NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng khôngdân dụng
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hàngkhông dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị củaCục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là hành vi vô ý hoặc cố ýcủa tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hàng không dân dụng mà chưa tớimức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định tại Nghị địnhnày bao gồm:
a)Vi phạm trong hoạt động khai thác bay;
b)Vi phạm trong hoạt động quản lý bay;
c)Vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng không;
d)Vi phạm các quy định về bán vận chuyển, giá cước và dịch vụ đặt chỗ;
đ)Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng hàng không.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng khôngdân dụng trên lãnh thổ Việt Nam và vùng trời thuộc trách nhiệm quản lý của ViệtNam đều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dândụng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốctế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3.Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng khôngdân dụng bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuântheo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định cụ thểtại Nghị định này.
2.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải do ngườicó thẩm quyền quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Nghị định này thực hiện.
3.Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải đượcđình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành kịp thời, công minh; mọi hậuquả do vi phạm hành chính gây ra phải được khẩn trương khắc phục theo đúng quyđịnh của pháp luật.
Tổchức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụnggây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việcbồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra được tiến hành theo thỏathuận giữa các bên. Đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng mà các bên không tựthoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường;những thiệt hại trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dânsự.
4.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiệnnhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiềungười cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đềubị xử phạt.
5.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải căn cứvào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặngđể quyết định hình thức, biện pháp, mức xử phạt thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ,tăng nặng theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại các điều 7 và 8của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6.Không xử phạt hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệchính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc cá nhân có hành vi vi phạm khi đang mắc bệnhtâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vicủa mình.
7.Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hànhchính.
Điều 4. Các hình thức xử phạt
1.Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, tổchức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a)Cảnh cáo;
b)Phạt tiền.
2.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực hàng không dân dụng còn bị áp dụng một hoặc nhiều hìnhthức xử phạt bổ sung sau đây:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép;
b)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3.Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và 2của Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hànhchính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b)Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi viphạm hành chính gây ra;
c)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với những thiệt hạiđến 1.000.000 đồng;
d)Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
4.Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp xử lý đối với từnghành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được quy định cụthể tại Chương II của Nghị định này.
5.Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt phải tương ứng với tính chất, mức độcủa hành vi vi phạm; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thểgiảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạttiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên caohơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt
1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là 1năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy địnhtại các khoản 2 và 3 của Điều này.
2.Thời hiệu xử phạt là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính đượcáp dụng đối với hành vi vi phạm về giá cước, lệ phí hàng không, xây dựng, lắpđặt công trình và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.
3.Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theothủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ ánthì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính. Thời hiệuxử phạt trong trường hợp này là 3 tháng kể từ khi có quyết định đình chỉ.
4.Nếu quá thời hạn nói tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này thì không bị xử phạtnhưng có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
a)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hànhchính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b)Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi viphạm hành chính gây ra;
c)Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
5.Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này, nếu cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việcxử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạmhành chính mới hoặc từ thời điểm trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt
Tổchức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng,nếu quá 1 năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệulực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xửphạt vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 7. Vi phạm trong hoạt động khai thác bay
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Đưa vào sử dụng tầu bay, động cơ và các trang thiết bị của tầu bay yêu cầu cógiấy phép mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạmcác quy định của giấy phép được cấp;
b)Làm hư hại tầu bay hoặc trang thiết bị của tầu bay.
2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thực hiện chuyến bay trên lãnh thổ Việt Nam không có đầy đủ thành phần tổ bayphù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký tầu bay;
b)Tầu bay không có dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký khi bay trên lãnh thổViệt Nam;
c)Không có chứng chỉ đủ điều kiện bay còn hiệu lực phù hợp với quy định của quốcgia đăng ký tầu bay và phù hợp với các tiêu chuẩn mà Việt Nam thừa nhận;
d)Vi phạm các quy định về lắp đặt hoặc sử dụng thiết bị vô tuyến trên tầu bayhoặc thiết bị vô tuyến đặt ở mặt đất để liên lạc với tầu bay trong lãnh thổViệt Nam;
đ)Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hoặc tiến hành thử nghiệm tầu bay, động cơvà trang thiết bị trên tầu bay mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.
3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Vi phạm quy tắc chuẩn bị chuyến bay, làm thủ tục chuyến bay và lập kế hoạchbay;
b)Thả các thiết bị, vật dụng vào không trung gây mất an toàn bay;
c)Vi phạm các quy định về bảo đảm trọng tâm, trọng tải tầu bay;
d)Vi phạm quy định về mang bằng, chứng chỉ, giấy tờ, tài liệu khi khai thác tầubay và các thiết bị kỹ thuật hàng không;
đ)Vi phạm các quy định của bằng, chứng chỉ hoặc không thực hiện các yêu cầu đốivới giấy tờ, tài liệu khi khai thác tầu bay và các trang thiết bị hàng không;
e)Không báo cáo kịp thời về tai nạn, sự cố kỹ thuật nghiêm trọng của tầu bay vàcác trang thiết bị hàng không;
g)Vi phạm thủ tục kiểm tra an toàn và an ninh hàng không.
4.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a)Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tầu bay, không tuân thủ mệnh lệnh của người chỉhuy tầu bay khi tầu bay đang bay;
b)Không thông báo kịp thời tin tức về tai nạn tầu bay cho chính quyền địa phương,tổ chức tìm kiếm - cứu nguy hoặc tổ chức hàng không gần nhất;
c)Không thực hiện nghĩa vụ giúp đỡ tìm kiếm - cứu nguy người, bảo quản tầu bay bịnạn và tài sản trên tầu bay đó.
5.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vicản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra hoạt động khai thác bay.
6.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép, bằng, chứng chỉ đến 3 tháng đối với các hành vivi phạm quy định tại điểm a khoản 1, các điểm d và đ khoản 3 của Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại điểm đ khoản 2 của Điều này.
7.Buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 củaĐiều này.
Điều 8. Vi phạm trong hoạt động quản lý bay
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thực hiện chuyến bay chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
b)Tự ý thay đổi hành trình bay, chế độ bay mà không được phép của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền, trừ trường hợp bất khả kháng;
c)Bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế, khu vực nguy hiểm khi không được phépcủa cơ quan có thẩm quyền;
d)Cung cấp các thông tin không trung thực hoặc có những hành vi lừa dối khi xinphép bay;
đ)Vi phạm điều kiện quy định ở phép bay được cấp.
2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thực hiện chuyến bay quốc tế cất cánh, hạ cánh tại sân bay nội địa mà không đượcphép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b)Không thông báo cho cơ quan cấp phép bay khi tự hủy chuyến bay đã được cấpphép;
c)Thực hiện hạ cánh ở những nơi không được quy định ở phép bay, trừ trường hợp hạcánh bắt buộc;
d)Thực hiện chuyến bay thao diễn, luyện tập trên khu vực đông dân mà không đượcphép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Bay không đúng đường hàng không quy định;
b)Vi phạm các phương thức thực hành bay;
c)Không tuân thủ quy tắc bay qua biên giới;
d)Không chấp hành huấn lệnh của cơ quan quản lý bay khi không có lý do chínhđáng;
đ)Không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý bay khi không thực hiện nhiệm vụchuyến bay, kế hoạch bay hoặc sự chỉ dẫn của cơ quan quản lý bay;
e)Can thiệp vào hoạt động điều hành bay mà không được phép của người có thẩmquyền.
4.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thực hiện các công việc trong lĩnh vực quản lý bay (không lưu, không báo và bảnđồ hàng không, thông tin, dẫn đường, giám sát, khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứunạn, khí tượng hàng không) mà không có bằng hoặc chứng chỉ còn giá trị do cơquan có thẩm quyền cấp;
b)Khai thác các thiết bị, phương tiện chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý bay khichưa được cấp giấy phép khai thác theo quy định;
c)Vi phạm các tiêu chuẩn, điều kiện khai thác, vận hành, sửa chữa, hiệu chuẩn cácthiết bị chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý bay;
d)Vi phạm các tiêu chuẩn về tĩnh không hàng không;
đ)Chiếm dụng hoặc khai thác trùng lắp các tần số rada, vô tuyến dành riêng chohoạt động hàng không dân dụng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.
5.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mộttrong các hành vi sau:
a)Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý bay thích hợphoặc không thực hiện chỉ dẫn của cơ quan quản lý bay trong trường hợp phát hiệnngười, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác bị nạn ngoài tầu bay;
b)Chụp ảnh, quay phim từ trên không, sử dụng các thiết bị điện tử hoặc liên lạcvô tuyến cá nhân trên tầu bay khi không được phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.
6.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vicản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra hoạt động quản lý bay.
7.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tướcquyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tạiđiểm b khoản 2 của Điều này.
8.Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối vớihành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ khoản 4 của Điều này.
Điều 9. Vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng không
1.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như súng đạn, chất nổ, chất dễ cháy bằng tầu baymà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b)Vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện mà không được phép của cơquan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.
2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quyđịnh về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng tầu bay.
3.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành viđưa người, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện và các đồ vật khác lên tầu baykhông đúng thủ tục quy định.
4.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vicản trở hoặc không chấp hành yêu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm trahoạt động vận chuyển hàng không.
5.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại điểm b khoản 1 của Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 2 của Điều này.
Điều 10. Vi phạm các quy định về bán vận chuyển, giá cước vàdịch vụ đặt chỗ
1.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thực hiện hoạt động bán vận chuyển hàng không tại Việt Nam khi chưa được phéphoặc chưa đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy địnhcủa giấy phép được cấp;
b)Xuất vận đơn hàng không thứ cấp khi chưa được phép hoặc chưa đăng ký với các cơquan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấy phép được cấp;
c)Vi phạm những quy định về áp dụng giá cước vận chuyển hàng không;
d)Thực hiện hoạt động khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máy tính tại Việt Nam khichưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định củagiấy phép được cấp;
đ)Khai thác hệ thống quản lý chỗ dùng riêng tại Việt Nam khi chưa đăng ký với cơquan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng hệ thống quản lý chỗ dùng riêng vàoviệc phân phối dịch vụ của các doanh nghiệp khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máytính tại Việt Nam.
2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Thay đổi địa điểm văn phòng bán vé khi chưa được phép của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền;
b)Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động bán vận chuyển hàng không tại Việt Namtheo quy định;
c)Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về phân phối sản phẩm vận chuyển hàngkhông tại Việt Nam khi khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máy tính và sử dụng dịchvụ đặt chỗ bằng máy tính;
d)Thực hiện chức năng đại diện cho các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Namkhi chưa được phép hoặc chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc viphạm các quy định của giấy phép được cấp.
3.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vicản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra hoạt động bán vận chuyển, giá cước và dịch vụ đặt chỗ.
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại điểm a, b, d khoản 1 và điểm d khoản 2 của Điều này.
b)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm đối với hành vi vi phạmquy định tại điểm đ khoản 1 của Điều này.
5.Buộc bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản1 của Điều này.
Điều 11.Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng hàng không
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành visau đây:
a)Thành lập, mở rộng, cải tạo cảng hàng không, sân bay mà không có giấy phép củacơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép đượccấp;
b)Mở cảng hàng không, sân bay cho giao lưu hàng không quốc tế mà không có giấyphép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phépđược cấp.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang thiết bị, đài trạm thông tin, chỉ huy bay,các trang thiết bị khác trong khu bay;
b)Điều khiển, đưa vào khai thác tại khu bay các phương tiện mặt đất không đáp ứngđiều kiện kỹ thuật;
c)Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây tại khuvực lân cận cảng hàng không, sân bay khi không được phép của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền hoặc hạn chế tĩnh không sân bay gây ảnh hưởng đến hoạtđộng và bảo đảm an toàn của cảng hàng không, sân bay.
3.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành visau:
a)Làm hỏng trang thiết bị tại cảng hàng không;
b)Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các đồ vật và chất nguy hiểm khác vào các khuvực hạn chế tại cảng hàng không mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;
c)Đưa người, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện và các đồ vật khác chưa đượclàm thủ tục vận chuyển hàng không và kiểm tra an ninh hàng không vào các khuvực hạn chế tại cảng hàng không;
d)Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vậtghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không.
4.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mộttrong các hành vi sau:
a)Làm hư hỏng tài sản, trang thiết bị tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàngkhông, sân bay;
b)Điều khiển phương tiện mà không có bằng, chứng chỉ hoặc không được phép của cơquan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấpđối với hoạt động tại các khu vực của cảng hàng không (đi lại không đúng luồng,tuyến, vượt quá tốc độ quy định hoặc đỗ không đúng vị trí );
c)Không mua lệ phí khi vào hoạt động tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàngkhông, sân bay;
d)Cho thuê, mượn, giả mạo giấy phép để vào sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàngkhông, sân bay;
đ)Gây mất trật tự an toàn đối với hoạt động tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảnghàng không, sân bay;
e)Đặt các vật thu hút chim chóc tụ tập trong khu vực cảng hàng không;
g)Treo biển quảng cáo, dán tranh áp phích, cổ động trong khu vực cảng hàng khôngmà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy địnhcủa giấy phép được cấp;
h)Tiến hành hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực cảng hàng không mà khôngcó giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấyphép được cấp;
i)Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhận dạng, thẻ kiểm soát an ninh hàng khôngvà giấy phép hoạt động tại cảng hàng không;
k)Vi phạm các quy tắc đặt đèn hiệu, ký hiệu nhận biết các toà nhà, công trìnhtrong khu vực lân cận cảng hàng không;
l)Đặt trong khu vực cảng hàng không các ký hiệu, thiết bị giống các ký hiệu,thiết bị dùng để nhận biết sân bay;
m)Đặt các vật dễ cháy, vật nổ trong khu vực cảng hàng không.
5.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mộttrong các hành vi sau:
a)Tự ý vào khu vực cách ly;
b)Làm hư hại các ký hiệu nhận biết cảng hàng không, sân bay.
c)Chăn thả trâu, bò, gia súc trong khu vực đường băng, đường lăn, sân đỗ tầu bay,lề bảo hiểm của đường cất - hạ cánh;
d)Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểmtra hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay.
6.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 1 của Điều này.
b)Tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tạiđiểm b, d, g, h và i khoản 4 của Điều này.
7.Buộc khắc phục hậu quả hoặc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép và bồi thườngthiệt hại nếu có đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 2,điểm a, d khoản 3, điểm a, e, g, k, l, m khoản 4 và điểm b khoản 5 của Điềunày.
Điều 12. Ápdụng các văn bản pháp luật khác về xử phạt vi phạm hành chính
1)Các hành vi vi phạm an ninh trật tự tại khu vực cảng hàng không bị xử phạt theoquy định tại điểm c khoản 1 Điều 5, điểm b khoản 2 Điều 16, điểm b khoản 1 Điều17 của Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
2)Các hành vi gây mất vệ sinh hoặc ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực cảnghàng không bị xử phạt theo các quy định tương ứng của Nghị định số 26/CP ngày26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môitrường và Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Uỷ bancác cấp
Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyềnxử phạt theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương có liên quan đếnhoạt động hàng không dân dụng.
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh trachuyên ngành hàng không dân dụng.
1.Chánh thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c)Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp xử lý khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.Thanh tra viên chuyên ngành hàng không dân dụng đang thi hành công vụ có quyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c)Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000đồng;
d)Áp dụng các biện pháp quy địnhtại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 15.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an, Hải quan và Thuế
Trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, người có thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan và Thuế có quyền xử phạtđối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy địnhtại các điều 29, 30 và 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bảnpháp luật khác có liên quan.
Điều 16. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt
1.Các cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hàng không dân dụng thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.
2.Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thuộc thẩmquyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiênthực hiện.
Chương IV
THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 17. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt chính
1.Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, ngườicó thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.
2.Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo thì người có thẩmquyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy địnhtại Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3.Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền thì người cóthẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo quyđịnh tại Điều 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu người lập biên bảnkhông đủ thẩm quyền xử phạt hoặc không có thẩm quyền xử phạt thì phải kịp thờigửi biên bản và các hồ sơ liên quan đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xửphạt.
Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩmquyền phải ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Xử lývi phạm hành chính. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể kéodài nhưng không quá 30 ngày.
4.Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc ngày được ghi trong quyếtđịnh nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày ký.
Quyếtđịnh xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và nơi thu tiền phạttrong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định phạt tiềntừ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
5.Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết địnhxử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vớiCục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định việc thu và sử dụng tiền phạt đối vớihành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
6.Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt.
Điều 18. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
1.Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép về hoạt động hàng không dân dụngtuân theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
a)Người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phéptrong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình không chấm dứt hành vi viphạm hoặc có nhiều khả năng tiếp tục vi phạm sau khi đã có quyết định đình chỉvi phạm;
b)Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấyphép phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về tên, loại, số giấy phép và thờihạn tước quyền sử dụng giấy phép, đồng thời phải có văn bản thông báo cho cơquan đã cấp giấy phép đó biết, trong đó ghi rõ lý do và thời hạn giấy phép bị tướcquyền sử dụng;
c)Trường hợp xét thấy loại giấy phép hoặc thời hạn tước quyền sử dụng giấy phépcần áp dụng vượt quá thẩm quyền quyết định của mình, người có thẩm quyền xửphạt phải ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩmquyền xử phạt cấp trên hoặc cơ quan đã cấp giấy phép đó ra quyết định tướcquyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép.
2.Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụnggiấy phép có thời hạn đối với trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm cóthể thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả do hành vi vi phạm gâyra, chấm dứt vi phạm và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm saumột thời hạn nhất định.
a)Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng phải nằm trong thời hạn đượcquy định đối với hành vi vi phạm liên quan và tương ứng với khoảng thời giancần thiết cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể khắc phục, hạn chế hậu quả viphạm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong quyết định xử phạt và loại bỏcác nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm;
b)Kết thúc thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyếtđịnh tước quyền sử dụng giấy phép phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhânsử dụng giấy phép đó.
3.Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụnggiấy phép vô thời hạn hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó thu hồi giấyphép đối với trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn hoặc tái phạm nhiều lần.
4.Trường hợp phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, không tuân thủtheo thủ tục quy định hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyềnxử phạt phải thu hồi ngay giấy phép, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quanđã cấp giấy phép và các cơ quan có thẩm quyền liên quan biết.
Điều 19. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện sử dụng đểthực hiện hành vi vi phạm hành chính
1.Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo quy định tạiĐiều 51 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3.Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo quy định tại Điều 52của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 20. Thi hành quyết định xử phạt
1.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dândụng phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày đượcgiao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và được ghirõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạtkhông tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có quyền ápdụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
2.Việc tổ chức cưỡng chế thi hành và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hànhquyết định xử phạt phải tuân theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 21. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1.Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng được thực hiện theo các biện pháp sau:
a)Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoảntại ngân hàng;
b)Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c)Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2.Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có quyền ra quyết định cưỡng chế và cótrách nhiệm tổ chức việc cưỡng chế.
3.Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cùng cấp và phảiphối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tạiNghị định này để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi đượcyêu cầu.
4.Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiệncác biện pháp cưỡng chế.
Điều 22. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt
Quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng hết hiệu lựcthi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổchức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu nóitại Điều này.
Chương V
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dândụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính của người đã ra quyết định.
a)Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo các quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo;
b)Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền,tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dândụng vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc tháo dỡ côngtrình xây dựng;
c)Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì tổ chức, cánhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có thểkhởi kiện tại toà hành chính theo quy định của pháp luật.
2.Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vivi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng của các tổ chức, cá nhânkhác theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3.Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi tráipháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng.
Việcgiải quyết tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo.
Điều 24. Xử lý vi phạm
1.Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dândụng mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịpthời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.Người bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng nếu cóhành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc thựchiện quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25.Hiệu lực thi hành.
1.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trước đây trái với Nghịđịnh này đều bị bãi bỏ.
2.Căn cứ khoản 2 Điều 108 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12năm 1991và Luật sửa đổi một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày20 tháng 4 năm 1995, các mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựchàng không dân dụng được điều chỉnh, áp dụng theo Nghị định này.
Điều 26.Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1.Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hànhNghị định này.
2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.