Dự phòng nhiễm khuẩn do phẫu thuật, nhiễm khuẩn ổ bụng, đường hô hấp, đường tiểu, da và mô mềm, xương khớp, lậu
Chống chỉ định:
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm Penicilin
Chú ý đề phòng:
Như các kháng sinh khác, cần theo dõi liên tục các dấu hiệu quá sản của vi sinh vật không nhạy cảm. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm phải ngưng thuốc ngay và điều trị với loại thích hợp hơn. Nên kiểm tra định kỳ chức năng thận, gan và các cơ quan tạo máu trong thời gian điều trị. Có thai và cho con bú: Không có tác động sinh quái thai khi thí nghiệm trên động vật
Lúc có thai:
Không có tác động sinh quái thai khi thí nghiệm trên động vật.
Tương tác thuốc:
Sử dụng Ampicillin và Allopurinol cùng lúc dễ bị nổi mẩn đỏ
Tác dụng ngoài ý:
Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy Sentram được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ ít xảy ra, và chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bao gồm: Tiêu hoá: Thường gặp tiêu chảy, hiếm khi buồn nôn, nôn mửa , nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc. Dị ứng: Nổi mẩn đỏ, ngứa. Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụng Ampicillin để điều trị. Có tỉ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổi mẩn đỏ khi điều trị nằng Ampicillin
Liều lượng:
Setram có thể dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi tiêm truyền tĩnh mạch, nên pha tiêm với nước tiêm vô khuẩn. Có thể tiêm bắp sâu. Liều dùng thông thường là 3g cho 24 giờ. Liều dùng tối đa mỗi ngày của Sulbactam là 4g. Liều cho bệnh nhân suy thận: Độ thanh thải creatinine: >30ml/phút dùng 1,5 đến 3g cách 6-8 giờ; Độ thanh thải creatinine: 15-29ml/phút dùng 1,5 đến 3g cách 12 giờ; Độ thanh thải creatinine: 5-14/phút dùng 1g cách 24 giờ.