Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội , Quận Cầu Giấy , Hà Nội
  • Website: http:// www.uet.edu.vn -  04. 37547865

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo

Đại học
Tên ngành Phương thức tuyển sinh Khối thi Điểm chuẩn 2013
Cơ kĩ thuật Thi tuyển A 21
Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử Thi tuyển A 22
Công nghệ kĩ thuật điện tử, truyền thông Thi tuyển A A1 22 22
Công nghệ Thông tin Thi tuyển A A1 23 23
Hệ thống thông tin Thi tuyển A A1 22 22
Khoa học máy tính Thi tuyển A A1 23 23
Truyền thông và mạng máy tính Thi tuyển A A1 22 22
Vật lí kĩ thuật Thi tuyển A 21

Giới thiệu

Giới thiệu

 

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN là đơn vị đào tạo đứng đầu ngành đại học nước ta về chất lượng và quy mô đào tạo cũng như về nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Do đó lĩnh vực đào tạo của Trường ĐHCN còn được lựa chọn thế nào để phát huy thế mạnh đó về khoa học tự nhiên của ĐHQGHN. Mặt khác, lĩnh vực đào tạo của Trường ĐHCN phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX: "Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá).

 

Trong các lĩnh vực công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, đồng thời là công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, lĩnh vực đóng vai trò hàng đầu là Công nghệ Thông tin, nhất là Công nghệ phần mềm. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Trường ĐHCN, ĐHQGHN là tham gia có hiệu quả vào việc đào tạo nhân lực có chất lượng cao về Công nghệ Thông tin để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm. Do đó Công nghệ Thông tin là ngành đào tạo chính của Trường Đại học Công nghệ.

 

Song song với Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin cũng là một ngành "công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với sự nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế". Ngành Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển Công nghệ Thông tin, đồng thời lại là lĩnh vực Công nghệ ứng dụng rất có hiệu quả những thành tựu của Công nghệ Thông tin. Do đó Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin cũng là một ngành đào tạo chính của Trường ĐHCN.

 

Ngoài hai ngành công nghệ cơ bản là Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử - Truyền tin, để phát huy thế mạnh về khoa học tự nhiên của ĐHQGHN và của các Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia hợp tác với Khoa Công nghệ hiện nay và với Trường ĐHCN sẽ được thành lập, cũng như phát huy thế mạnh về hai ngành công nghệ cơ bản nói trên của chính mình, Trường ĐHCN cần có các ngành khoa học công nghệ bắc cầu giữa các ngành khoa học tự nhiên (toán học, cơ học, vật lý) và các ngành công nghệ cơ bản nói trên. Đó là ngành Vật lý Kỹ thuật và ngành Cơ học kỹ thuật.

 

Trong khuôn khổ sự phối hợp giữa ĐHQGHN và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia các Viện nghiên cứu sẽ tham gia xây dựng Trường ĐHCN theo một mô hình tổ chức đặc biệt: Khoa Vật lý Kỹ thuật có bộ phận đặt trong Viện Vật lý được xây dựng với sự tham gia của Viện Khoa học Vật liệu, Khoa Cơ học kỹ thuật có bộ phận đặt trong Viện Cơ học được xây dựng với sự tham gia của Viện Cơ học ứng dụng. Bằng việc tổ chức các Khoa với sự tham gia của các Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Trường ĐHCN, ĐHQGHN đi đầu ngành đại học cả nước trong việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kết hợp giữa trường đại học và viện nghiên cứu.

 

Bước vào thế kỷ 21, cùng với Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học cũng đã trở thành ngành khoa học công nghệ trọng điểm của tất cả các nước phát triển hoặc đang phát triển. Ưu tiên phát triển Công nghệ sinh học cũng là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian gần đây, Công nghệ Sinh học trên thế giới đã đạt được những thành tích tuyệt vời nhờ có sự ứng dụng có hiệu quả ở trình độ rất cáo Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử.

 

Trường ĐHCN không thể không tham gia đào tạo cán bộ và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học. Tuy nhiên, ngành Công nghệ sinh học đã hình thành ở nước ta từ giữa thập kỷ 1970 và đã phát triển khá rộng rãi; ở trong nước đã hình thành một hệ thống các cơ sở đào tạo trình độ đại học cũng như trên đại học, các Viện và Trung tâm nghiên cứu triển khai về công nghệ sinh học, trong đó có Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trung tâm công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN. Do đó việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai về Công nghệ sinh học trong Trường ĐHCN chỉ nên tập trung vào những chuyên ngành sử dụng ở trình độ cao các thành tựu của Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử, là thế mạnh của trường. Việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai về Công nghệ Sinh học cũng chưa cần thiết phải được thực hiện ngay từ đầu, khi trường mới thành lập, mà sẽ được thực hiện sau một số năm, khi trường đã hoàn thành việc tổ chức các khoa đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai theo các ngành công nghệ cao khác" (Trích Chương I, Đề án Thành lập Trường ĐHCN).

 

"Trường ĐHCN là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao, là cơ sở nghiên cứu triển khai, công nghệ. Các lĩnh vực hoạt động của Trường ĐHCN là các lĩnh vực công nghệ cao phát triển trên cơ sở các thành tựu hiện đại của các ngành khoa học cơ bản Toán học, Tin học, Cơ học và Vật lý. Lĩnh vực hoạt động của Trường ĐHCN bao gồm: Ngành Công nghệ Thông tin, những ngành công nghệ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của Công nghệ Thông tin đồng thời sử dụng những thành tựu của Công nghệ Thông tin và những chuyên ngành khoa học, công nghệ là thành quả của sự kết hợp Công nghệ Thông tin với các ngành khoa học tự nhiên khác. Mục tiêu đào tạo đạt chất lượng cao hàng đầu trong cả nước là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động của Trường ĐHCN và được khẳng định ngay tại thời điểm thành lập Trường. Phấn đấu xây dựng Trường ĐHCN trở thành trường đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực"(Trích Chương I, Đề án Thành lập Trường ĐHCN).

 

Với định hướng xây dựng một trường đại học theo mô hình mở có sự tham gia tích cực của các đơn vị thành viên khác trong ĐHQGHN và các quan điểm phát triển nêu trên, ngay từ đề án thành lập đã tạo ra sự khác biệt của Trường ĐHCN so với các mô hình đại học hiện có ở Việt Nam. Đây chính là điểm mấu chốt, quan trọng để các bộ, ngành ủng hộ và Thủ tướng quyết định thành lập trường.

 

Trường ĐHCN là trường đại học Việt Nam đầu tiên đưa nội dung sát hạch chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin (CNTT) Nhật Bản trình độ cơ bản FE vào thực hiện trong chương trình đào tạo chất lượng cao. Ba năm liền 2007-2009, Trường ĐHCN là trường đại học Việt Nam duy nhất có đội tuyển sinh viên xuất sắc vượt qua vòng loại, sánh vai trong tốp 100 đội tuyển sinh viên của các trường đại học danh tiếng nhất thế giới tham dự Vòng Chung kết Toàn cầu Cuộc thi Lập trình của Sinh viên Quốc tế ACM/ICPC. Trong khu vực Đông Nam Á chỉ có Nanyang Technological University (NTU của Singapore) và Bina Nusantara University (Indonesia) đạt được thành tích đó. Trường đang thực hiện các chương trình phối hợp đào tạo tiến sĩ với Viện KH&CN Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) và Đại học Paris-Sud 11 (CH Pháp); các chương trình đào tạo thạc sỹ với JAIST, Đại học Osaka (Nhật Bản), Đại học Paris-Sud 11 và Đại học Claude Bernard Lyon 1 (CH Pháp). Trong các chương trình đào tạo phối hợp này, cử nhân ngành Vật lý Kỹ thuật của Trường ĐHCN tốt nghiệp loại giỏi được tuyển thẳng vào năm thứ hai (M2) của chương trình đào tạo hai năm cấp bằng thạc sỹ của Đại học Paris-Sud 11, cử nhân ngành CNTT loại khá trở lên được xem xét tuyển thẳng vào năm thứ hai (M2) của chương trình đào tạo cấp bằng thạc sỹ của Đại học Claude Bernard Lyon 1 (CH Pháp). Trường ĐHCN đang tự tin hội nhập quốc tế hiện thực hóa mục tiêu sinh viên tốt nghiệp của trường "đến đâu cũng làm việc được, trong lẫn ngoài nước mà không cần qua đào tạo lại".

 

Trường ĐHCN là trường đại học đi tiên phong trong hoạt động liên kết có hiệu quả và bền vững với các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong đào tạo và nghiên cứu. Hiện có 36 nhà khoa học (7 TSKH, 28 TS với 11GS và 13 PGS) từ các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CNVN là giảng viên kiêm nhiệm được hưởng lương từ Trường ĐHCN. Đây là lực lượng cán bộ khoa học nòng cốt của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa và lực lượng giảng viên quan trọng của Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô. Khoa Cơ học kỹ thuật - Tự động hóa của Trường ĐHCN là khoa phối thuộc của Viện Cơ học, trong đó, các nhà khoa học của Viện Cơ học, Viện Công nghệ Vũ trụ trực tiếp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên. Sinh viên ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐHCN được thực hành, thực tập trong các phòng thí nghiệm hiện đại của các viện này. Trường ĐHCN phối hợp với Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Viện IMI) thuộc Bộ Công thương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ Cơ điện tử tại Trường ĐHCN. Chương trình đào tạo này kết hợp được thế mạnh về Công nghệ Thông tin, Công nghệ Điện tử - Viễn thông sẵn có của Trường ĐHCN, thế mạnh về Cơ Điện tử, Công nghệ Máy Công nghiệp của Viện IMI, đồng thời thế mạnh về Cơ học Kỹ thuật và Cơ Điện tử của Viện Cơ học và được định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao về Cơ Điện tử của đất nước nói chung và của chính Viện IMI nói riêng. Viện IMI là thành tố quan trọng trong tổ chức thực hiện chương trình, tham gia Ban Điều hành chương trình đào tạo, cử các chuyên gia giỏi giảng dạy, cung cấp các phòng thực hành công nghiệp. Đặc biệt IMI đã cấp gần 200 suất học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên và sẽ là cơ sở thu hút, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp ra trường vào làm việc. Phối hợp với các viện nghiên cứu và các tập đoàn công nghiệp theo mô hình này, Trường ĐHCN cũng có điều kiện tốt để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất với diện tích mặt bằng hạn chế của mình.

 

Trường Đại học Công nghệ năm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tại quận Cầu Giấy ở phía tây thành phố, ngay ngã tư của hai tuyến đường lớn: tuyến đường Phạm Hùng qua cầu vượt nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài và tuyến đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu nối tới quốc lộ 32 đi thị xã Sơn Tây. Đây là địa điểm khá thuận lợi về giao thông, cách bến xe Mỹ Đình 1 km, cách bến xe Kim Mã khoảng 3 km, cách trung tâm thành phố 7 km và cách sân bay Nội Bài khoảng 25 km. Nhiều tuyến xe buýt có điểm dừng ngay cổng trường như các tuyến xe buýt số 16, 20, 26, 32.

 

www.edunet.vn

Nguồn: Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội

Maps:


Nguồn: edunet.com.vn/truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-221-320


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận