Văn bản pháp luật: Chỉ thị 68/2007/CT-BNN

Hứa Đức Nhị
Toàn quốc
Công báo số 510 & 511/2007;
Chỉ thị 68/2007/CT-BNN
Chỉ thị
12/08/2007
11/07/2007

Tóm tắt nội dung

Về tăng cường quản lý khai thác và tiêu thụ gỗ sưa

Thứ trưởng
2.007
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

CH? TH? C?A B? TRU?NG

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Về tăng cường quản lý khai thác và tiêu thụ gỗ sưa

Gỗ sưa (tên địa phương: Trắc thối, Huỳnh đàn, Huê mộc vàng), tên khoa học là Dalbrgia tonkinensis Prain thuộc loài quý, hiếm nhóm IA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loại gỗ này nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Thời gian gần đây, ở một số địa phương như: Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình... tình hình khai thác trái phép loại gỗ nêu trên (kể cả gốc, rễ, cành ngọn, các loại mảnh vụn) từ rừng tự nhiên diễn ra rất phức tạp; tình hình vận chuyển trái phép gỗ sưa diễn ra khó kiểm soát; một số địa phương khác, người dân tự gây trồng được loài gỗ quý, hiếm này, khi biết gỗ có giá trị cao đã xin khai thác khi cây chưa đủ tuổi khai thác.

Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng trên, đồng thời để bảo tồn loài cây gỗ sưa đã được gây trồng trong nhân dân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay những nội dung sau:

1. Việc quản lý đối với gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên

- Thực hiện nghiêm túc các quy định và nghiêm cấm việc khai thác, khai thác tận dụng, tận thu gốc, rễ, cành ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên với mọi hình thức.

- Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh) để triển khai một số công việc sau:

+ Tổ chức đánh giá tình trạng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương để có phương án quản lý, bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ những khu rừng có loài cây gỗ sưa.

+ Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Công an tỉnh tập trung điều tra làm rõ những đối tượng chuyên khai thác, mua, bán, vận chuyển trái phép gỗ sưa, kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thống kê khối lượng gỗ sưa các loại là tang vật của những vụ vi phạm hành chính và vụ án hình sự (tính đến thời điểm hiện nay) trên địa bàn, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đề nghị tạm thời dừng việc xuất bán, tiêu thụ loại gỗ sưa là tang vật của những vụ vi phạm hành chính và vụ án hình sự cho đến khi lập lại được trật tự trong quản lý, bảo vệ rừng gỗ sưa.

2. Việc quản lý gỗ sưa có nguồn gốc từ rừng trồng

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện ngay việc thống kê về loài cây và diện tích trồng (đối với rừng trồng tập trung) các loài cây thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA (trong đó có loài cây gỗ sưa) của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được trồng qua các năm tại địa phương, lập sổ theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Trước mắt tạm dừng việc khai thác loài cây gỗ sưa có nguồn gốc do tự gây trồng đến khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Giao Cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ tham mưu cho Bộ trưởng ban hành những quy định cụ thể về quản lý việc khai thác, tiêu thụ đối với loài thực vật rừng quý, hiếm nhóm IA do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình gây trồng; theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=13381&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận