Điều trị tiếp theo Rabeloc dùng đường uống ở bệnh nhân trước đây dùng Rabeloc nhưng tạm thời không thể dùng thuốc uống do bất kỳ lý do gì, ví dụ như phẫu thuật. Loét tá tràng tiến triển có chảy máu hoặc trợt nghiêm trọng. Loét dạ dày tiến triển có chảy máu hoặc trợt nghiêm trọng. Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có triệu chứng loét hoặc trợt (GORD/GERD), hoặc bệnh trào ngược không trợt (NERD). Loét tá tràng có H. pylori dương tính (phối hợp với các kháng sinh thích hợp như Amoxycillin và clarithromycin). Điều trị duy trì trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có loét hoặc trợt đã liền. Hội chứng Zollinger Ellison.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với rabeprazole Sodium, dẫn xuất benzimidazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Có thai và cho con bú.
Chú ý đề phòng:
Điều trị có thể làm giảm triệu chứng nhưng không thể ngăn ngừa sự hiện diện của bệnh dạ dày hoặc thực quản ác tính, do đó nên loại trừ khả năng bệnh ác tính trước khi bắt đầu điều trị với rabeprazole. Trong nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến vừa so với nhóm đối chứng có độ tuổi và giới tính tương đương, không có vấn đề về tính an toàn của thầy thuốc. Tuy nhiên, nên thận trọng khi bắt đầu dùng Rabeprazole ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng.
Tương tác thuốc:
Rabeprazole Sodium được chuyển hóa hầu như hoàn toàn, chủ yếu không bởi enzym, và các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận. CYP3A4 VÀ CYP2C19 đóng góp vào phần thuốc được chuyển hóa bởi enzym. Các nghiên cứu ở đối tượng khỏe mạnh cho thấy Rabeprazole Sodium không tương tác có ý nghĩa lâm sàng với các thuốc khác được chuyển hóa bởi hệ thống Cyp450, như wafarin, phenytion, theophylline hoặc diazepam. Rabeprazole Sodium có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài và hoàn toàn, do đó có thể tương tác với các thuốc có độ hấp thu phụ thuộc vào PH. Dùng đồng thời với Rabeprazole Sodium sẽ làm giảm nồng độ ketoconazole 33% và tăng nồng độ tối thiểu của digoxin 22%. Do có thể nên theo dõi từng bệnh nhân nhằm xác định có cần phải điều chỉnh liều khi dùng đồng thời với các thuốc này. Trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc kháng acid được dùng đồng thời Rabeprazole và không quan sát thấy tương tác với thuốc kháng acid dạng lỏng. Thuốc không tương tác với thức ăn. các nghiên cứu in-vitro với vi lạp thể gan người cho thấy Rabeprazole Sodium được chuyển hóa bởi các dạng đồng phân của CYP450 (CYP2C19 và CYP3A4). Các nghiên cứu cho thấy khả năng tương tác là rất thấp, tuy nhiên tác dụng trên chuyển hóa cyclosporin thì tương tự với các chất ức chế bơm proton khác.
Tác dụng ngoài ý:
Tác dụng phụ thường gặp nhất là nhức đầu, tiêu chảy và buồn nôn. Các tác dụng phụ khác là viêm mũi, đau bụng, suy nhược, đầy hơi và viêm họng, nôn, đau không xác định /đau lưng, chóng mặt, hội chứng cúm, nhiễm khuẩn ho, táo bón và mất ngủ. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là ngoại ban, đau cơ, đau ngực, khô miệng, khó tiêu, căng thẳng, buồn ngủ, viêm phế quản, viêm xoang, ớn lạnh, phát ban, chuột rút chân, nhiễm khuẩn đường tiểu, đau khớp và sốt. Chán ăn, viêm dạ dày, tăng cân, chán nản, ngứa, rối loạn thị giác hoặc vị giác, đổ mồ hôi, tăng bạch cầu được quan sát trong vài trường hợp cá biệt. Tăng men gan đã được quan sát ở 2% bệnh nhân. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu đã được ghi nhận. Ban mụn nước và các phản ứng trên da khác bao gồm ban đỏ và được ghi nhận. Ngưng thuốc ngay nếu có thương tổn trên da. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Liều lượng:
Người lớn: 10 mg/ngày, có thể tăng lên 20 mg/ngày tùy theo mức độ bệnh. - Thời gian điều trị: loét tá tràng 4 - 8 tuần, loét dạ dày & viêm thực quản hồi lưu: 6 - 12 tuần.