Chỉ định:
Các bệnh nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn đường hô hấp kể cả viêm thùy phổi do các khuẩn Gram dương nhạy cảm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu kể cả viêm tuyến tiền liệt và nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng và mạn tính khác và đề phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
Chống chỉ định:
Các trường hợp dị ứng hoặc mẫn vảm với cefradin
Chú ý đề phòng:
Thận trọng khi dùng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicillin, Cephalosporin hoặc thuốc khác.
Thận trọng khi dùng cho người có chức năg thận suy giảm.
Liều lượng:
Người lớn: 500 mg- 1g, 6 giờ một lần (tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm tiêm truyền).
Trẻ em 1 tuổi và lớn hơn: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 12,5 -25 mg/kg thể trọng, 6 giờ một lần.
Dự phòng người mổ đẻ: Tiêm tĩnh mạch 1 g ngay sau khi kẹp cuống rốn và tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, 6 hoặc 12 giờ sau liều thứ nhất.
Đối với các bệnh người khác: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 g, trước khi phẫu thuật ½ giờ đến 1,5 giừo và cứ 4 đến 6 giờ một làn, tiêm tiếp 1 g; trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Nhưng không được dùng quá 8g/ngày.
Phải làm liều đối với người bệnh suy thận, nên dùng liều ban đầu là 750 mg, tiếp theo là các liều duy trì 500 mg. Khoảng cách các liều nên như sau:
Độ thanh thải creatinin > 20 ml/phút: 6-12 giờ
Độ thanh thải creatinin 19-15ml/phút: 12-24 giờ
Độ thanh thải creatinin 14-10 ml/phút: 24-40 giờ
Độ thanh thải creatinin 9-5 ml/phút: 40-50 giờ
Độ thanh thải creatinin < 5ml/phút: 50-70 giờ
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai: Cefradin được coi như an toàn khi dùng cho người mang thai
Thời kỳ cho con bú: Cefradin cũng như các cephalosporin khác được xếp vào loại có thể dùng khi cho con bú.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp nhất: Phản ứng quá mẫn, sốt, phản ứng giống bệnh huyết thanh, phản vệ.
Thường gặp: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm đại tràng màng gải, mất bạch cầu hạt,…
Ít gặp: Hoại tử ống thận cấp sau khi dùng liều quá cao, và thường liên quan đến người cao tuổi, hoặc người có tiền sử suy thận,…
Hiếm gặp: Viêm gan, vàng da ứ mật.