Văn bản pháp luật: Nghị định 139/2013/NĐ-CP

Nguyễn Tấn Dũng
Toàn quốc
Nghị định 139/2013/NĐ-CP
Nghị định
08/12/2013
22/10/2013

Tóm tắt nội dung

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thủ tướng
2.013
Chính phủ

Toàn văn

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ

công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão

 __________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xlý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điu; phòng, chống lụt, bão.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thm quyền xử phạt và thm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điu; phòng, chống lụt, bão.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đxử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.

Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép gồm: Giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi do chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép;

b) Buộc nộp số tiền chi phí cho việc điều động cứu hộ.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão là 50.000.000 đồng.

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chc bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 5. Vi phạm gây cản tr dòng chảy của công trình thủy lợi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi ngâm tre, lung, nứa, lá, gỗ; cắm đăng đó; chất chà; trồng rau hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điu này.

Điều 6. Vi phạm quy đnh về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi với khối lượng dưới 01 m3.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 05 m3.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thủy lợi với khối lượng từ 05 m3 trở lên.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng nhỏ hơn 500 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy li

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đi với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện sai nội dung quy định trong quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập quy trình vận hành hồ chứa nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đng đối với hành vi vận hành hồ chứa nước trái quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi sai mục đích sử dụng.

Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất để làm lều, quán trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn thả gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trái phép các hoạt động du lịch, thể thao hoặc các dịch vụ khác với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng trái phép đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, hệ thống cáp điện, cáp thông tin và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

đ) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c Khoản 2; Điểm b, c, đ Khoản 4; Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm a và Điểm d Khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về điều khiển xe cơ giới qua công trình thủy lợi

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới vượt quá mức quy định về tải trọng cho phép khi đi qua công trình thủy lợi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi mà không được phép đi qua.

Điều 11. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:

a) Trồng cây lâu năm;

b) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản;

c) Nghiên cứu khoa học.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo về quá trình hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:

a) Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;

c) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;

d) Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

đ) Chôn, lấp chất thải;

e) Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước;

g) Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong giấy phép sử dụng chất nổ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sdụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 3 Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm a, Điểm d, Điểm e Khoản 3 Điều này.

Chương III

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU

Điều 12. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng dưới 10 cây;

b) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng dưi 01 m3;

c) Để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng dưới 01 m3;

d) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão với khối lượng dưới 01 m3.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng từ 10 cây trở lên;

b) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 05 m3;

c) Để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng từ 01 m3 trở lên;

d) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão với khối lượng từ 01 m3 trở lên;

đ) Đvật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát với khối lượng dưới 10 m3.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đchất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 05 m3 trở lên;

b) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát lũ với khối lượng từ 10 m3 trở lên;

c) Đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều;

d) Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê;

đ) Sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cng qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;

b) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm b Khoản 5 Điu này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm a, b, c, đ Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3; Điểm b Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;

b) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 1; Đim d Khoản 2 Điu này;

c) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng trái với quy định tại Điều 26 Luật đê điều.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Luật đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mở rộng trái phép mặt bằng xây dựng với diện tích dưới 05 m2 khi sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mở rộng trái phép mặt bằng xây dựng với diện tích từ 05 m2 trở lên khi sửa chữa, cải tạo công tnh, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ phần công trình, nhà ở đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật đê điều về xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều mà không có văn bản chp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định trong giấy phép, văn bản chấp thuận cho các hoạt động liên quan đến đê điều

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai quy định trong giấy phép quy định tại Điều 31 của Luật đê điều.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai quy định trong giấy phép quy định tại Khoản 1 Điều 25; Khoản 2, Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27 và văn bản chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật đê điều.

3. Hình thức xử phạt b sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện Quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.

Chương IV

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỔNG LỤT, BÃO

Điều 18. Vi phạm gây hư hại đến công trình phòng, chống lụt, bão

1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu trái phép tàu thuyền, bè mảng, các phương tiện khác vào công trình phòng, chống lụt, bão.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khoan thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão;

b) Sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống lụt, bão.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định trong xây dựng gây ảnh hưng đến công trình phòng, chống lụt, bão

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng sai quy định trong giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm hư hỏng công trình phòng, chống lụt, bão.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 20. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó lụt, bão

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện sơ tán để đảm bảo an toàn;

b) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc di chuyển để phòng, chống lụt, bão, áp thấp nhiệt đới của tàu thuyền đang hoạt động trên sông hoặc hồ chứa nước.

2. Phạt tiền từ 500.000 đng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu tàu, thuyn tránh, trú bão không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về vic di chuyển để phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết nguy hiểm của tàu thuyền đang hoạt động trên biển.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đi với hành vi không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết nguy hiểm trên biển.

Điều 21. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống lụt, bão

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo sai vị trí tàu, số lượng người trên tàu; tình trạng tai nạn tàu thuyền của mình đang hoạt động trên biển khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, gây phí tổn cho tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;

b) Không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thi để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn của người có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp của tàu thuyền trên biển, nhưng khi lực lượng cứu hộ di chuyển đến mà không hợp tác, gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp số tiền chi phí cho việc điều động cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 1 Điu này.

Điều 22. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả lụt, bão

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếm dụng hàng hóa, nhu yếu phẩm cứu trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng của lụt, bão.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại hàng hóa hoặc giá trị hàng hóa đã chiếm dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương V

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Đim a, b Khoản 3 Điu 3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối vi các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống lụt, bão

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về phòng, chống lụt, bão đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra Sở có nhiệm vụ về phòng, chống lụt, bão; Trưởng đoàn thanh tra của Tổng cục, Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chng lụt, bão có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điu 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra của Bộ có nhiệm vụ về phòng, chống lụt, bão có quyn:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng, chống lụt, bão có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 26. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Đim b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

6. Ngoài những người quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, những người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an nhân dân phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyn xử phạt theo quy định tại Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 20.000.000 đng đối với các hành vi vi phạm hành chính vkhai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chng lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i Khoản 1 Điu 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Đim a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 28. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

Thẩm quyền của Cảnh sát biển trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này, như sau:

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

6. Chhuy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điu 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 29. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Chương V Nghị định này.

2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau:

a) Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều;

c) Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão.

Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện nhưng vn còn thời hiệu xử phạt hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định vxử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=32530&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận