Chỉ định:
Salbutamol là chất chủ vận chọn lọc trên thụ thể beta 2 adrenergic. Với liều điều trị thuốc có tác động trên các thụ thể beta 1 adrenergic ở tim. Việc kết hợp giữa Salbutamol và guaiphenesin có tác dụng làm giảm co thắt đường hô hấp và cải thiện thông khí phổi. Những thuốc giãn phế quản không phải là thuốc điều trị chủ yếu và duy nhất ở những bệnh nhân bị hen nặng và không ổn định. Cần đánh giá y tế thường xuyên những bệnh nhân hen nặng vì tử vong có thể xảy ra. Ở những bệnh nhân bị hen nặng, các triệu chứng và đợt bệnh trầm trọng xuất hiện thường xuyên, khả năng lao động thể lực giảm sút, cung lượng thở tối đa dưới 60% so với người bình thường và sự chênh lệch giữa các lần đo lớn hơn 30%, thường không trở về giá trị bình thường sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Những bệnh nhân này cần corticossteroid liều cao dạng xịt (>1mg beclomethasine dipropionate/ngày) hoặc dạng uống. Nếu các triệu chứng bệnh xấu đi đột ngọi thì cần tăng liều corticosteroid nhưng phải giám sát cẩn thận. Rối loạn đường hô hấp biến chứng do co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy dính như trong hen phế quản, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.
Chống chỉ định:
Ventolin syrup ho long đờm chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Dù Salbutamol tiêm tĩnh mạch hay đôi khi viên Salbutamol được sử dụng trong kiểm soát đẻ non không biến chứng như rau tiền đạo, xuất huyết trước khi sinh hay nhiễm độc thai nghén nhưng mọi chế phẩm của Salbutamol không nên dùng cho các trường hợp doạ sảy thai.
Chú ý đề phòng:
Kiểm soát bệnh hen thường nên tiến hành theo chương trình bậc thang, và sự đáp ứng của bệnh nhân nên được theo dõi bằng các xét nghiệm lâm sàng và chức năng phổi.
Tăng sử dụng các thuốc chủ vận beta 2 dạng xịt tác dụng ngắn để kiểm soát triệu chứng cho thấy tình trạng kiểm soát bệnh hen xấu đi. Khi đó, nên đánh giá lại phác đồ điều trị bệnh nhân. Tình trạng kiểm soát bệnh hen xấu đột ngột hay thường xuyên là nguy cơ đe doạ tính mạng bệnh nhân và nên xem xét bắt đầu điều trị hay tăng điều trị corticosteroid. Những bệnh nhân được coi là có nguy cơ, có thể tiến hành kiểm tra lưu lượng đỉnh hàng ngày.
Nên nhắc nhở bệnh nhân không được tăng liều dùng khi giảm đáp ứng hay giảm thời gian tác dụng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nên sử dụng Salbutamol thận trọng ở bệnh nhân nhiễm độc tuyến giáp. Nguy cơ hạ kali huyết nặng có thể là hậu quả của việc sử dụng chất chủ vận ở beta 2 chủ yếu bằng đường tiêm truyền hay khí dung. Nên thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân hen nặng cấp tính do tác dụng phụ có thể tăng lên khi dùng kết hợp cùng với các dẫn xuất của xanthine, steroid, thuốc lợi tiểu và tình trạng thiếu oxy. Nên kiểm tra lượng kali huyết trong những trường hợp này. Giống như các chất chủ vận thể beta adrenergic khác. Ventonic có thể làm thay đổi chuyển hoá có hồi phục, ví dụ tăng lượng đường trong máu.
Đã từng có báo cáo hiện tượng mất bù dẫn đến nhiễm xeton toan huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Sử dụng đồng thời với corticosteroid có thể gây tăng quá mức ảnh hưởng này.
Lúc có thai:
Sử dụng thuốc trong thai kỳ chỉ khi lợi ích mang lại cho người mẹ vượt trội bất kỳ nguy cơ nào đối với phôi thai. Theo kinh nghiệm điều trị trên toàn thế giới, hiếm gặp bất thường bẩm sinh khác nhau bao gồm khe hở vòm miệng và các dị tật ở chi đã được báo cáo ở con của những bệnh nhân đã từng điều trị bằng Salbutamol. Một vài người mẹ đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong suốt thời kỳ mang thai. Do không phân biệt được các khuôn mãu chắc chắn của dị tật và tỉ lệ dị tật bẩm sinh thường gặp là 2 đến 3% nên mối liên quan giữa Salbutamol và dị tật chưa được xác định.
Do Salbutamol được bài tiết vào sữa mẹ nên những bà mẹ cho con bú không nên dùng Salbutamol trừ khi lợi ích điều trị cho mẹ vượt trội bất kỳ nguy cơ có thể xảy ra. Chưa biết liệu Salbutamol trong sữa mẹ có gây ra tác dụng bất lợi cho trẻ đang bú mẹ hay không.
Tương tác thuốc:
Salbutamol và những thuốc ức chế beta không chọn lọc như propranolol, thường không nên kê toa đồng thời cho bệnh nhân. Salbutamol không chống chỉ định cho những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOls).
Tác dụng ngoài ý:
Ventolin syrup ho long đờm có thể gây run nhẹ cơ vân thường quan sát thấy ở bàn tay. Tác dụng phụ này có thể liên quan đến liều dùng và phổ biến ở các thuốc kích thích beta adrenergic. Một vài bệnh nhân cảm thấy căng thẳng: đó cũng là ảnh hưởng trên cơ vân nhưng không kích thích trực tiếp hệ thần kinh trung ương. Hiếm gặp đau đầu. Có thể gặp giãn mạch ngoại vi, tăng nhịp tim nhẹ còn bù ở một vài bệnh nhân. Hiếm gặp những phản ứng quá mẫn bao gồm phù mạch, mày đay, co thắt phế quản, hạ huyết áp và truỵ mạch. Rất hiếm gặp chuột rút. Nguy cơ giảm kali huyết nghiêm trọng có thể là kết quả của việc điều trị bằng chất chủ vận beta 2. Như phần lớn chất chủ vận beta2 khác tăng hoạt động đã được báo cáo ở trẻ em nhưng hiếm. Hiếm gặp tác dụng phụ liên quan đến guiaphenesin. Nhịp tim nhanh cũng có thể gặp ở một vài bệnh nhân. Loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và ngoại tâm thu) có thể xuất hiện, thường ở những bệnh nhân nhạy cảm. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.
Liều lượng:
Salbutamol có thời gian tác dụng từ 4 dến 6 giờ ở phần lớn bệnh nhân. Sử dụng ngày càng nhiều thuốc chủ vận beta2 có thể là biểu hiện của bệnh hen nặng lên. Trong những trường hợp này có thể tiến hành việc tái đánh giá phác đồ điều trị của bệnh nhân và nên xem xét việc điều trị kết hợp với glucocorticosteroid. Do có thể xuất hiện các tác dụng phụ liên quan đến việc dùng liều cao nên chỉ tăng liều hay tăng mức độ sử dụng thường xuyên khi có chỉ định của bác sỹ.
Người lớn: 10-20ml syrup long đờm (2-4 thìa cà phê đầy), 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Trẻ em: 2-6 tuổi: 5-10 ml syrup long đờm (1-2 thìa cà phê đầy) 2 hay 3 lần mỗi ngày. 6-12 tuổi: 10 ml syrup long đờm (2 thìa cà phê đầy) 2 hay 3 lần mỗi ngày. Trên 12 tuổi: 10-20 ml syrup long đờm (2-4 thìa cà phê đầy) 2 hay 3 lần mỗi ngày.