu pháp tuyến giáp.
Chú ý đề phòng:
Thời kỳ mang thai - Nhóm A .
Thời kỳ cho con bú – Lượng nhỏ bài tiết vào sữa mẹ.
Trẻ em – Khi dùng thuốc điều trị giảm năng tuyến giáp bẩm sinh, xác định thường xuyên T4 hoặc TSH trong huyết thanh ở trẻ sơ sinh rất được khuyến cáo. Ở trẻ em, dùng chế phẩm chứa hormon tuyến giáp với liều quá mức có thể gây ra chứng dính liền sớm khớp sọ. Trẻ em có thể bị rụng nhẹ một phần tóc trong vài tháng đầu dùng phác đồ tuyến giáp.
Bệnh tim mạch – Cần thận trọng khi tính toàn vẹn của hệ tim mạch, đặc biệt các mạch vành, có nghi ngờ (ví dụ, đau thắt, người cao tuổi). Nếu xuất hiện đau ngực hoặc các bệnh tim mạch xấu đi thì cần phải giảm liều.
Rối loạn nội tiết – Điều trị cho bệnh nhân đồng thời bị tiểu đường, đái tháo nhạt, hoặc thiểu năng tuyến thượng thận (bệnh Addison) làm trầm trọng thêm cường độ của các triệu chứng of symptoms. Điều trị hôn mê danh phù niêm cần phải dùng đồng thời với các glucocorticoid. Ở bệnh nhân bị giảm năng tuyến giáp là thứ phát của giảm năng tuyến yên, cần điều trị thiểu năng tuyến thượng thận, nếu có, bằng corticosteroid.
Tác dụng tăng năng tuyến giáp – Levothyroxin hiếm khí gây ra tình trạng tăng năng tuyến giáp hoặc có thể làm trầm trọng thêm bệnh tăng năng tuyến giáp đã có trước.
Vô sinh – Không dùng thuốc để điều trị cho vô sinh nam giới và nữ giới trừ khi vô sinh đi kèm với giảm năng tuyến giáp.
Giảm năng tuyến sinh dục hình thái học và bệnh hư thân – Tìm ra nguyên tắc trước khi điều trị.
Hôn mê dạng phù niêm – Bệnh nhân đặc biệt nhạy cảm với các chế phẩm tuyến giáp. Dùng đột ngột với liều lớn có thể gây nguy cơ tim mạch. Liều khởi đầu nhỏ được khuyên dùng.
Tương tác thuốc:
Thuốc chống đông dùng đường uống – Có thể làm tăng tác dụng chống đông.
Cholestyramine, colestipol – Có thể làm giảm hiệu lực hormon tuyến giáp.
Digitalis glycosides – Có thể làm giảm tác dụng của glycosid.
Tình trạng đói – Tăng hấp thu ở đường tiêu hóa.
Muối sắt – Làm giảm hiệu quả của levothyroxin, dẫn đến giảm năng tuyến giáp.
Theophyllin – Giảm năng tuyến giáp có thể gây giảm thanh thải theophyllin; thanh thải có thể trở về bình thường khi có được tình trạng tuyến giáp tốt.
Tác dụng ngoài ý:
Tim mạch – Trống ngực; nhịp tim nhanh; loạn nhịp tim, đau thắt ngực, ngừng tim.
Thần kinh trung ương – Run, đau đầu, kích động, mất ngủ.
Đường tiên hóa - Ỉa chảy; nôn.
Hỗn hợp – Mẫn cảm, giảm cân, rối loạn kinh nguyệt, ra mồ hôi, dung nạp nhiệt; sốt, giảm tỷ trọng xương ( ở phụ nữ dùng levothyroxin thời gian dài).
Liều lượng:
Liều phải được điều chỉnh theo từng người.
Trẻ sơ sinh và trẻ em
Ở trẻ sơ sinh bị giảm năng tuyến giáp bẩm sinh hay mắc phải, dùng phác đồ với liều đầy đủ ngay khi chẩn đoán được bệnh. Ở trẻ em bị giảm năng tuyến giáp mãn tính hoặc nặng, liều uống khởi đầu 25 mcg/ngày được khuyên dùng và tăng dần với mức 25 mcg mỗi 2 đến 4 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn. Hướng dẫn sau đây được khuyên dùng:
Trẻ em trên 12 tuổi (hoàn thiện tăng trưởng/dậy thì)
Uống 1,7 mcg/kg/ngày.
Trẻ em trên 12 tuổi (chưa hoàn thiện tăng trưởng/dậy thì)
Uống 2 đến 3 mcg/kg/ngày.
Trẻ em từ 6-12 tuổi Uống 4 đến 5 mcg/kg/ngày.
Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi Uống 5 đến 6 mcg/kg/ngày.
Trẻ 6 đến 12 tháng Uống 6 đến 8 mcg/kg/ngày.
Trẻ 3 đến 6 tháng Uống 8 đến 10 mcg/kg/ngày.
Trẻ 0 đến 3 tháng
Uống 10 đến 15 mcg/kg/ngày. Cân nhắc liều khởi đầu thấp hơn (ví dụ 25 mcg/ngày) ở trẻ sơ sinh cho nguy cơ suy tim, tăng liều trong khoảng 4 đến 6 tuần dựa trên đáp ứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Giảm năng tuyến giáp ở người lớn và trẻ em đã hoàn thiện quá trình tăng trưởng và dậy thì
Người lớn và trẻ em
Liều uống thay thế hoàn toàn khoảng 1,7 mcg/kg/ngày (ví dụ, 100 đến 125 mcg/ngày cho người lớn 70 kg). Bệnh nhân cao tuổi có thể dùng dưới 1 mcg/kg/ngày. Liều lớn hơn 200 mcg/ngày ít khi cần đến. Cho đa số các bệnh nhân trên 50 tuổi hoặc bệnh nhân dưới 50 tuổi nhưng bị bệnh tim, liều khởi đầu 25 đến 50 mcg/ngày được khuyên dùng và tăng dần liều sau mỗi khoảng 6 đến 8 tuần. Liều khởi đầu khuyến cáo cho bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim là từ 12,5 đến 25 mcg/ngày, với liều tăng dần sau mỗi khoảng 4 đến 6 tuần.
Giảm năng tuyến giáp nghiêm trọng
Người lớn
Liều uống khởi đầu khuyến cáo từ 12,5 đến 25 mcg/ngày với mức tăng 25 mcg/ngày mỗi 2 đến 4 tuần, cùng với các đáp ứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, cho đến khi mức TSH về bình thường. Tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp có thể thay cho dạng uống khi đã không dùng đường uống một thời gian dài. Liều tiêm truyền khởi đầu nên bằng khoảng 50% liều uống đã được thiết lập. Liều duy trì hàng ngày từ 50 đến 100 mcg đường tiêm truyền để giữ tình trạng tuyến giáp tốt một khi đã thiết lập được. Theo dõi bệnh nhân và điều chỉnh liều nếu cần.
Giảm năng tuyến giáp hạ lâm sàng
Người lớn
Liều uống thấp hơn (ví dụ 1mcg/kg/ngày) liều dùng thay thế hoàn toàn có thể đủ để giữ nồng độ TSH trong huyết thanh ở mức bình thường.
Hôn mê dạng phù niêm
Người lớn
Trong điều trị hôn mê dạng phù niêm hoặc trạng thái tê mê, không có bệnh tim nặng, tiêm tĩnh mạch 200 đến 500 mcg dạng dung dịch chứa 100 mcg/mL. Tác dụng điều trị đầy đủ có thể không thấy rõ ràng cho đến ngày hôm sau. Vào ngày thứ hai có thể dùng thêm 100 đến 300 mcg hoặc nhiều hơn nếu chưa thấy có các triệu chứng tiến triển đáng kể.
Chặn TSH ở các bệnh nhân người lớn bị ung thư và hạch tuyến giáp thể dễ phân biệt
Chặn TSH xuống mức dưới 0,1 milliunit/L thường cần uống levothyroxin ở liều hơn 2 mcg/kg/ngày; tuy nhiên ở bênh nhân với nguy cơ u bướu cao, mức đích chặn TSH có thể dưới 0,01 milliunit/L. Trong điều trị các hạch lành tính và bướu giáp nhiều hạch không độc, TSH thường bị chặn ở mức cao hơn (0,1 đến 0,5 milliunit/L hoặc 1 milliunit/L) mức thường dùng cho điều trị ung thư tuyến giáp.