Thể loại: Truyện ngắn
Từ nhỏ tôi đã mơ ước trở thành bác sĩ tâm lý. Nhưng càng lớn tôi càng phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã là tôi không có một giọng nói tròn trịa, một đôi chân khỏe mạnh - những tố chất tối cần thiết để có thế trở thành bác sĩ tâm lý. Tuyệt vọng đến cùng cực khiến tôi thấy cuộc đời mình thật vô vị.Trong chuỗi ngày chán nản và tuyệt vọng ấy, tôi ngồi viết. Bài thơ đầu tiên của tôi viết xong năm mười sáu tuổi. Nó chưa hay đến mức trở thành hiện tượng nhưng nhờ đó tôi đã biết tôi có thể bắt đầu từ đâu. Vậy nên, tôi bắt đầu viết văn. Viết để được trút những suy nghĩ của mình vào đó và được sống với bao số phận nhân vật khác nhau... Hằng đêm tôi miệt mài với những dòng chữ nguệch ngoạc, khổ sở biết nhường nào để viết ra một đoạn văn.Mười chín tuổi, tôi được mời làm cộng tác viên cho đài phát thanh của tỉnh. Khỏi phải nói tôi hạnh phúc nhường nào khi hàng tuần bài mình viết được chị phát thanh viên đọc trên radio, số tiền nhuận bút
ít ỏi tôi dùng để mua quà tặng, tổ chức sinh nhật cho những người thân yêu. Cũng qua sóng phát thanh, nhiều người biết đến tôi hơn. Tôi còn được tặng một chiếc máy vi tính cũ để công việc sáng tác bớt cực nhọc. Lại một lần nữa tôi tự mày mò học vi tính.
Bản thảo đã có rồi, tôi muốn xuất bản nó để những câu chuyện tôi kể được nhiều người biết đến hơn. Hai năm gian nan tìm người đỡ đầu cho đứa con tinh thần, cuối cùng Nhà xuất bản Lao Động đã đồng ý xuất bản cuốn Giấc mơ đôi chân thiên thần gồm hai mươi truyện ngắn tôi viết trong vòng sáu năm. Tôi thật sự vỡ òa khi ôm trên tay đứa con đầu lòng của mình.
Thế nhưng từ khi ra sách, tôi nổi tiếng, hàng ngày tôi nhận được rất nhiều email, thư tay, điện thoại, sms của bạn đọc khắp nơi muốn làm quen và chính điều đó đã vô tình tạo áp lực cho tôi. Tôi sợ phụ sự kỳ vọng của mọi người khi mà tôi không có nhiều trải nghiệm thực tế làm nguồn cho những sáng tác tiếp theo.
Thế là tôi quyết định thoát ra khỏi cái vòng an toàn của gia đình để vào Sài Gòn lập nghiệp. Cuộc sống nơi này khắc nghiệt với người bình thường bao nhiêu thì với người khuyết tật như tôi khó khăn không thể nào kể hết. Song tôi luôn tự nhủ mình không được bỏ cuộc.
Khó khăn vất vả là vậy nhưng trong tôi luôn tồn tại một niềm hạnh phúc bất tận; vì tôi đã được sống như bao người, vì ngoài đam mê văn chương ra tôi còn có thêm đam mê nữa dành cho ngành PR/EVENT. Ngoài ra tôi cũng hạnh phúc khi gặp được những người bạn cùng chí hướng đế cùng lập ra quỹ tư thiện mang tên: Giấc Mơ Đôi Chân Thiền Thần, nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn như mình ngày trước.
Một nám sau, tôi xuất bản tập sách thứ hai: Chúng ta chính là mùa xuân gồm ba mươi chín bài tản văn ghi lại ba mươi chín khoảnh khắc suy tư trong tôi.
Lần này, kỷ niệm mười năm viết văn, tôi tuyển mười một truyện ngắn đăng báo và được giải của mình thành tập truyện Yêu trên từng ngón tay gửi tặng các bạn độc giả.
Bạn có thắc mắc sao tôi chỉ chọn mười một truyện ngắn mà không phải là mười truyện, hay hai mươi, ba mươi truyện? Theo suy nghĩ của riêng tôi thì số mười một mới thích hợp với tình yêu. Nó là ghép của hai số một lại với nhau, khi mỗi số một nơi nó có thể khác về kích thước, màu sắc nhưng khi đứng cạnh nhau thì nó giống nhau đến kỳ lạ.
Tôi tin tình yêu phải là sự điều chỉnh, hy sinh những điều khác biệt để thích ứng và hòa họp với người yêu mình.
Bạn đã sẵn sang để thay đổi mình trong tình ỵêu? Nếu đã sẵn sàng thì xin chia sẻ với tôi câu chuyện của bạn, biết đâu bạn sẽ là nhân vật tiếp theo trong sáng tác của tôi.
Xin cảm ơn các bạn! TRẦN TRÀ MY
YÊU TRÊN TỪNG NGÓN TAY, TÌNH YÊU, TÌNH THÂN LUÔN LÀ CỨU CÁNH
Ngay từ đầu tiên đọc bản thảo Yêu trên từng ngón tay của Trần Trà Mỵ, ban biên tập đã thấy không ít sạn trong kỹ thuật viết. Tuy nhiên chúng tôi vẫn quyết định làm bản thảo này, không phải vì ưu ái cho một người khuyết tật. Chúng tôi xuất bản tập truyện ngắn này vì yêu thích cách nhìn đời, nhìn người đầy lạc quan và nhân hậu của một con người yêu đời, ham sống.
Mười một truyện ngắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, truyện nào cũng mở ra từ những nhức nhối, những dằn vặt, những nỗi đau... nhưng kết thúc mỗi truyện luôn là niềm tin và hy vọng. Nhờ đâu có phép máu ấy? Phương thuốc thần Trần Trà My kê cho nhân vật của mình luôn là tình thân và tình yêu. Có tình ỵêu con người ta biết tha thứ, biết hy sinh, biết chấp nhận để vun đắp, để dựng xây... Có tình thân, con người ta có nơi tựa vào, có chốn quay về để vươn lên, để tiến xa...
Ban biên tập chúng tôi cho rằng ở đời cần lắm những niềm tin, những ước mơ như vậy. Chúng tôi trân trọng gửi tới bạn đọc gần xa những thông điệp yêu thương từ một trái tim biết khóc. Mong rằng sau khi đọc xong tập cruyện các bạn sẽ thêm yêu đời, yêu sống.
Hà Nội ngày 1.2.2013
Ban biên tập.
TRẦN TRÀ MY VIẾT
HOA HẬU QUÝ BÀ
1. Ti vi đang phát chương trình truyền hình trực tiếp chung kết cuộc thi hoa hậu quý bà. Ba đứa trẻ con ngồi dán mắt vào cái màn hình ti vi 14 inch cũ kỹ, vừa xem vừa tranh nhau bình luận. Đứa lớn nhất bảo:
“Bà áo hồng đẹp chưa mẹ ơi, bà ấy đã gần năm mươi rồi má trông như ba mươi tuổi ý. Đó đó, mẹ thấy chưa?”
Đứa lớn chưa kịp nói hết câu thì đứa thứ hai đã chen vào:
“Không mẹ ơi, đừng nghe chị hai! Vì con thấy bà áo vàng mới là đẹp nhất. Đó đó, cái bà mặc váy vàng, búi tóc cao và đeo sợi dây chuyền to đùng ý”.
Đứa thứ hai vừa nói vừa ôm cổ mẹ nó, một tay chỉ vào ti vi bắt bà mẹ nhìn cho bằng được mới thôi. Thằng út mới có năm tuổi liền tức tốc nhảy thẳng vào trước màn hình ti vi chỉ tay quát lớn:
“Không đúng, bà mặc áo dài trắng mới đẹp nhất. Con tin chắc bà ta sẽ là hoa hậu cho mà xem”.
Hai đứa lớn liền đồng thanh chu miệng quát:
“Im đi! Con nít biết gì mà xấu với đẹp. Nhìn bà ta vừa già vừa xấu sao đoạt giải được hả?”.
Cuộc chiến của ba đứa nhỏ bắt đầu hồi gay cấn. Thằng út đứng chống nạnh ngay giữa màn hình ti vi cãi lại cho bằng được với hai chị kia.
“Có hai chị không biết thì có. Em thấy bà áo trắng mới đẹp nhất”. Nó vừa nói vừa chạy về phía bà mẹ. “Mẹ ha. Con nói đúng mẹ ha, chứ hai bà kia xấu hoắc”.
Đứa út cứ lay lay người mẹ nó mong mẹ gật đầu đồng tình vái mình. Bà mẹ vẫn dở tay với đống bột bánh nên nghe đứa nào nói cái gì cũng đều gật đại cho nó vui, chứ có thì giờ ngước mắt lên ti vi đâu mà biết ai xấu với đẹp? Thỉnh thoảng thằng út chạy tới dựng cái đầu bà lên bắt nhìn lên màn hình ti vi, thì bà mẹ mới thấy được những quý bà thướt tha, lộng lẫy ra sao thôi!
“ừ thì cả ba đứa đều nói đúng. Bà nào cũng đẹp, chí có mẹ chúng mày là xấu nhất vì phải làm quần quật suốt ngày mới có thể nuôi nổi ba cái tàu há mồm này nè”. Vừa nói người mẹ vừa đưa tay véo vào cái má phụng phịu cúa thằng út làm nó đau điếng ré lên.
Cuộc cãi lộn của ba đứa trẻ đã chấm dứt vì ban giám khảo đã trao xong giải, kết quả chẳng có bà nào
Trong bình chọn của ba đứa trẻ được giải cả. Mọi thứ ồn ào giờ đã hết. Ti vi đã tắt còn ba đứa trẻ thì đã lên giường ngủ từ lâu. Căn nhà lại chìm vào yên ắng. Bà mẹ hết nhồi bột xong lại viên tròn nó lại cùng với nhân đậu xanh trộn dừa, gói lại với lá chuối để sớm mai dậy sớm cho vào nồi hấp, rồi mang ra chợ bán. Cái thứ bánh mà người ta vẫn thường gọi là bánh lá gai, đúng là gai góc thật như chính cuộc đời người phụ nữ lam lũ này. Hình như cái sự lam lũ nó đã gắn liền từ khi người phụ nữ này mới cất tiếng khóc chào đời thì phải. Mẹ mất khi vừa tròn một tuổi, nên những tháng ngày tiếp theo phải sống với sự hà khắc cơ cực của người mẹ kế. Mười chín tuổi đi lấy chồng, cuộc đời lại bước sang một cửa khổ ải mới. Sinh hai đứa con gái đầu, gia đình bên chồng lại chỉ mong có một đứa cháu trai, thế là suốt ngày bị đánh đập, nhiếc mắng. Đến khi sinh được thằng út, mới thở phào nhẹ nhóm ngỡ cái sự khổ đã được giảm đi một ít nhưng ai ngờ đùng một cái người chồng lại say xỉn đến bị tai biến. Gánh nặng gia đình lại đè lên đôi vai gầy nhiều hơn.
Chưa bước qua ngưỡng cửa ba lăm mà trông người phụ nữ ấy như gần năm mươi tuổi. Dáng người khô, khuôn mặt dài và hóp, những vết chân chim in đầỵ nơi khóe mắt, còn những đốt xương cổ thì ngày một lộ rõ hơn, nước da đen và mái tóc khô cháy. Mái tóc lúc nào cũng kẹp một cái kẹp búi cao ngay cả trong lúc nằm ngủ. Lúc nào cũng lật đật vội vã, hành trình một ngày của ngưòi phụ nữ này là bốn giờ sáng dậy để bắt đầu ngày mới: hấp bánh, mang ra chợ bán, trưa lại cơm nước để lo cho người chồng đang nằm một chỗ và ba đứa con xong, có những lúc người phụ nữ ấy lại chẳng kịp ăn uống gì, lại phải chạy đi dọn dẹp cho nhà người khác. Lau dọn thuê cho hai ngôi nhà chỉ gói gọn trong một buổi chiều. Cuộc sống cứ cuồn cuộn trôi trong sự vất vả cơ cực làm tàn phai dần nhan sắc một thời. Có lẽ người phụ nữ này chẳng bao giờ biết đến các cửa hiệu spa, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm dành cho các quý bà. Chính vì thế nên không bao giờ người phụ nữ này dám đứng trước gương quá năm phút, bởi soi làm gì khi trong gương chỉ là một người đàn bà xấu xí, đen ngòm và gầy khô. Tưởng chừng như sự sống đang dần biến mất.. !
Có những lúc người phụ nữ như ứa nước mắt khi đứa con gái thứ hai hồn nhiên bảo:
“Mẹ ơi, sao mẹ bạn Hương ở lớp con đã bốn mươi tuổi mà trông trẻ ơi là trẻ, tóc vàng uốn lọn dài như thế này nè. Da thì trắng ơi là trắng, mặc toàn váy bó sát người, mỗi lần đi đón bạn ý, cô ấy bước tù ô tô xuống là cả trường con ai cũng phải ngước nhìn đó mẹ”.
Đó là sự so sánh vô tư của con trẻ. Nó đâu có biết giữa một quý bà làm giám đốc và một người phụ nữ lam lũ cả ngày phải vắt kiệt sức mình để lo cho chồng cho con khoảng cách lớn đến thế nào. Chạy vạy lo cuộc sống mưu sinh, ăn học của ba đứa con và người chồng nằm một chỗ, trên khuôn mặt khắc khổ nhiều vết nhăn kia, ít khi nở nụ cười, trừ những lúc vô tình nghe ai đó bảo: “Con đó vậy mà đẻ hai đứa con gái xinh thật. Khuôn mặt tròn, đôi mắt đen, đôi lông mày dày, mũi dọc dừa, miệng trái tim, dáng cao, y chang thiếu nữ trong tranh”.
Những lúc như vậy người phụ nữ như có một nguồn năng lượng nào đó chảy vào vậy. Người ta vẫn bảo con cái là sự kết tinh của cha mẹ và những mơ ước của cha mẹ hội tụ và truyền vào những đứa con. Đó là một sự kết tinh diệu kỳ của tự nhiên! Phải chăng vì vậy mà hai đứa con gái đẹp đến vậy. Thính thoảng đứa con gái đầu vẫn hay thỏ thẻ vào tai người mẹ.
“Mẹ à, hai năm nữa con sẽ đi thi hoa hậu, sẽ đoạt giải để đem thật nhiều tiền về cho mẹ, lúc đó nhà ta sẽ không nghèo như bây giờ, mẹ sẽ không còn phải vất vả làm quần quật như lúc này”
Viễn cảnh ấy có vẻ xa xăm nhưng người phụ nữ vẫn nở một nụ cười mãn nguyện, lại thấy mình thêm cật lực hơn. Đôi khi trong cuộc sống con người ta vẫn cần một điều gì đó để hy vọng, để nỗ lực ở hiện tại để những khó khăn sẽ được vượt qua một cách dễ dàng hơn.
Buổi cơm trưa diễn ra bình thường, đứa con trai năm tuổi đang bón từng thìa com cho người cha nằm trên giường. Bất chợt, nó quay lại hỏi hai chị nó:
“Sao em thấy trên ti vi toàn là những bà giám đốc, giáo viên, kế toán đi thi hoa hậu, còn những người bán bánh như mẹ mình lại không được đi thi nhỉ?”.
Đứa lớn chống chiếc đũa lên cằm, suy nghĩ một lúc rồi mói trả lời:
“Thì những người phụ nữ đó họ có nhiều tiền và nhiều thời gian làm đẹp, thì mới...”.
Chưa kịp để cho chị mình nói hết câu, đứa thứ hai đã chen vào:
“Chị nói sai rồi, em nghĩ họ được đi thi vì họ có kiến thức, có học vấn thì mới tự tin nói trước đám đông được chứ”.
Đứa chị lập tức bỏ ngay cái bát và đôi đũa đang ăn dở xuống mâm chỉ tay vào mặt em nó nói:
“Em nghe nè, hôm qua có mấy tờ báo đưa tin có mấy quý bà đã lấy bằng tốt nghiệp của người khác, sửa thành tên mình để được đi thi đó”.
Người cha nằm trên giường sau một hồi nghe ba các con tranh luận bỗng lên Tiếng:
“Vậy thì vứt các con ạ! Ba thấy mẹ các con là hoa hậu quý bà mới đúng. Bởi suốt ngày làm lụng cật lực để nuôi ba đứa ăn học, rồi lo chữa bệnh cho ba, chứ có đâu rửng mỡ như mấy quý bà lả lướt trên ti vi”.
Người cha đưa tay véo và má đứa con trai:
“Phải không con trai?”.
Ngoài kia chiếc xe đạp cũ đang dựng ở một góc cửa những giọt mồ hôi vẫn còn đầm đìa trên khuôn mặt người mẹ giữa trưa nắng oi ả, vậy mà tiếng cười nói của bốn cha con trong nhà chợt làm mát lòngngười mẹ. Người đàn bà ấy vừa gỡ từng món hàng trên xe xuống vừa thầm nghĩ, đã quá lâu rồi những tưởng người chồng không còn để ý đến nhan sắc của mình, chỉ mới nghĩ tới đó bất chợt giật mình khi đứa con trai từ phía sau hét lên.
“A cả nhà ơi, hoa hậu quý bà đã đi chợ về!”.
TRẦN TRÀ MY
SÀI GÒN 24/4/2010
Truyện ngắn lọt vào top 30 truyện ngắn hay nhất của cuộc thi Truyện ngắn hay do Tạp chí Tiếp thị Gia đình tổ chức năm 2010