Đại học | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
---|---|---|---|
Hội họa | Thi tuyển | H | - |
Quản lí văn hoá | Thi tuyển | H N | 28.5 24.5 |
Sư phạm Âm nhạc | Thi tuyển | N | 24 |
Sư phạm Mĩ thuật | Thi tuyển | H | 30 |
Thanh nhạc | Thi tuyển | N | - |
Thiết kế thời trang | Thi tuyển | H | 28 |
Cao đẳng | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
Sư phạm Âm nhạc | Xét tuyển | N | - |
Sư phạm Mĩ thuật | Xét tuyển | H | - |
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tiền thân là Trường Trung cấp Sư phạm Thể dục (thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo). Sau khi thành lập, trường mở thêm hệ Trung cấp Sư phạm Âm nhạc (năm 1968); Trung cấp Sư phạm Hội hoạ (năm 1970) và từ 1970 lấy tên là Trường Sư phạm Thể dục-Nhạc Hoạ Trung ương. Năm 1980 Trường được nâng cấp lên Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nhạc - Hoạ Trung ương và năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 261/HĐBT do Phó Chủ tịch HĐBT Tố Hữu ký ngày 07/11/1985, tách trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nhạc Hoạ Trung ương thành: Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ TW và Trường CĐSP Thể dục TW1 (nay là trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây). Ngày 26/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 117/2006/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ Trung ương và chính thức lấy ngày 26/5 là ngày thành lập trường.
Mục tiêu phấn đấu trong kế hoặch 2005 – 2010 của nhà trường là: Đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về đào tạo giáo viên Âm nhạc - Mỹ thuật, các môn học nghệ thuật khác trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn như: cao đẳng, trung cấp; có phẩm chất chính trị, đạo đức và nhân cách xã hội chủ nghĩa; có khả năng sáng tác nghệ thuật và tổ chức các hoạt động văn hoá - nghệ thuật để giảng dạy và hoạt động trong bậc học của giáo dục phổ thông, các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và phục vụ nhu cầu nâng cao dân trí; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đào tạo 36 khoá sinh viên và đã có hơn 5.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường (trong đó có 42 sinh viên của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). Từ năm 2000 đến nay, quy mô đào tạo của nhà trường liên tục tăng trưởng. Quy mô toàn trường trong năm học 2005 - 2006 là 2.997 sinh viên, trong đó có 2.518 sinh viên thuộc các hệ đào tạo chính quy và 479 sinh viên hệ không chính quy. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo là việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, những năm học trước, nhà trường liên kết với Nhạc viện Hà Nội và Đại học Mỹ thuật Hà Nội đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc - Mỹ thuật hệ chính quy và không chính quy. Từ năm học 2006 – 2007, nhà trường tổ chức đào tạo hệ Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Trung học sư phạm chính quy tập trung và không chính quy; ngoài ra trường còn đào tạo theo địa chỉ được nhiều khoá Cao đẳng chính quy, không chính quy cho các tỉnh thành như: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Phòng. Đặc biệt, những năm gần đây trường tiến hành đào tạo theo địa chỉ cho các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn...
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương hiện có biên chế 147 người, trong đó có 107 giảng viên (chiếm 72,8%), cán bộ phòng ban 40 người (chiếm 27,2%). Ngoài ra còn có gần 40 là hợp đồng lao động dài hạn (17 giảng dạy và 19 phòng ban). Nếu phân chia theo chức danh thì trường hiện có: 16 giảng viên chính, 91 giảng viên. Nhà trường đang có kế hoạch tuyển viên chức mới để tăng cường đội ngũ giảng viên và cán bộ trẻ có trình độ. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên hợp đồng thỉnh giảng với 72 giảng viên, trong đó có 10 Giáo sư và Phó Giáo sư, 04 tiến sỹ, còn lại hầu hết là thạc sỹ và nhiều người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam.
Công tác Nghiên cứu khoa học cũng được nhà trường quan tâm chú trọng. Từ năm 2001 trở lại đây, giảng viên nhà trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ được đánh giá tốt; trong đó 3 đề tài đã được nghiệm thu, 10 đề tài đang chuẩn bị nghiệm thu... Về nghiên cứu khoa học cấp trường, từ năm 2001 đến năm 2006 có 175 đề tài đã được nghiệm thu hầu, hết đều đạt loại tốt và khá. Phần lớn các đề tài trên đều đề cập đến giáo dục thẩm mỹ, nghiên cứu nghệ thuật dân tộc và đặc biệt một số đề tài phục vụ trực tiếp cho đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy của Nhà trường. Song song với công tác nghiên cứu khoa học thì công tác biên soạn giáo trình, viết sách cũng đóng góp không nhỏ trong giáo dục nghệ thuật, đào tạo giáo viên của nhà trường nói riêng và của cả nước nói chung.
Việc mở rộng hợp tác quốc tế là yêu cầu chung của xã hội. Trong những năm gần đây, nhà trường đã giao lưu, hợp tác với một số nước như: Trung Quốc, Lào, Đan Mạch, Thuỵ Điển dưới các hình thức trao đổi học thuật, giao lưu biểu diễn, tham quan học hỏi...
Thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mỗi cá nhân, tập thể phát huy khả năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy công tác thi đua, khen thưởng được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên, nhà trường đã được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (2000), Bằng khen của Chính phủ (2003), Danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc (2000, 2001, 2002, 2004); Đảng bộ trong sạch vững mạnh 08 năm liên tục; Công đoàn trường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2003) và nhiều bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội...
Để góp phần hình thành nên con người Việt Nam phát triển toàn diện, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương luôn sẵn sàng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên môn với các trường, các địa phương và các nước trên thế giới.
Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường
Chức năng:
- Đào tạo đội ngũ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học và các trình độ khác.
- Đào tạo hoàn chỉnh kiến thức ở trình độ đại học cho giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Tổ chức đào tạo giáo viên giảng dạy các môn nghệ thuật khác theo yêu cầu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông, nhu cầu của giáo dục chuyên nghiệp và xã hội.
- Nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật và các ngành khác trong lĩnh vực nghệ thuật cho các bậc học phổ thông, trung cấp, đại học và cho xã hội.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá-nghệ thuật có quy mô địa phương và toàn ngành.
- Liên kết hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ:
- Đào tạo giáo viên ngành âm nhạc, mỹ thuật các trình độ khác nhau (đại học, cao đẳng, trung cấp) với phương thức đào tạo (chính quy, không chính quy) và các hình thức đào tạo khác nhau (đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên kết với một số cơ sở trong và ngoài nước).
- Đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghệ thuật khác.
- Mở thêm một số mã ngành đào tạo nghệ thuật khác như: Sư phạm biểu diễn, Nghệ
thuật ứng dụng, Múa, Giáo dục nghệ thuật truyền thống... (theo chủ trương đa các môn nghệ thuật vào giáo dục) và các môn nghệ thuật do yêu cầu của xã hội.
- Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo sau đại học Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật để từng bước triển khai công tác đào tạo sau đại học từ 2010. Xây dựng thành trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật.(Thành lập Viện Sư phạm Nghệ thuật thuộc trường).
www.edunet.com.vn
Nguồn: Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương