NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứngkhoán và thị trường chứng khoán
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị củaChủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán lànhững hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lýNhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chưa đến mức truy cứutrách nhiệm hình sự và theo quy định khác của pháp luật phải bị xử phạt hànhchính.
2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm:
a)Vi phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán;
b)Vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán;
c)Vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưuký chứng khoán;
d)Vi phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin và cản trở hoạt động thanh tra, kiểmtra.
3.Mọi tổ chức, cá nhân trong nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcchứng khoán và thị trường chứng khoán đều bị xử phạt theo Nghị định này.
Tổchức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thịtrường chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũngbị xử phạt hành chính theo Nghị định này, trừ trường hợp các Điều ước Quốc tếliên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Hình thức xử phạt và biện pháp khác
1.Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán, tổ chức, cá nhân vi phạm phải bị áp dụng một trong hai hình thứcxử phạt chính:
Phạtcảnh cáo. Áp dụng trong trường hợp vô ý viphạm; vi phạm nhỏ lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạttiền. Mức phạt tiền được áp dụng theo khung phạt tiền quy định tại Nghị địnhnày. Trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt thấp hơn, nhưngkhông dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền. Trường hợp vi phạm có tình tiếttăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn, nhưng không vượt quá mức tối đa củakhung phạt tiền.
2.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng một hoặcnhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động kinhdoanh chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn hoặckhông thời hạn;
b)Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà cóvà số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm trái phép;
3.Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1và 2 Điều này, tổ chức, cánhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a)Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng tháiban đầu;
b)Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
c)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của phápluật.
Cáchình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại các khoản 2, 3Điều này được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết, nhằm xử lý triệt để viphạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quảdo vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gâyra.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạtvi phạm hành chính
1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính đó được thực hiện. Nếuquá thời hạn nói trên, thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện phápbuộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
2.Đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định về chứng khoán và thị trường chứngkhoán mà bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủtục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ ánthì bị xử phạt hành chính nếu có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tạiNghị định này. Thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyếtđịnh đình chỉ nói trên.
3.Trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm hành chính mới về hoạt động chứng khoán và thị trường chứngkhoán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệunói tại khoản 1, 2 Điều này.
4.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm kể từ ngày thihành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xửphạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
MỤC I: VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
RA CÔNG CHÚNG
Điều 4. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về phát hànhchứng khoán ra công chúng
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có các thông tin sai lệchhoặc che dấu sự thực;
b)Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi đượcphép phát hành chứng khoán;
c)Phân phối chứng khoán trước khi thực hiện việc công bố phát hành;
d)Phát hành chứng khoán không theo đúng nội dung ghi trong giấy phép phát hànhvề: số lượng, chủng loại chứng khoán, thời hạn phát hành;
e)Thông báo phát hành chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng khôngđúng nội dung và thời gian quy định, hoặc đăng ký phát hành nhưng không công bốrõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyềnchuyển đổi chứng khoán, quyền khác cho các cổ đông và người đầu tư.
2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thamgia soạn thảo hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng (báo cáo kiểmtoán, báo cáo đánh giá tài sản và các văn bản ký cam kết bảo lãnh phát hành) cósự giả tạo trong hồ sơ xin phép phát hành.
3.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phát hànhchứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy phép.
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán trong thời hạn 60 ngày đốivới trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán không thời hạn trong trườnghợp tái phạm các quy định tại khoản 1 hoặc vi phạm quy định tại khoản 2 Điềunày.
c)Tịch thu toàn bộ các khoản thu dịch vụ của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmquy định tại khoản 2 Điều này.
5.Áp dụng các biện pháp khác:
Trongtrường hợp tổ chức phát hành bị xử phạt bổ sung quy định tại điểm a, b khoản 4Điều này nếu người đầu tư có yêu cầu huỷ bỏ việc đặt mua hoặc trả lại chứngkhoán đã mua thì tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành;hoàn trả tiền mua chứng khoán, tiền đặt cọc và phải chịu tiền lãi tính theo lãisuất không kỳ hạn của ngân hàng chỉ định thanh toán trên số tiền đã mua hoặctiền đặt cọc cho người mua trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày có quyết địnhđình chỉ phát hành hoặc quyết định thu hồi giấy phép phát hành.
MỤC II: VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Điều 5.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động giao dịch chứngkhoán
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hànhvi vi phạm sau đây:
a)Tự mình hoặc thông đồng với người khác, thực hiện đồng thời việc mua hoặc bánmột loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo;
b)Thực hiện giao dịch mua hoặc bán chứng khoán mà không thực hiện chuyển quyền sởhữu chứng khoán nhằm mục đích thay đổi giá cả thị trường của loại chứng khoánđó;
c)Sử dụng hoặc tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác để thực hiện việc mua, đặtmua hoặc bán, đặt bán chứng khoán;
d)Tạo ra và tuyên truyền thông tin sai sự thật nhằm làm thay đổi giá cả chứngkhoán, gây nhiễu loạn thị trường chứng khoán;
e)Liên tục mua chứng khoán giá cao hoặc liên tục bán chứng khoán với giá thấp đểlàm thay đổi giá chứng khoán trên thị trường;
g)Bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểmgiao dịch;
h)Mua, bán chứng khoán niêm yết bên ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sởgiao dịch chứng khoán;
i)Tổ chức phát hành, thực hiện việc mua, bán lại chứng khoán của chính mình khichưa được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước.
2.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn 45ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp vi phạm các quy định tạikhoản 1 Điều này; nếu hết thời hạn đó mà vẫn không khắc phục được vi phạm thìbị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán không thờihạn;
b)Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chínhquy định tại khoản 1 Điều này.
3.Áp dụng các biện pháp khác:
a)Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm qui định tạicác điểm g, h, i khoản 1 Điều này;
b)Buộc bồi thường thiệt hại cho người đầu tư đối với trường hợp vi phạm qui địnhtại các điểm a, b, c, e, khoản 1 Điều này.
Điều 6.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cổ đông hoặc thâu tómdoanh nghiệp
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch, mua, bán chứng khoán làm thay đổi việcnắm giữ từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên hoặc không còn nắm giữ 5% cổphiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành mà không báo cáo với Trung tâmgiao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán trong 24 giờ;
b)Tổ chức, cá nhân hoặc người liên quan đến việc mua chứng khoán để nắm giữ trên25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành mà không qua đấu giácông khai theo quy định của Ủyban Chứng khoán Nhà nước;
c)Cổ đông sáng lập nắm giữ ít hơn 20% vốn cổ phần của một tổ chức phát hành hoặcthời hạn nắm giữ chưa đạt mức quy định tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợtphát hành.
2.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc cá nhân nướcngoài thực hiện giao dịch, mua chứng khoán để nắm giữ cổ phiếu hoặc trái phiếucủa một tổ chức phát hành vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật.
3.Áp dụng các biện pháp khác:
Buộckhôi phục lại đúng các tỷ lệ theo quy định đối với trường hợp vi phạm điểm b, ckhoản 1 và khoản 2 Điều này.
MỤC III: VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH,
ĐĂNG KÝ, THANH TOÁN BÙ TRỪ, LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN
Điều 7.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép hoạt độngkinh doanh và dịch vụ chứng khoán
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Sử dụng tên gọi không đúng quy định trong giấy phép hoạt động hoặc giấy phépđặt văn phòng đại diện được cấp;
b)Hoạt động vi phạm điều lệ hoặc sửa đổi điều lệ mà chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấpthuận;
c)Tổ chức khai trương hoạt động khi chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quyđịnh của pháp luật.
2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hànhvi vi phạm sau đây:
a)Tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa đượccấp giấy phép;
b)Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép;
c)Hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán trong lĩnh vực mà giấy phépkhông quy định hoặc giấy phép đã hết hạn;
d)Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép hoạt động hoặc giấy phép mở chi nhánh, giấy phépđặt Văn phòng đại diện;
e)Chuyển hoặc thay đổi trụ sở, đóng hay mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện,thay đổi Giám đốc hoặc Phó giám đốc (Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc) củatổ chức kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
g)Tách ra hoặc sáp nhập với tổ chức kinh doanh chứng khoán khác khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấpthuận.
3.Hình thức xử phạt bổ sung:
a)Tịch thu toàn bộ các khoản thu được đối với trường hợp vi phạm quy định tại cácđiểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày và cóthể gia hạn thêm 15 ngày đối với trường hợp vi phạm tại điểm b, khoản 1; cácđiểm b, c, d, e khoản 2 của Điều này;
Điều 8.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh củacác tổ chức kinh doanh chứng khoán
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty chứng khoántrong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau đây:
a)Không duy trì đủ lượng vốn khả dụng theo quy định của pháp luật;
b)Mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định vượt quá 50% vốn điều lệ;
c)Đầu tư vượt quá 20% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
d)Đầu tư vượt quá 15% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức khôngniêm yết;
e)Tổng giá trị bảo lãnh phát hành vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật;
g)Trích lập không đầy đủ hoặc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sai quy địnhcủa pháp luật.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầutư trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau đây:
a)Không duy trì đủ mức vốn lưu hoạt theo quy định của pháp luật;
b)Đầu tư vốn và tài sản của một quỹ vượt quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưuhành của một tổ chức phát hành hoặc đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của mộtquỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành;
c)Đầu tư vốn và tài sản của các quỹ vượt quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưuhành của một tổ chức phát hành hoặc một tổ chức không niêm yết;
d)Dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư quá 10% vốn cổ phần của một tổ chứckhông niêm yết hoặc đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào một tổchức không niêm yết;
e)Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào các công ty trong cùng mộtnhóm công ty có quan hệ sở hữu phụ thuộc nhau;
g)Dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản vượt quá10% giá trị của quỹ đó.
3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các công ty chứngkhoán trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau:
a)Mua, bán chứng khoán hay sử dụng tiền trên tài khoản của khách hàng khi chưa đượckhách hàng ủy thác;
b)Không thực hiện tách biệt nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới cho kháchhàng.
4.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các công ty chứngkhoán, công ty quản lý quỹ đầu tư trong trường hợp vi phạm một trong những quyđịnh sau đây:
a)Tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán;
b)Dùng vốn và tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán để cho vay hoặc bảo lãnh;
c)Dùng vốn của Quỹ đầu tư này để đầu tư hoặc mua tài sản của Quỹ khác do mìnhquản lý.
5.Hình thức phạt bổ sung:
a)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày và cóthể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp tái phạm các quy định tại khoản 1,khoản 2 và 3 Điều này;
b)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh không thời hạn trong trườnghợp tái phạm khoản 4 Điều này; Hoặc hết thời hạn bị tước quyền sử dụng giấyphép kinh doanh mà vẫn không khắc phục được hậu quả vi phạm tại các khoản 1,khoản 2 và 3 Điều này.
6.Áp dụng các biện pháp khác
Buộckhôi phục đúng các tỷ lệ an toàn theo quy định đối với hành vi vi phạm các quyđịnh tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 9. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về ngườihành nghề kinh doanh chứng khoán
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty kinh doanh vàdịch vụ chứng khoán vi phạm một trong những hành vi sau đây:
a)Bố trí những người chưa có giấy phép hành nghề vào những nghiệp vụ mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyđịnh phải có giấy phép hành nghề;
b)Không thay đổi, thuyên chuyển công tác đối với những người có giấy phép hànhnghề đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcquyết định thu hồi giấy phép hoặc buộc phải thuyên chuyển sang công tác khác.
2.Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề trong các trường hợp:
a)Người hành nghề kinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào haihoặc nhiều công ty chứng khoán; làm giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị hoặccổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành; chomượn giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán;
b)Những người có giấy phép hành nghề trực tiếp tham gia bán khống chứng khoánkhông thuộc quyền sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch; mua chứng khoántrong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin ra công chúng; công bố,tuyên truyền thông tin sai sự thật; tham gia hoạt động tín dụng và cho vaychứng khoán; tham gia hoạt động thao túng, lũng đoạn thị trường.
Điều 10.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của Ngân hànggiám sát
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của Quỹ đầu tư trái với điều lệ quỹ hoặckhông tách biệt giữa tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán với các tài sản kháchoặc tài sản của quỹ đầu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác;
b)Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản vi phạm hợp đồng quản lý giám sát trong đầutư chứng khoán đã ký kết với Công ty quản lý quỹ.
2.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tướcquyền sử dụng giấy phép lưu ký chứng khoán trong thời hạn 30 ngày, có thể giahạn thêm 15 ngày trong trường hợp vi phạm điểm a, b khoản 1 Điều này; nếu hếtthời hạn đó mà vẫn không khắc phục được hậu quả vi phạm thì bị tước quyền sửdụng giấy phép không thời hạn.
Điều 11. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về đăng ký,thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức đăng ký, thanhtoán bù trừ, lưu ký chứng khoán có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a)Cho mượn chứng khoán trên tài khoản khách hàng hoặc dùng chứng khoán của kháchhàng để cầm cố;
b)Vi phạm quy định về thời hạn xác nhận số dư chứng khoán, chuyển giao quyền sởhữu chứng khoán, hoặc sửa chữa chứng từ, giả mạo chứng từ trong thanh toánchuyển giao chứng khoán gây thiệt hại vật chất cho khách hàng;
c)Vi phạm chế độ bảo quản lưu giữ chứng khoán, chế độ lưu giữ chứng từ gốc vềđăng ký, thanh toán, lưu giữ chứng khoán;
d)Không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời danh sách người nắm giữ chứng khoánvà tài liệu liên quan cho Công ty phát hành.
2.Hình thức xử phạt bổ sung
Tịchthu các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm akhoản 1 Điều này.
3.Áp dụng các biện pháp khác:
Buộcbồi thường thiệt hại đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC IV: VI PHẠM CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN
VÀ CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 12.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo trong hoạtđộng kinh doanh chứng khoán
1.Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
Gửibáo cáo không đầy đủ; không đúng thời gian quy định hoặc không đúng mẫu biểuquy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
2.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những trường hợptái phạm các quy định tại khoản 1 Điều này.
3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoánngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưngchưa được sự chấp thuận của Ủyban Chứng khoán Nhà Nước;
b)Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoánkhông báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xẩy ra các sự kiện bất thường cóthể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanhcủa Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứngkhoán.
4.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tướcquyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn 30ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp Công ty chứng khoán, Công tyquản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoán vi phạm điểm a, b khoản 3 Điều này;Nếu hết thời hạn đó mà vẫn không khắc phục được vi phạm thì bị tước quyền sửdụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán không thời hạn.
Điều 13.Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng định kỳ và đúng nơi quy địnhcủa pháp luật;
b)Cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật;
c)Làm lộ bí mật các số liệu và tài liệu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự;
d)Công bố thay đổi nội dung thông tin quan trọng đã công bố mà không giải thíchvà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước,Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
đ)Công bố những thông tin trái ngược nhau hoặc phủ nhận các thông tin đã đượccông bố trước đó.
2.Áp dụng biện pháp khác:
a)Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
b)Buộc tổ chức công bố thông tin phải bồi thường thiệt hại gây ra cho các nhà đầutư trong trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm trahoặc không thực hiện các kiến nghị của Thanh tra
1.Phạt cảnh cáo đối với tổ chức phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán,cá nhân hoạt động chứng khoán có một trong những hành vi vi phạm sau:
Trìhoãn, lẩn tránh hoặc đối phó không cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản, tàiliệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của Tổ chức Thanh tra, Đoàn Thanh tra,hoặc Thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ;
2.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những trường hợptái phạm các quy định tại khoản 1 Điều này.
3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vivi phạm sau đây:
a)Không thực hiện các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra;
b)Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách hoặc làm thay đổi tang vật trongkhi đang bị thanh tra;
c)Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phongtiền và chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc tang vật, phươngtiện đang bị niêm phong khác.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 15.Thẩm quyền xử phạt
1.Thanhtra viên chuyên ngành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cóquyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c)Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu;
d)Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thất thiệt.
2.Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cóquyền:
a)Phạt cảnh cáo;
b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c)Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động kinhdoanh chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn hoặckhông thời hạn;
d)Tịch thu sung công quỹ toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi viphạm mà có và số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm trái phép;
e)Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu;
g)Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
h)Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cóquyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hànhchính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
Điều 16.Ủy quyền xử phạt
Trongtrường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoánvà thị trường chứng khoán quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 15 của Nghịđịnh này vắng mặt hoặc ủy quyền, thì cấp phó của những người đó có quyền xửphạt theo thẩm quyền của họ.
Điều 17.Thủ tục xử phạt
Thủtục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứngkhoán thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyếtđịnh xử phạt
1.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêmchỉnh thi hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nếu không thi hànhquyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì bị cưỡngchế thi hành theo Điều 55, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Cáccơ quan tài chính, ngân hàng, lực lượng cảnh sát nhân dân và chính quyền địa phươngcác cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của người cóthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trườngchứng khoán.
2.Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chếtheo quy định của pháp luật.
Chương IV
KHIẾU NẠI , TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp củahọ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theoquy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998. Trong thời gian chờ kết quả giải quyếtkhiếu nại, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt viphạm hành chính.
Trongtrường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạitiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của phápluật.
2.Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi viphạm hành chính đựơc quy định tại Nghị định này của các tổ chức, cá nhân theoquy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998.
3.Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái phápluật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15Nghị định này.
Điều 20. Xử lý vi phạm
1.Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vàthị trường chứng khoán dung túng, bao che cho tổ chức và cá nhân vi phạm, khôngxử phạt hoặc xử phạt không đúng quy định của pháp luật hoặc xử phạt vượt quáthẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.
2.Người bị xử phạt nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốntránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất,mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21.Hiệu lực thi hành
Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 22. Hướng dẫn thực hiện và trách nhiệm thi hành
Chủtịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịutrách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Bộtrưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.