Đại học | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
---|---|---|---|
Biên đạo Múa | Thi tuyển | S | 18.5 |
Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình | Thi tuyển | S | 18 |
Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình | Thi tuyển | S | 16 |
Đạo diễn sân khấu | Thi tuyển | S | 14.5 |
Diễn viên kịch - điện ảnh | Thi tuyển | S | 13.5 |
Diễn viên sân khấu kịch hát | Thi tuyển | ||
Lý luận phê bình Điện ảnh – Truyền hình | Thi tuyển | S | 16 |
Lý luận và Phê bình Sân khấu | Thi tuyển | S | 16 |
Biên kịch sân khấu | Thi tuyển | S | - |
Quay phim | Thi tuyển | S | 16 |
Sáng tác âm nhạc | Thi tuyển | S | - |
Thiết kế mĩ thuật sân khấu - điện ảnh | Thi tuyển | ||
Cao đẳng | |||
Tên ngành | Phương thức tuyển sinh | Khối thi | Điểm chuẩn 2013 |
Diễn viên sân khấu kịch hát | Xét tuyển | S | - |
Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1980, theo quyết định số 372/CP của Hội đồng Chính Phủ, trên cơ sở sáp nhập các ngành thuộc khối nghệ thuật của trường Điện ảnh Việt Nam vµ trường Sân khấu Việt Nam. Năm 1995, trường tiếp nhận thêm hai cơ sở của Bộ Văn hóa - Thông tin là Viện Sân khấu Việt Nam và trường Trung cấp Điện ảnh Việt Nam, hình thành hai đơn vị mới là Viện nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, Khoa Kinh tế - Kỹ thuật điện ảnh.
Hiện tại trường có 11 khoa: Nghệ thuật Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Mỹ thuật, Kịch hát dân tộc, Kinh tế kỹ thuật điện ảnh, Nhiếp ảnh, Truyền hình, Sau đại học, Tại chức và khoa Mác Lênin - Kiến thức cơ bản. Cùng với đó, trường có 6 phòng, ban chức năng: phòng Đào tạo và Quản lý khoa học, phòng công tác Chính trị và Quản lý Học sinh - Sinh viên, phòng Tổ chức cán bộ và Đối ngoại, phòng Hành chính quản trị, phòng Tài vụ, ban Thanh tra và Đảm bảo chất lượng đào tạo.
Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu, xưởng, nhà hát, các trung tâm kỹ thuật và trung tâm thông tin trực thuộc trường như: Viện Sân khấu và Điện ảnh, Xưởng phim thực nghiệm, Nhà hát thể nghiệm, Trung tâm kỹ thuật Âm thanh - Ánh sáng, Trung tâm thông tin thư viện (gồm Thư viện sách và Thư viện điện tử), Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ.
Với truyền thống cùng nhiều kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm đào tạo các bậc học bằng nhiều loại hình khác nhau, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đã đào tạo ra những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, lý luận - phê bình nghệ thuật, những người làm kỹ thuật, kinh tế, công nghệ trong các ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh cũng như truyền hình.
Trong những năm gần đây, trường nỗ lực cải tiến hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy cùng các cơ sở vật chất, kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng cũng như mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, rà soát điều chỉnh hệ thống khung chương trình, giáo trình đào tạo một số chuyên ngành theo đúng qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cùng với việc giảng dạy của các nhà chuyên môn đầu ngành, các giảng viên được đào tạo chính quy, bài bản, trường đã quan hệ với các tổ chức, trường đại học cùng chuyên ngành ở nước ngoài để mời các chuyên gia có uy tín tham gia giảng dạy cho sinh viên của trường.
Với sự cộng tác của các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực chuyên môn và đào tạo, trường đã tiến hành điều chỉnh khung chương trình đào tạo Thạc sĩ nghệ thuật sân khấu và điện ảnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ mở bậc đào tạo Tiến sĩ nghệ thuật sân khấu và điện ảnh.
Trước xu thế hội nhập quốc tế, nhà trường đẩy mạnh các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế để từ đó học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tranh thủ thời cơ giới thiệu với đồng nghiệp và bạn bè quốc tế những nét độc đáo của nền văn hoá Việt Nam. Đó là một trong những hoạt động nhằm đóng góp vào sự nghiệp xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của nước nhà.
Trường là một trong hai trung tâm của cả nước đào tạo những người hoạt động chuyên nghiệp trong công tác sáng tác, biểu diễn sân khấu và điện ảnh; những người làm công tác nghiên cứu, lý luận phê bình nghệ thuật sân khấu và điện ảnh; những người làm công tác kĩ thuật, kinh tế trong lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, nhiều người được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.
Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội được xác định trên cơ sở có sự thống nhất cao của tập thể Đảng uỷ, Ban Giám hiệu với toàn thể cán bộ công chức qua từng giai đoạn phát triển, được thể hiện rõ trong các nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Đại hội Công nhân viên chức hàng năm của nhà trường. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước, sứ mạng và mục tiêu của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội không tách rời những định hướng chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo và những đòi hỏi của ngành văn hoá, nghệ thuật và truyền hình.
Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cơ sở có bề dày truyền thống đào tạo cán bộ sáng tác, biểu diễn, kỹ thuật, kinh tế có trình độ đại học, trên đại học, các trình độ cao đẳng, trung cấp (dài hạn và ngắn hạn) cho các ngành sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình - những ngành nghệ thuật đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần và tư tưởng hiện nay của xã hội. Là cơ sở đào tạo công lập, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội có sứ mạng phát hiện năng khiếu, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng về số lượng và chất lượng của các ngành văn hoá, nghệ thuật, truyền hình, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xứng đáng với vị thế là cơ sở đào tạo những người hoạt động nghệ thuật hàng đầu của cả nước.
Tại Quyết định thành lập trường, quyết định số 372 CP ngày 17/12/1980 của Hội đồng Chính phủ đã nêu: “Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghệ thuật có trình độ đại học về sân khấu, múa và điện ảnh bằng các hình thức tập trung dài hạn, bổ túc ngắn hạn và tại chức nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành, các cấp về cán bộ nghệ thuật sân khấu, múa và điện ảnh”
Sứ mạng của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội được xác định là:
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu hoạt động trong các lĩnh vực Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Múa, Thiết kế Mỹ thuật và Truyền hình có trình độ từ trung cấp đến Đại học, Sau đại học, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sáng tạo tốt, đáp ứng nhu cầu giữ gìn, kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là một trung tâm đào tạo hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực Sân khấu, Điện ảnh, có khả năng hội nhập và giao lưu quốc tế, đi đầu trong việc tiếp thu kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực Sân khấu Điện ảnh của các nước vận dụng vào thực tế Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và đón nhận huân chương lao động hạng nhất của chính phủ ngày 17/12/2005, sứ mạng đó của trường đã được hiệu trưởng nhà trường trịnh trọng công bố trong diễn văn kỷ niệm và cũng được đăng trang trọng trong lời mở đầu khai trương trang web của trường .
Như vậy, sứ mạng và mục tiêu đào tạo của nhà trường đã thể hiện thế mạnh của một cơ sở đào tạo đa ngành, với nhiều bậc học, nhiều loại hình đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó là sự tiếp nối và phát triển lên một tầm cao mới so với hai cơ sở đào tạo ban đầu là Trường Nghệ thuật Sân khấu và Trường Điện ảnh Việt Nam.
Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội được xác định trên cơ sở có sự thống nhất cao của tập thể Đảng uỷ, Ban Giám hiệu với toàn thể cán bộ công chức qua từng giai đoạn phát triển. Sứ mạng và mục tiêu đó được thể hiện rõ trong các nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Đại hội Công nhân viên chức hàng năm của nhà trường, được cụ thể hoá trong các kế hoạch công tác của trường từng tháng, từng học kỳ, từng năm học.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước, sứ mạng và mục tiêu của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội không tách rời những định hướng chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo và những đòi hỏi của ngành văn hoá, nghệ thuật và truyền hình.
Việc phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển văn hoá, xã hội của ngành, địa phương và cả nước thể hiện ở chỗ trường luôn đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo theo những định hướng lớn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, của các Cục chức năng, các Hội nghề nghiệp, các Nhà hát, Hãng phim, đài Truyền hình và các đơn vị nghệ thuật của cả nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cơ sở cho nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đận đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay .
Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong ngành ,nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hoá xã hội , đã đặt ra áp lực rất lớn cho nhà trường phải tăng quy mô và ngành nghề đào tạo. Vì vậy năm 2005, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển, Nhà trường đã mở ra các ngành đào tạo mới như: Đạo diễn Truyền hình, quay phim truyền hình, Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Công nghệ điện ảnh truyền hình, Đạo diễn Sân khấu Sự kiện - Lễ hội...
Chính nhờ sứ mạng của trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường và gắn kết xã hội nên trong thời gian qua, Trường đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền văn hoá nghệ thuật của nước nhà.
Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội