Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn tai, mũi, họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amydale, viêm họng. Nhiễm khuẩn niệu- sinh dục: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn da và mô mềm như mụn nhọt, mủ da, chốc lở. Bệnh lậu; viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.
Chống chỉ định:
Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin
Chú ý đề phòng:
Bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị sốc phản vệ với penicillin. Bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng
Lúc có thai:
Chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật cần thiết.
Tương tác thuốc:
Probenecid làm chậm sự bài tiết cefuroxim Các thuốc làm giảm acid dạ dày có thể làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim, do đó nên dùng cefuroxim ít nhất 2 giờ sau khi dùng thuốc kháng acid. Cefuroxim có thể ức chế sự tổng hợp vitamin K, do đó nên dự phòng vitamin K khi điều trị trong thời gian dài với cefuroxim.
Tác dụng ngoài ý:
Đa số các tác dụng ngoại ý do cefuroxim đều nhẹ và chỉ thoáng qua: buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng giả. Tăng bạch cầu ưa eosin và tăng thoáng qua các men gan.
Liều lượng:
Trẻ em: Liều thông thường là 125mg x 2 lần/ngày hay 10mg/kg x 2 lần/ngày.Liều tối đa 250mg/ngày. Trẻ em trên 2 tuổi mắc bệnh viêm tai giữa: 250mg x 2 lần/ngày hay 15mg/kg x 2 lần/ngày, tới tối đa 500mg/ngày.