Câu chuyện hơn 3000m2 đất thuộc "khu đất vàng" trên đường 23 Lê Duẩn, quận 1 được Tp.HCM tổ chức bán đấu giá và thu về cho 1430 tỷ đồng cho ngân sách, gấp 2.6 lần so với mức giá khởi điểm ban đầu đã nhận được không ít ý kiến ủng hộ từ phía các chuyên gia và họ cho rằng đây là "thắng lợi lớn" của Tp.HCM.
Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, ông Dương Văn Cận, chia sẻ, đây là lần đầu ông thấy một cuộc đấu thầu được tổ chức tốt như vậy. Bên cạnh việc luật đấu thầu được thực hiện đúng, tính minh bạch, công khai của cuộc đấu giá cũng được đảm bảo rất tốt.
Định giá phù hợp nhất theo cung-cầu
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ông Phạm Sỹ Liêm, đánh giá, thường có ba khả năng trong đấu thầu đất. Khả năng thứ nhất, người bỏ thầu bỏ tiền và muốn được trúng thầu, trong trường hợp này họ là nghiêm túc.
Nhà máy cơ khí Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, Hà Đông). Ảnh minh họa
Bỏ thầu không nghiêm túc là giả thiết thứ hai. Trên thực tế, giả thiết này cũng đã có và đã xảy ra, họ "biến mất" sau khi ghé qua chơi bằng cách chỉ nộp hồ sơ để tham gia đấu thầu.
Tính minh bạch, công khai được thể hiện rõ qua kết quả Tp.HCM đạt được trên thực tế. Để đảm bảo thu đủ cho ngân sách, đây cũng là cách làm mang đến hiệu quả tốt mà nhiều địa phương nên áp dụng và cả Hà Nội cũng không là ngoại lệ.
TS. Phạm Sỹ Liêm cho biết, nhằm đảm bảo tránh thất thoát cho nhà nước, tính đủ, tính đúng thì việc định giá đất trong nguyên tắc tổ chức đấu thầu là vô cùng quan trọng. Vì sự biến động không ngừng của giá nên người tư vấn sẽ đảm nhận công việc này, bên cạnh đó trong việc kiểm soát, đào tạo hoạt động của các nhà môi giới bất động sản cũng cần sự tham gia của các hội đoàn nghề nghiệp. Trong chuyện này cũng không nên có sự can thiệp của Nhà nước vì việc định giá đất cứ đến tay cơ quan nhà nước sẽ “chỉ cần phong bì là ký”.
Với nhà thầu, sự phù hợp của mức giá với công năng sử dụng, mục đích cũng được họ tính toán kỹ lưỡng khi tham gia đấu giá. Bởi vậy, mọi cá giá sẽ đều hợp lý nếu tất cả đều công khai và minh bạch, dù là 100 triệu, 300 triệu hay cho tới 500 triệu.
Để có mức giá trung cuộc cao hơn giá khởi điểm tới 2,6 lần như vậy, 16 vòng đấu của buổi đấu giá do Tp.HCM tổ chức đã có sự tham gia của 12 nhà thầu. Mức giá đó là tốt nhất hay chưa, chúng ta chưa vội đưa ra kết luận nhưng tựu chung lại, nguyên tắc tổ chức đấu thầu ở bất kỳ đâu đều theo đúng quy luật của thị trường cạnh tranh "khoẻ được,yếu thua" và tìm ra một mức giá thật và phù hợp nhất với cung - cầu.
Chắc chắn, phải nhắm tới lợi nhuận cực cao sẽ đạt được trong tương lai thì nhà thầu mới chịu bỏ ra mức giá thầu cao như vậy.
Hà Nội cũng có cái khó của Hà Nội
Trong khi Tp.HCM đã làm được nhưng Hà Nội vẫn chưa thể, vậy lý do là từ đâu? Cái khó của Hà Nội là ở chỗ, câu chuyện xử lý đất vàng doanh nghiệp nhà nước, các trụ sở bộ ngành cổ phần hóa kèm theo đất hiện chính là vấn đề gây bức xúc tại đây.
Ông Liêm cũng cho biết thêm: “Ở Hà Nội hiện nay đang có tư tưởng đất trụ sở là đất của Bộ không phải tài sản của nhà nước. Nên khi đi lại muốn hóa giá, ôm đi”.
Cũng theo ông, trách nhiệm hay quyền lợi tại mảnh đất cũng là không còn tồn tại khi các Bộ được đầu tư, di dời đến trụ sở mới. Nhưng thực tế không phải vậy, trụ sở mới cũng được sử dụng mà trụ sở cũ cũng không được các Bộ buông tay và các trụ sở cũ đó còn được tính đổi sang trụ sở cho doanh nghiệp theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Để tình trạng cò kéo cho sân sau, "chấm mút”, ăn phầm trăm hoặc hưởng chênh lệch, nên cần tính toán kỹ lưỡng vì những vấn đề liên quan đến lợi ích.
Hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) đổi đất lấy công trình hay hạ tầng cũng được ông Liêm cũng nhận định là dễ dẫn tới tham nhũng, rất không minh bạch đồng thời hình thức này cũng thể áp dụng trong việc bán trụ sở các Bộ, ban ngành. Bởi nhất định phải có sự cạnh tranh thông qua đấu giá thì mới có thể tính giá thị trường của một lô đất nhất định.