B? NÔNG NGHI?P VÀ CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm sản,
vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh, an toàn nông sản thực phẩm
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng nông, lâm sản, vật tư hàng hóa chuyên ngành nông nghiệp và vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm (sau đây gọi tắt là chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP) đã được quan tâm và thu được một số kết quả tốt. Chất lượng nông sản thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp, nhất là các loại giống cây trồng, vật nuôi và VSATTP từng bước được cải thiện. Tuy vậy, chất lượng nhiều loại nông lâm sản, vật tư nông nghiệp nhìn chung còn thấp; tình hình ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng trong nông sản thực phẩm còn xảy ra, đặc biệt trong rau, quả, chè; việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng, nhất là hoóc môn trong thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây trở nên nghiêm trọng. Tình trạng chất lượng nông lâm sản thấp, không đảm bảo VSATTP đang trở thành sự bức xúc lớn trong xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích và sức khoẻ của người tiêu dùng, đến sự phát triển sản xuất, nhất là đối với những người làm ăn chân chính. Trong khi đó, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng, cao chất lượng nông lâm sản và đảm bảo VSATTP; chưa hình thành được hệ thống chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng và VSATTP; nhiều tiêu chuẩn chất lượng không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa toàn diện và thường xuyên. Bộ máy quản lý chất lượng nông lâm sản và vật tư nông nghiệp chưa được xác định rõ, năng lực thấp, thiếu các nguồn lực cần thiết để hoạt động. Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất còn chậm.
Theo sự phân công của Chính phủ, việc nâng cao chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo VSATTP cho tới khi đưa ra thị trường là trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để khắc phục những tồn tại nêu trên, lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý chất lượng nông lâm, sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:
1. Vụ Khoa học công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất để sửa đổi hoặc xây dựng mới và công bố tiêu chuẩn chất lượng, quy phạm, quy trình thử nghiệm chuẩn đối với các loại nông lâm sản, vật tư nông nghiệp phù hợp với yêu cầu hội nhập, kinh tế quốc tế, đưa vào kế hoạch năm 2007 để thực hiện; trong quý IV năm 2006, công bố mức tồn dư cho phép các loại hoá chất, vi sinh vật trong nông sản thực phẩm.
b) Xây dựng Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP của ngành Nông nghiệp - PTNT (báo cáo trước 30/10/2006) để thực hiện từ năm 2007.
c) Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP trong ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ban hành trước 30/10/2006.
2. Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục BVTV:
a) Chỉ đạo xây dựng các quy trình sản xuất tốt (GAP) trong lĩnh vực trồng trọt (trước hết đối với rau và chè - xong trước 30/10/2006).
b) Hướng dẫn các địa phương xây dựng các vùng sản xuất rau, chè đảm bảo VSATTP.
c) Đề xuất điều kiện chứng nhận cơ sở sản xuất rau đảm bảo VSATTP; mẫu chứng nhận (xong trước ngày 30/10/2006).
d) Hướng dẫn các địa, phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và thường xuyên kiểm tra về chất lượng sản phẩm trồng trọt, phân bón, giống cây trồng.
3. Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Cục Thú y:
a) Chỉ đạo xây dựng các quy trình sản xuất tốt (GAHP) trong chăn nuôi và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
b) Hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh quá trình chuyển đổi hình thức chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi; phát triển mạnh các cơ sở chăn nuôi, giết mổ theo mô hình tập trung, an toàn dịch bệnh.
c) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và thường xuyên kiểm tra về chất lượng sản phẩm chăn nuôi, con giống và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).
4. Cục Bảo vệ thực vật:
a) Hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn dịch và tiết kiệm (IPM, ICM).
b) Hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về BVTV, chú trọng tăng cường quản lý thuốc BVTV, thường xuyên kiểm tra việc sản xuất sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV.
5. Cục Thú Y:
a) Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác thú y, tập trung nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm, LMLM, đậu dê...
b) Hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về thú y, chú trọng tăng cường quản lý thuốc thú y; vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm chăn nuôi; thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y.
6. Cục Lâm nghiệp:
Hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, thường xuyên kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp.
7. Cục chế biến nông lâm sản và Nghề muối:
a) Hướng dẫn các đơn vị địa phương tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP...) trong bảo quản và chế biến nông lâm sản.
b) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng muối và nông lâm sản phẩm đã qua bảo quản, chế biến; máy móc thiết bị cơ khí hoá nông lâm nghiệp, diêm nghiệp.
8. Cục Thuỷ lợi:
Hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn và qui trình xử dụng nước đảm bảo VSATTP và kiểm tra việc thực hiện.
9. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
Hướng dẫn các địa phương lồng ghép việc phổ biến các tiêu chuẩn, qui trình sản xuất tốt, đảm bảo VSATTP trong các chương trình, dự án khuyến nông, đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp, VSATTP.
10. Trung tâm tin học và Thống kê:
a) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tăng cường thông tin về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP trên các trang tin điện tử.
b) Đề xuất và hướng dẫn các địa phương đơn vị thu thập và xử lý các chỉ tiêu thống kê về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP.
11. Các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo:
Chủ động đề xuất và tích cực tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất nông lâm sản sạch, đạt chất lượng cao và đảm bảo VSATTP, tập trung vào các loại rau, quả, chè, chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung.
12. Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ:
Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến vào bảo quản, chế biến, xây dựng vùng sản, xuất nguyên liệu an toàn, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường bộ phận quản lý nhà nước về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp, VSATTP; đầu tư trang thiết bị, bố trí kinh phí cần thiết để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao về lĩnh vực này.
b) Chỉ đạo qui hoạch mở rộng các vùng sản xuất an toàn và triển khai thực hiện, trước hết đối với các loại rau, có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chuyên môn.
c) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, y tế, tăng cường thông tin tuyên truyền về chất lượng nông lâm sản vật tư nông nghiệp và VSATTP.
d) Phối hợp với các cơ quan Y tế, Công an, Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và việc thi hành pháp luật về chất lượng và VSATTP.
14. Chỉ đạo thực hiện:
Các Cục, Vụ có liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi trách nhiệm được giao có trách nhiệm phối hợp để chỉ đạo các đơn vị trong ngành và địa phương thực hiện tốt chỉ thị này; khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; báo cáo Bộ những khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; báo cáo kết quả thực hiện vào tháng 12 hàng năm./.