Văn bản pháp luật: Nghị định 23/2003/NĐ-CP

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Nghị định 23/2003/NĐ-CP
Nghị định
Hết hiệu lực toàn bộ
18/04/2003
12/03/2003

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ

Thủ tướng
2.003
Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 2.Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thaythế Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số11/1998/NĐ-CP, ngày 24 tháng 11 năm 1998.

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương ban hành Quy chế làm việc của cơ quan mình phù hợpvới Quy chế này.

Điều 3.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Quy chế làm việc của Chính phủ.

Cácthành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồngnhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủtrưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP

ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ)

 

Chương I

Nguyên tắc, phạm vi và cách thức giải quyết công việc

Điều 1. Nguyên tắc làm việc của Chính phủ

1.Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp sự lãnh đạo của tập thể Chính phủ với sựđiều hành của Thủ tướng Chính phủ và đề cao trách nhiệm của mỗi thành viênChính phủ. Chính phủ giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau:

a.Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; cấp trên không làmthay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngượclại;

b.Mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng cơ quanđược phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phâncông;

c.Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quyđịnh của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ; đồng thờithực hiện cải cách thủ tục hành chính bảo đảm rõ ràng, minh bạch, kịp thời vàhiệu quả;

d.Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc vàtrong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quyđịnh.

2.Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ và cơ quan hành chính Nhà nướcphải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảođảm quyền, lợi ích của nhân dân.

Điều 2. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ

1.Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được pháp luật quy định, Chính phủ quyếtnghị tập thể những công việc sau đây:

a.Chương trình hoạt động cả nhiệm kỳ và chương trình công tác hàng năm của Chínhphủ;

b.Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ và hàng năm; các dự án luật,pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; nghịquyết, nghị định của Chính phủ;

c.Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện các Nghị quyết củaĐảng;

d.Các vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách và cơ chế phát triển kinh tế,xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội và đối ngoại;

đ.Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 5 năm,hàng năm; các công trình quan trọng quốc gia; dự toán Ngân sách Nhà nước, dựkiến phân bổ ngân sách Trung ương và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương chongân sách từng địa phương, tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm trìnhQuốc hội;

e.Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;

g.Đề án trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, việc thành lập, bãi bỏcác Bộ, cơ quan ngang Bộ; về thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giớitỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập, giải thể các đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt;

h.Việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; việc thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;

i.Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

k.Kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành, thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ;

l.Những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

2.Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ :

a.Thảo luận và quyết nghị từng vấn đề, đề án, dự án tại phiên họp Chính phủ thườngkỳ hoặc bất thường;

b.Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tại phiên họpChính phủ hoặc vấn đề cần quyết định gấp nhưng không có điều kiện tổ chức họpChính phủ thì theo chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủgửi toàn bộ hồ sơ đề án (theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Quy chế này)và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Chính phủ. Nếu đa số thành viên Chínhphủ nhất trí, thì Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định vàbáo cáo kết quả với Chính phủ tại phiên họp gần nhất. Nếu đa số các thành viênChính phủ không nhất trí thì Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủquyết định đưa vấn đề ra Chính phủ thảo luận tại phiên họp gần nhất.

Thờihạn thành viên Chính phủ trả lời Phiếu lấy ý kiến theo quy định tại Điểm cKhoản 3 Điều 17 Quy chế này.

3.Các quyết nghị tập thể của Chính phủ nêu tại Khoản 2 Điều này phải được quá nửatổng số thành viên Chính phủ đồng ý thông qua.

Khibiểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồngý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểuquyết.

Điều 3. Trách nhiệm của thành viên Chính phủ

1.Ngoài các nhiệm vụ quy định cụ thể tại các Điều 2, 4, 5, 6 Quy chế này, thànhviên Chính phủ phải thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm cá nhân của thànhviên Chính phủ như sau :

a.Dành thời gian thoả đáng để tham gia giải quyết các công việc chung của tập thểChính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền vàtrách nhiệm của Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế pháp lý cần thiết thuộc thẩmquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong và ngoài lĩnh vực mình phụtrách;

b.Tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ và trả lời đầy đủ các Phiếu lấy ý kiếnthay cho việc biểu quyết tại phiên họp do Văn phòng Chính phủ gửi;

c.Thực hiện các công việc cụ thể theo lĩnh vực phụ trách và theo sự ủy quyền hoặcphân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như : chuẩn bị và báo cáo các đềán trước các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Quốc hội; theo dõi, chỉ đạo địa phươngvà cơ sở, tham gia các đoàn công tác của Chính phủ, chủ trì họp báo, tiếp côngdân... và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

Thànhviên Chính phủ phải có kế hoạch đi công tác địa phương và cơ sở; kiểm tra, hướngdẫn việc thi hành chính sách, pháp luật, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và cácquyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nắm chắc tình hình địa phương,cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác.

2.Trong hoạt động của mình, thành viên Chính phủ phải giữ mối liên hệ thườngxuyên với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểmsát nhân dân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quanTrung ương của các đoàn thể nhân dân; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo cácquy chế và quy định có liên quan; nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiếnnghị của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, chất vấn của đại biểuQuốc hội, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

3.Thành viên Chính phủ không được nói và làm trái với các quyết định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thìvẫn phải chấp hành nhưng được trình bày ý kiến với tập thể Chính phủ, Thủ tướngChính phủ về vấn đề đó. Mọi sự vi phạm phải được kiểm điểm trước tập thể Chínhphủ để làm rõ trách nhiệm.

Điều 4. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thủ tướngChính phủ

1.Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc sau đây:

a.Những vấn đề được Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khácquy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ và những vấn đềChính phủ giao cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết;

b.Lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và của các thành viên Chính phủ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

c.Những vấn đề quan trọng có tính liên ngành đã được các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp xử lý nhưng không xửlý được vì còn ý kiến khác nhau;

d.Những vấn đề do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngườiđứng đầu cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân đề nghị vượt quá thẩm quyềngiải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ; các vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, đã giao Thủtrưởng một cơ quan chủ trì xử lý nhưng không giải quyết được vì còn có ý kiếnkhác nhau;

đ.Những vấn đề đột xuất, mới phát sinh, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai,dịch bệnh, tai nạn... vượt quá khả năng giải quyết của các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e.Ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ.

2.Thủ tướng Chính phủ không xử lý các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết củaBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.Cách thức giải quyết các công việc của Thủ tướng Chính phủ :

a.Xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan liên quan đượctổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ theoquy định tại Điều 17 Quy chế này.

b.Họp, làm việc với lãnh đạo cơ quan liên quan, tổ chức tư vấn, các chuyên gia đểtham khảo ý kiến trước khi quyết định. Trình tự các cuộc họp thực hiện theo quyđịnh tại Điều 18 Quy chế này.

c.Thành lập các tổ chức làm tư vấn cho Thủ tướng để giải quyết đối với một số vấnđề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và phải xửlý trong thời gian dài. Nhiệm vụ, phương thức hoạt động, thành phần và thờigian hoạt động của các tổ chức tư vấn được Thủ tướng Chính phủ quy định trongvăn bản thành lập.

d.Các cách thức khác theo quy định tại Quy chế này như : đi công tác và xử lýcông việc tại chỗ, tiếp khách...

4.Trong hoạt động của mình, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên giữ mối liên hệ vớiTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngườiđứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân.

5.Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch làm việc của Chính phủ với Đoàn Chủtịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban lãnh đạo cơ quan Trung ươngcủa từng đoàn thể nhân dân để kiểm điểm sự phối hợp công tác, trao đổi về cácđề xuất của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác củaChính phủ và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả.

Điều 5. Phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng, quan hệcông tác giữa Thủ tướng, các Phó Thủ tướng

1.Các Phó Thủ tướng được Thủ tướng phân công thay mặt Thủ tướng giải quyết côngviệc theo các nguyên tắc sau :

a.Mỗi Phó Thủ tướng được Thủ tướng phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác củaChính phủ và hoạt động của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ;

b.Phó Thủ tướng được sử dụng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, nhân danh Thủ tướngChính phủ khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịutrách nhiệm trước Thủ tướng;

c.Phó Thủ tướng chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu

cóvấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng khác thì trực tiếp phối hợp vớiPhó Thủ tướng đó để giải quyết. Trường hợp có vấn đề cần có ý kiến của Thủ tướnghoặc giữa các Phó Thủ tướng còn có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng đang chủtrì xử lý công việc đó báo cáo Thủ tướng quyết định;

d.Thủ tướng chịu trách nhiệm về các quyết định của các Phó Thủ tướng trong khithực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng phân công;

đ.Theo yêu cầu điều hành trong từng thời gian, Thủ tướng có thể điều chỉnh lại sựphân công công việc giữa các Phó Thủ tướng.

2.Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Thủ tướng có nhiệm vụ và quyền hạn:

a.Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,vùng, địa phương; các đề án về an ninh, quốc phòng, ngoại giao trình Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ;

b.Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổchức thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chủ trương,chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện và đề xuất nhữngvấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương ban hành văn bản hoặc làm những việc trái pháp luật thì thay mặt Thủtướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành văn bản và việc làm sai tráiđó, đồng thời đề ra biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;

c.Giải quyết công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủtrong phạm vi các lĩnh vực được Thủ tướng phân công; xin ý kiến Thủ tướng để xửlý những vấn đề khác với quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvà những vấn đề xét thấy cần thiết;

d.Ký thay Thủ tướng các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trongphạm vi các lĩnh vực được Thủ tướng phân công;

đ.Theo dõi về tổ chức bộ máy và chỉ đạo việc xử lý các vấn đề nội bộ thuộc thẩmquyền của Thủ tướng Chính phủ trong các cơ quan được phân công theo dõi.

3.Phó Thủ tướng Thường trực, ngoài những nhiệm vụ trên, còn có các nhiệm vụ sauđây:

a.Giúp Thủ tướng điều phối các hoạt động chung của Chính phủ theo các chươngtrình công tác của Chính phủ và yêu cầu chỉ đạo điều hành.

b.Được Thủ tướng ủy quyền ký văn bản của Chính phủ và giải quyết công việc do Thủtướng trực tiếp phụ trách khi Thủ tướng vắng mặt.

4.Khi cả Thủ tướng và Phó Thủ tướng Thường trực vắng mặt, Thủ tướng chỉ định mộtPhó Thủ tướng khác tạm thay làm nhiệm vụ thường trực.

5.Phó Thủ tướng không trực tiếp xử lý các công việc thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6.Phó Thủ tướng giải quyết công việc theo cách thức nêu tại Khoản 3 Điều 4 Quychế này.

7.Các quyết định giải quyết công việc của từng Phó Thủ tướng phải được Văn phòngChính phủ tổ chức thông tin kịp thời cho Thủ tướng và các Phó Thủ tướng khácbiết.

Điều 6. Phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giảiquyết các công việc sau đây:

a.Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chứcChính phủ và các văn bản pháp luật khác;

b.Giải quyết hoặc xem xét để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết theothẩm quyền những đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân... về những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm quảnlý nhà nước của mình;

c.Tham gia ý kiến với Thủ trưởng cơ quan khác của Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyềncủa cơ quan đó, nhưng có liên quan đến chức năng, ngành, lĩnh vực mình quản lý.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phảiđề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng quyền hạn được giao (kể cả các việcđã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp, uỷ quyền), không chuyển côngviệc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc cho cáccơ quan khác và cũng không giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới,của cơ quan khác.

3.Khi cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ trực tiếp làm việc với Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo vềnhững vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực của mình, đề xuất ý kiến với Thủ tướng Chínhphủ về các công việc chung của Chính phủ.

4.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịutrách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việcthuộc chức năng, thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy nhiệm chocấp phó.

Điều 7. Quan hệ công tác giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khigiải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến nhiệm vụ của cơquan khác, nhất thiết phải hỏi ý kiến Thủ trưởng cơ quan đó; Thủ trưởng cơ quanđược hỏi ý kiến có nghĩa vụ trả lời và phải chịu trách nhiệm về nội dung trảlời. Việc hỏi ý kiến được thực hiện theo các quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quychế này.

2.Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và khả năng giải quyết của mình, Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải chủ độnglàm việc với Thủ trưởng các cơ quan có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Điều 8. Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ với Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có yêu cầu làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ về lĩnh vực quản lý ngành trên địa phương mình,cần chuẩn bị kỹ về nội dung và thông báo trước với cơ quan liên quan. Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp(hoặc phân công cấp phó) gặp và làm việc với Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cótrách nhiệm giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của mình vàphải trả lời bằng văn bản trong thời gian kể từ ngày nhận được văn bản đề nghịlà không quá 15 ngày làm việc nếu không phải lấy ý kiến của các cơ quan khác,không quá 30 ngày làm việc nếu phải lấy ý kiến của các cơ quan khác về nội dungcác công việc có liên quan. Hết thời hạn đó, nếu chưa nhận được văn bản trả lờithì Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương yêu cầu Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm trả lời; đồng thờibáo cáo Thủ tướng Chính phủ biết để chỉ đạo cơ quan có trách nhiệm giải quyết.

3.Trường hợp các kiến nghị của địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhưng liên quan đến nhiều ngành thìChủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương đề nghị một cơ quan có liên quan đến nội dung chính trong bản kiếnnghị của mình làm đầu mối giải quyết. Cơ quan được địa phương đề nghị làm đầumối có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các kiến nghị củađịa phương. Các cơ quan liên quan phải trả lời rõ về từng vấn đề mà địa phươngnêu ra. Trường hợp các cơ quan liên quan không thống nhất được cách giải quyếtthì cơ quan đầu mối báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để Thủ tướng Chính phủ xemxét quyết định; đồng thời, thông báo cho địa phương liên quan biết. Thời giantừ khi nhận được đề nghị của địa phương đến khi hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướngChính phủ không quá 30 ngày làm việc.

4.Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh những vấn đề địa phương đề nghị vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi đã có đầy đủ ý kiếnbằng văn bản của các cơ quan liên quan.

5.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thườngxuyên phối hợp với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ;kiểm tra, đôn đốc các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật và các quy địnhđối với ngành, lĩnh vực; quản lý chặt chẽ các đơn vị trực thuộc Trung ương đóngtrên địa bàn, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, xử lý các việc làm sai trái của cấpdưới.

Điều 9. Thủ tục gửi công văn, tờ trình giải quyết công việc

1.Các thủ tục cần thiết khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết côngviệc :

a.Công văn, tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải do Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhândân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứngđầu các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc các Tổng Công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thànhlập (hoặc uỷ quyền cho cấp phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền.

b.Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác,trong hồ sơ trình phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các cơ quan đó(hoặc có giải trình về việc đã hỏi ý kiến nhưng hết thời hạn quy định mà cơquan liên quan không trả lời).

c.Đối với các đề án nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Quy chế này, hồ sơ trình gồm :

Tờtrình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó thuyết minh rõ nội dung chínhcủa đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau;

Vănbản của cơ quan thẩm định đề án theo quy định của pháp luật;

Báocáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, kểcả ý kiến tư vấn khác (nếu có);

Dựthảo văn bản chính và dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung các dự thảophải rõ ràng, cụ thể để khi văn bản chính được thông qua, có thể thực hiện đượcngay;

Kếhoạch tổ chức thực hiện khi đề án được thông qua, văn bản được ban hành;

Cáctài liệu cần thiết khác.

2.Các công văn, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 1 bản và phải làbản chính đến một địa chỉ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết; nếu cần gửi đếncác cơ quan có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các cơ quan đó ởphần cuối công văn, tờ trình (mục Nơi nhận).

3.Hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được Văn phòng Chính phủ lậpdanh mục theo dõi quá trình xử lý.

Chương II

Chương trình công tác của Chính phủ, thủ tướng chínhphủ

Điều 10. Các loại chương trình công tác

1.Chương trình công tác bao gồm: chương trình công tác năm, quý và tháng củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chương trình công tác tuần của Thủ tướng và cácPhó Thủ tướng.

a)Các đề án quy định trong Quy chế này và được đưa vào chương trình công tác củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

Cácnội dung nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quy chế này;

Cácdự thảo văn bản quy phạm pháp luật; các dự án, vấn đề liên quan đến chính sách,cơ chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định,phê duyệt và ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

b.Danh mục các đề án đăng ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được xâydựng trên cơ sở : chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Luật, Pháplệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghịquyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sáng kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.Chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm hai phần :phần một nêu các định hướng, các nhiệm vụ và các giải pháp lớn của Chính phủtrên tất cả các lĩnh vực công tác; phần hai là danh mục các đề án trình Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm.

a.Các đề án ghi trong chương trình công tác năm phải xác định rõ do Chính phủ hayThủ tướng Chính phủ quyết định, cơ quan chủ trì chuẩn bị và thời hạn trình từngđề án.

b.Thời hạn trình các đề án ghi trong chương trình công tác năm được dự kiến đếntừng quý, từng tháng.

3.Chương trình công tác quý bao gồm phần danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và nội dung các phiên họp Chính phủ trong quý nhằm bổ sung,điều chỉnh để chuẩn xác hóa các đề án và thời gian trình.

a.Nội dung các phiên họp thường kỳ của Chính phủ gồm các đề án, báo cáo nêu tạiKhoản 1 Điều 2 và Điều 44 Quy chế này.

b.Các đề án ghi trong chương trình công tác quý được phân chia theo các lĩnh vựcdo Thủ tướng, từng Phó Thủ tướng được phân công phụ trách.

c.Chương trình công tác quý I được xác định trong chương trình công tác năm.

4.Chương trình công tác tháng bao gồm danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và nội dung phiên họp Chính phủ trong tháng, nhằm bổ sung, điều chỉnhđể chuẩn xác hóa các đề án và thời gian trình.

a.Các đề án ghi trong chương trình công tác tháng được phân chia theo các lĩnhvực do Thủ tướng, từng Phó Thủ tướng được phân công phụ trách.

b.Chương trình công tác tháng đầu quý được xác định trong chương trình công tácquý.

5.Chương trình công tác tuần bao gồm các hoạt động của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng,theo từng ngày trong tuần.

Điều 11. Trình tự xây dựng chương trình công tác

1.Chương trình công tác năm:

a.Chậm nhất ngày 15 tháng 10 hàng năm, Văn phòng Chính phủ gửi công văn đề nghịcác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan) kiểm điểm việc chỉ đạođiều hành năm đó, kiến nghị các định huớng, nhiệm vụ, giải pháp lớn của Chínhphủ và đăng ký các đề án vào chương trình công tác năm sau;

Chậmnhất vào ngày 15 tháng 11, các Bộ, cơ quan gửi Văn phòng Chính phủ danh mụcnhững đề án cần trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm sau. Danh mụcbao gồm các đề án thuộc phạm vi, thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Quy chế này và phải thể hiện rõ : tênđề án, tư tưởng nội dung chính của đề án, cấp quyết định (Chính phủ, Thủ tướngChính phủ), thời hạn trình từng đề án;

b.Trên cơ sở những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và danh mục đề án đăng ký của các Bộ,cơ quan, Văn phòng Chính phủ dự thảo chương trình công tác năm sau của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trướckhi trình Chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ cuối năm;

c.Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc sau khi Chính phủ thông qua tại phiênhọp, Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh lại chương trình công tác năm, trình Thủ tướngChính phủ cho phép ban hành, gửi các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quanbiết, thực hiện.

2.Chương trình công tác quý:

a.Trong tháng cuối của mỗi quý, các Bộ, cơ quan phải đánh giá tình hình thực hiệnchương trình công tác quý đó, rà soát lại các đề án của quý tiếp theo đã ghitrong chương trình công tác năm và xem xét các vấn đề mới phát sinh để đề nghịđiều chỉnh chương trình công tác quý sau.

Chậmnhất ngày 15 của tháng cuối quý, các cơ quan gửi dự kiến điều chỉnh chươngtrình công tác quý sau cho Văn phòng Chính phủ;

b.Căn cứ vào chương trình công tác năm, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và đề nghị điều chỉnh của các Bộ, cơ quan, Văn phòng Chính phủdự thảo chương trình công tác quý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trình Thủtướng Chính phủ cho phép ban hành. Chậm nhất là ngày 25 của tháng cuối quý trước,Văn phòng Chính phủ gửi chương trình công tác quý sau cho các Bộ, cơ quan, tổchức liên quan biết, thực hiện.

3.Chương trình công tác tháng:

a.Căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án đã ghi trong chương trình công tác quý,những vấn đề còn tồn đọng và phát sinh thêm, các Bộ, cơ quan gửi đề nghị điềuchỉnh chương trình công tác tháng sau đến Văn phòng Chính phủ chậm nhất vàongày 20 hàng tháng.

b.Căn cứ vào chương trình công tác quý, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và đề nghị điều chỉnh của các Bộ, cơ quan, Văn phòng Chính phủdự thảo chương trình công tác tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trìnhThủ tướng Chính phủ cho phép ban hành. Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, Vănphòng Chính phủ gửi chương trình công tác tháng sau cho các Bộ, cơ quan, tổchức liên quan biết, thực hiện.

4.Chương trình công tác tuần:

Căncứ chương trình công tác tháng và sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, các PhóThủ tướng, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng chươngtrình công tác tuần của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; gửi các Bộ, cơ quan, tổchức liên quan chậm nhất vào thứ Sáu tuần trước.

5.Trình tự lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghịđịnh thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

6.Việc điều chỉnh chương trình công tác được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo điềuhành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của các Bộ, cơ quan. Trườnghợp các Bộ, cơ quan có yêu cầu điều chỉnh hoặc Văn phòng Chính phủ thấy cầnthiết phải điều chỉnh thì Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định và thông báo kịp thời cho các thành viên Chính phủ và Thủ trưởngcác cơ quan liên quan biết.

7.Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối quản lý chương trình công tác của Chínhphủ và Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướngChính phủ trong việc tổng hợp, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chươngtrình công tác bảo đảm phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ.

Vănphòng Chính phủ phải thường xuyên phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Vănphòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan để xây dựng,đảm bảo tính khả thi của các chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ.

Điều 12. Kế hoạch chuẩn bị các đề án

1.Căn cứ chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởngcơ quan (hoặc nhóm chuyên gia được Thủ tướng, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ) chủtrì đề án (gọi tắt là chủ đề án) phải lập kế hoạch chuẩn bị các đề án, trong đóxác định rõ danh mục các vấn đề cần phải hướng dẫn thi hành khi văn bản hoặcvấn đề chính được thông qua, phạm vi của từng đề án, các cơ quan phối hợp; bảođảm thời hạn trình đề án đã được ấn định và gửi kế hoạch chuẩn bị các đề án đếnVăn phòng Chính phủ để theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Đốivới các dự thảo luật, pháp lệnh, việc lập kế hoạch thực hiện theo quy định tạiLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2.Nếu chủ đề án muốn thay đổi yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề của đề án hoặcthời hạn trình thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướngphụ trách lĩnh vực đó.

Điều 13. Quan hệ phối hợp trong chuẩn bị đề án

1.Sự phối hợp trong khâu chuẩn bị đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làtrách nhiệm của chủ đề án và Thủ trưởng các cơ quan liên quan.

2.Chủ đề án mời Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đến bàn việc chuẩn bị đề ánhoặc cử cán bộ tham gia chuẩn bị đề án. Cơ quan được mời có trách nhiệm cử ngườitham gia theo đề nghị của chủ đề án. Người được cử là đại diện của cơ quan thamgia chuẩn bị đề án phải thường xuyên báo cáo và xin ý kiến Thủ trưởng cơ quantrong quá trình tham gia xây dựng đề án.

Cáchoạt động phối hợp xây dựng đề án trên đây không thay thế được các thủ tục xiný kiến chính thức quy định tại Khoản 3 Điều này.

3.Sau khi đề án đã được chuẩn bị xong, chủ đề án phải lấy ý kiến chính thức củacác cơ quan liên quan bằng một trong hai hình thức sau đây:

a.Tổ chức họp: Chủ đề án gửi giấy mời và tài liệu cho các cơ quan được mời ítnhất 5 ngày làm việc trước ngày họp. Thủ trưởng cơ quan chủ đề án chủ trì cuộchọp, giới thiệu nội dung và thu thập ý kiến để bổ sung hoàn chỉnh đề án, nhữngý kiến thảo luận phải được ghi vào biên bản có chữ ký của chủ tọa cuộc họp.

Cơquan được mời họp phải cử đại diện có đủ thẩm quyền đến họp, phát biểu ý kiếncủa Thủ trưởng cơ quan (nếu có) và phải báo cáo đầy đủ kết luận cuộc họp choThủ trưởng cơ quan biết. Trường hợp đại diện cơ quan được mời vắng mặt, chủ đềán gửi phần kết luận có liên quan cho cơ quan đó. Trong vòng 5 ngày làm việc kểtừ khi nhận được công văn, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời bằngvăn bản. Nếu quá thời hạn trên, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến không trảlời thì coi như đồng ý với đề án và phải chịu trách nhiệm về các nội dung cóliên quan.

b.Gửi công văn xin ý kiến : Chủ đề án gửi bản thảo cuối cùng của đề án và hồ sơkèm theo đến Thủ trưởng cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng cơ quanđược hỏi ý kiến có trách nhiệm phát biểu ý kiến chính thức của mình bằng vănbản, gửi chủ đề án trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược đề nghị với đầy đủ hồ sơ cần thiết. Văn bản góp ý kiến phải chỉ rõ nhữngđiểm đồng ý, không đồng ý, những kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơđề án chưa đủ rõ hoặc do vấn đề phức tạp cần có thêm thời gian nghiên cứu thìcơ quan được hỏi ý kiến có quyền yêu cầu chủ đề án làm rõ hoặc cung cấp thêmcác tài liệu cần thiết và thỏa thuận lại thời hạn trả lời nhưng tối đa khôngquá 15 ngày làm việc.

Nếuquá thời hạn trên, Thủ trưởng cơ quan được hỏi ý kiến không trả lời, thì coi nhưđồng ý với đề án và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan.

c.Đối với việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, ngoài tuân theo các quy địnhtại Quy chế này còn phải thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật.

Điều 14. Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện chương trình côngtác

1.Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và hàng năm, các Bộ, cơ quan rà soát, đánh giáviệc thực hiện các đề án đã ghi trong chương trình công tác, thông báo với Vănphòng Chính phủ kết quả xử lý các đề án do cơ quan mình chủ trì, các đề án còntồn đọng, hướng xử lý tiếp theo, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các đề án trongchương trình công tác thời gian tới.

2.Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thườngxuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án của các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; định kỳ hàng quý, sáu tháng và hàng năm báo cáo Chính phủ kếtquả việc thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chương III

Giải quyết các công việc thường xuyên của Thủ tướngChính phủ

Điều 15. Cách thức giải quyết công việc thường xuyên của Thủ tướngChính phủ

1.Thủ tướng, Phó Thủ tướng xem xét, giải quyết công việc thường xuyên chủ yếutrên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các Bộ, cơ quan đã được Văn phòng Chínhphủ tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ.

2.Thủ tướng, Phó Thủ tướng chủ trì họp để giải quyết những vấn đề quan trọng, cầnthiết mà chưa xử lý ngay được bằng cách thức nêu tại Khoản 1 Điều này.

Điều 16. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong việc chuẩn bịPhiếu trình

1.Văn phòng Chính phủ chỉ trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng những vấn đề thuộc phạmvi giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu tại các Điều 2, 4 và 5 vàcó đủ thủ tục theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

2.Khi nhận được hồ sơ đề án, công việc của các cơ quan gửi trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

a.Thẩm tra về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ đề án, công việc trình không đúng theo quyđịnh tại Điều 9 Quy chế này, trong thời gian không quá 2 ngày làm việc, Vănphòng Chính phủ gửi lại cơ quan trình và yêu cầu chuẩn bị thêm. Đối với nhữngvấn đề phải giải quyết gấp, Văn phòng Chính phủ làm phiếu báo cho cơ quan trìnhbổ sung thêm hồ sơ, đồng thời báo cáo Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng biết.

b.Thẩm tra về mặt nội dung:

Nếunội dung đề án, công việc trình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, Văn phòngChính phủ phải trả lại cơ quan trình và nêu rõ lý do trả lại;

Nếutrong nội dung đề án, công việc trình còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ýkiến khác nhau về quan điểm xử lý giữa các cơ quan có liên quan, Văn phòngChính phủ yêu cầu chủ đề án giải trình thêm; hoặc theo uỷ quyền của Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức họp với chủ đề ánvà các cơ quan liên quan hoặc gửi văn bản lấy thêm ý kiến các cơ quan khác đểxử lý và báo cáo Thủ tướng hoặc

PhóThủ tướng quyết định;

Phântích, tổng hợp và có ý kiến đánh giá độc lập về nội dung đề án, công việc trìnhtrên các mặt : Tính hợp pháp, sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tính hiệu quả và khảthi của công việc; hình thức của văn bản sẽ ban hành và kiến nghị phương án xửlý.

3.Chậm nhất trong thời hạn 07 ngày làm việc (hoặc 10 ngày làm việc đối với việcxử lý những đề án nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Quy chế này) kể từ khi nhận đượchồ sơ đúng thủ tục, Văn phòng Chính phủ phải hoàn chỉnh Phiếu trình, trình Thủtướng, Phó Thủ tướng. Phiếu trình giải quyết công việc phải thể hiện rõ, đầy đủvà trung thành ý kiến của các cơ quan, kể cả các ý kiến khác nhau; ý kiến đềxuất của chuyên viên trực tiếp theo dõi và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Phiếutrình giải quyết công việc phải kèm theo đầy đủ hồ sơ.

Điều 17. Xử lý Phiếu trình và ra văn bản

1.Thủ tướng, Phó Thủ tướng xử lý hồ sơ trình và có ý kiến chính thức vào Phiếutrình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ, chậm nhất sau 05 ngày làmviệc, kể từ ngày Văn phòng Chính phủ trình.

2.Khi xử lý Phiếu trình, đối với các đề án, công việc mà Thủ tướng, Phó Thủ tướngthấy cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc yêu cầu chủ đề ánvà cơ quan liên quan giải trình trước khi quyết định, Văn phòng Chính phủ cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các nội dung vàtổ chức để Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng họp, làm việc với các chuyên gia, chủđề án và các cơ quan có liên quan trước khi quyết định.

Trongtrường hợp cần thiết, Thủ tướng, Phó Thủ tướng có thể uỷ quyền cho Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hoặc một thành viên khác của Chính phủ chủ trìcác cuộc họp này và báo cáo bằng văn bản về kết quả cuộc họp cho Thủ tướng, PhóThủ tướng.

3.Đối với các đề án thuộc phạm vi quyết nghị của tập thể Chính phủ nêu Khoản 1Điều 2 Quy chế này, Thủ tướng, Phó Thủ tướng theo lĩnh vực được phân công, xemxét nội dung và tính chất của từng đề án để quyết định:

a.Cho phép chủ đề án hoàn chỉnh thủ tục để trình Chính phủ tại phiên họp thườngkỳ;

b.Yêu cầu chủ đề án chuẩn bị thêm nếu xét thấy nội dung đề án chưa đạt yêu cầu;

c.Giao Văn phòng Chính phủ làm thủ tục lấy ý kiến các thành viên Chính phủ theoquy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.

Vănphòng Chính phủ có trách nhiệm gửi, đôn đốc, tổng hợp kết quả Phiếu lấy ý kiếnthành viên Chính phủ trong thời hạn 15 ngày.

4.Căn cứ ý kiến quyết định của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng về nội dung đề án,công việc, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hoàn chỉnh dự thảo văn bản để kýban hành:

a.Các nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng thuộc về chính sách,cơ chế phải được thể hiện thành văn bản do Thủ tướng, Phó Thủ tướng ký.

b.Đối với các trường hợp không cần thiết phải ra văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ thôngbáo bằng văn bản cho cơ quan trình và các cơ quan liên quan biết.

5.Chậm nhất 20 ngày làm việc (nếu là dự án văn bản quy phạm pháp luật thì chậmnhất sau 30 ngày làm việc) kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ quan trìnhThủ tướng Chính phủ, nếu chưa có quyết định cuối cùng của Thủ tướng, Phó Thủ tướngthì Văn phòng Chính phủ phải gửi công văn thông báo cho cơ quan trình biết rõlý do.

Điều 18. Tổ chức cuộc họp của Thủ tướng, Phó Thủ tướng để xử lýcông việc thường xuyên

1.Thủ tướng, Phó Thủ tướng có hai loại cuộc họp để xử lý công việc thường xuyên:

a.Trong lĩnh vực được phân công, Thủ tướng, Phó Thủ tướng họp với các chuyên gia,chủ đề án và đại diện các cơ quan có liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưu trướckhi quyết định giải quyết công việc;

b.Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng họp giao ban để trao đổi ý kiến giải quyếtcông việc.

2.Việc tổ chức các cuộc họp nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyđịnh sau:

a.Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ:

Đônđốc cơ quan chủ đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời cùng tài liệuhọp đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 3 ngày làm việc (trừ trườnghợp đặc biệt, nếu được Thủ tướng, Phó Thủ tướng đồng ý thì có thể gửi tài liệumuộn hơn);

Chuẩnbị địa điểm và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an toàn cho cuộc họp (nếucuộc họp được tổ chức tại trụ sở Văn phòng Chính phủ); phối hợp với các cơ quanliên quan để thực hiện các nhiệm vụ này nếu cuộc họp không tổ chức tại trụ sởVăn phòng Chính phủ;

Ghibiên bản cuộc họp và khi cần thiết có thể ghi âm;

Racác văn bản sau cuộc họp theo kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng.

b.Trách nhiệm của chủ đề án :

Chuẩnbị đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Chính phủ;

Chuẩnbị ý kiến giải trình về các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung họp;

Saucuộc họp, phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh đề án hoặc văn bản trìnhtheo kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng.

c.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham dự họp đúng thành phần được mờivà phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan.

3.Việc tổ chức cuộc họp giao ban của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiệntheo quy định sau :

a.Nội dung các công việc cần giải quyết thông qua giao ban gồm những vấn đề màThủ tướng, Phó Thủ tướng chưa xử lý được qua hình thức xem xét hồ sơ và Phiếutrình của Văn phòng Chính phủ nhưng không cần thiết phải tổ chức cuộc họp nhưquy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b.Tại cuộc họp giao ban, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trao đổi ý kiến để xử lý,giải quyết dứt điểm từng vấn đề, công việc;

c.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chínhphủ được dự họp giao ban của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Trường hợp cầnthiết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ có thể mời thêm đại biểukhác;

d.Cuộc họp giao ban được tiến hành vào ngày thứ Hai hàng tuần, trừ khi có quyếtđịnh khác của Thủ tướng;

đ.Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tạiĐiểm a Khoản 2 Điều này;

e.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham dự họp đúng thành phần được mờivà phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan.

Chương IV

Phiên họp Chính phủ

Điều 19. Phiên họp Chính phủ thường kỳ và phiên họp Chính phủ bấtthường

1.Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần.

2.Chính phủ họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêucầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ.

Trừtrường hợp đặc biệt, đột xuất, việc chuẩn bị, triệu tập, tổ chức và các việckhác liên quan đến phiên họp bất thường được thực hiện như đối với phiên họp thườngkỳ.

3.Thủ tướng Chính phủ chủ tọa phiên họp Chính phủ. Khi Thủ tướng vắng mặt, PhóThủ tướng Thường trực thay Thủ tướng chủ tọa phiên họp.

4.Thủ tướng, các Phó Thủ tướng chủ trì việc thảo luận các đề án trình Chính phủtheo lĩnh vực được phân công.

Điều 20. Chuẩn bị phiên họp Chính phủ

1.Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần khách mời, thời gian và chươngtrình phiên họp Chính phủ.

Phiênhọp Chính phủ thường kỳ bắt đầu vào ngày thứ Tư, tuần cuối cùng trong tháng.Thủ tướng có thể quyết định thay đổi ngày họp khi cần thiết. Việc thay đổi nàyphải được Văn phòng Chính phủ thông báo trước cho các thành viên Chính phủ ítnhất 5 ngày làm việc trước ngày phiên họp bắt đầu.

2.Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

a.Kiểm tra, tổng hợp các hồ sơ đề án trình ra phiên họp;

b.Chuẩn bị chương trình nghị sự phiên họp, dự kiến thành phần họp.

Chậmnhất 7 ngày làm việc trước ngày phiên họp bắt đầu, Văn phòng Chính phủ trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định chính thức nội dung, chương trình, thời gianhọp, thành phần tham dự phiên họp Chính phủ và thông báo cho các thành viênChính phủ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề nêu trên.

3.Chậm nhất 10 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt là 5 ngày làm việc) trước phiênhọp Chính phủ, chủ đề án phải gửi tài liệu đã được Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng)xem xét và cho trình ra phiên họp theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Quychế này tới Văn phòng Chính phủ. Số lượng tài liệu gửi trình Chính phủ để xemxét tại phiên họp thường kỳ là 80 bộ.

4.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ mờiChủ tịch nước và các thành phần nêu tại Khoản 2 Điều 21 Quy chế này dự họpChính phủ;

Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mời các thành viên Chính phủ và các thànhphần nêu tại Khoản 3 Điều 21 Quy chế này dự họp Chính phủ.

5.Giấy mời họp và tài liệu họp phải được gửi đến các thành viên Chính phủ và đạibiểu được mời trước khi họp ít nhất là 5 ngày làm việc, trừ trường hợp đặcbiệt.

Điều 21. Thành phần dự họp Chính phủ

1.Các Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Chính phủ,nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thìphải báo cáo bằng văn bản và được Thủ tướng đồng ý.

Thủtướng có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt được cử người Phó dự phiênhọp Chính phủ. Người dự họp thay có trách nhiệm trình bày trước Chính phủ ýkiến của thành viên Chính phủ vắng mặt (nếu có).

Phiênhọp Chính phủ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Chínhphủ tham dự.

2.Chính phủ mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp của Chính phủ;

Chínhphủ mời Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội dự các phiên họp của Chính phủbàn về các đề án liên quan đến chính sách dân tộc; mời Chủ tịch Đoàn Chủ tịchUỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao, người đứng đầu cơ quan trung ương các đoàn thể nhân dân dự họp Chínhphủ khi thảo luận những vấn đề có liên quan.

3.Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Ban của Đảng,các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu khác được mời dự họp Chính phủ khi cầnthiết.

Đạibiểu không phải là thành viên Chính phủ được phát biểu ý kiến nhưng không cóquyền biểu quyết.

Điều 22. Trình tự phiên họp Chính phủ

Phiênhọp Chính phủ tiến hành theo trình tự sau đây:

1.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo số thành viên Chính phủ cómặt, vắng mặt, những người dự họp thay và những người được mời tham dự; nộidung và dự kiến chương trình phiên họp.

2.Chủ tọa bắt đầu điều khiển phiên họp.

3.Chính phủ thảo luận từng đề án theo trình tự:

a.Nếu đề án đã được gửi đến các thành viên Chính phủ để xin ý kiến bằng phiếu thìBộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả Phiếu lấy ýkiến thành viên Chính phủ về nội dung đề án, nêu rõ những vấn đề đã được thốngnhất, những vấn đề chưa được thống nhất cần Chính phủ thảo luận và biểu quyết.

b.Trường hợp đề án và Phiếu lấy ý kiến chưa được gửi trước đến các Thành viênChính phủ, chủ đề án trình bày tóm tắt đề án và những vấn đề cần xin ý kiếnChính phủ; đại diện cơ quan thẩm định phát biểu ý kiến thẩm định.

c.Các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến, nói rõ tán thành hay không tán thànhđiểm nào về từng vấn đề cụ thể nêu trên, không phát biểu về các vấn đề đã thốngnhất trong phạm vi đề án. Đại biểu không phải thành viên Chính phủ được mờiphát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan trong phạm vi đề án. Thời gian một lầnphát biểu không quá 10 phút.

d.Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng chủ trì thảo luận đề án kết luận và lấy biểu quyếtcủa Chính phủ;

Nếuthấy vấn đề thảo luận chưa đủ rõ, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng chủ trì thảoluận đề án đề nghị Chính phủ chưa biểu quyết và yêu cầu chủ đề án chuẩn bịthêm.

4.Trường hợp xét thấy cần thiết, Thủ tướng quyết định việc thành viên Chính phủ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chính phủ một số thông tin chuyên đềvề ngành, lĩnh vực mà mình quản lý ngoài các báo cáo định kỳ theo phân công tạiĐiều 44 Quy chế này.

5.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ về các quyết nghịcủa Chính phủ giữa hai phiên họp.

6.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ thông qua Nghị quyếtphiên họp Chính phủ.

7.Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp Chính phủ.

Điều 23. Biên bản phiên họp Chính phủ

1.Biên bản phiên họp Chính phủ là văn bản ghi đầy đủ, trung thực ý kiến phát biểucủa các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, diễn biến của phiên họp,kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng về từng đề án, các kết quả biểu quyết tạiphiên họp, kết luận của chủ tọa tại phiên họp.

Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc ghi biên bản và ký biên bảnphiên họp Chính phủ.

2.Biên bản phiên họp cùng với các tài liệu lưu hành trong phiên họp được lưu vàohồ sơ Nhà nước và được bảo quản theo chế độ bảo mật.

Việctra cứu, tham khảo nội dung biên bản phiên họp Chính phủ do Bộ trưởng, Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.

Điều 24. Nghị quyết phiên họp Chính phủ và việc ban hành các vănbản đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp

1.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc biên soạn nghị quyếtphiên họp Chính phủ.

2.Nghị quyết phiên họp Chính phủ phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các quyết nghị củatập thể Chính phủ tại phiên họp; trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trongviệc thực hiện các quyết nghị của Chính phủ.

3.Việc ban hành các văn bản đã được Chính phủ thông qua tại phiên họp thực hiệntheo quy định tại Chương V Quy chế này.

Chương V

Ban hành và công bố các văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ

Điều 25. Thời hạn ban hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ

1.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên họp Chính phủ, hoặc kểtừ khi Thủ tướng, Phó Thủ tướng có ý kiến quyết định về các đề án, công việc,Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng chủ đề án hoàn chỉnh dự thảo vănbản theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Quy chế này để ký ban hành.

2.Các văn bản hướng dẫn thi hành nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phải được chuẩn bị cùng lúc với dự thảo nghịquyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và phải ban hành trong thời hạn 10 ngàylàm việc kể từ ngày ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trườnghợp các cơ quan phải phối hợp ra văn bản hướng dẫn liên tịch, thì thời hạn chậmnhất cũng không được quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 26. Thẩm quyền ký các văn bản

1.Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ và các quyếtđịnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách quantrọng, về tổ chức bộ máy và nhân sự.

2.Phó Thủ tướng ký thay Thủ tướng Chính phủ các quyết định, chỉ thị, các văn bảnđể xử lý các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực được Thủ tướng phân công phụ trách.

PhóThủ tướng Thường trực được Thủ tướng ủy quyền ký một số văn bản nêu tại Khoản 1Điều này.

3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký mộtsố văn bản hành chính khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

4.Ngoài việc ký văn bản thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ còn được giao ký các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo củaThủ tướng hoặc của Phó Thủ tướng để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện.Các văn bản này chỉ có giá trị thông tin, đôn đốc, không thay thế các văn bảnquy phạm pháp luật

Điều 27. Công bố văn bản

1.Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướngChính phủ, các quyết định, chỉ thị, thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ ban hành và thông tư liên tịch đều được công bố công khai theo quyđịnh của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2.Các văn bản nêu tại Khoản 1 Điều này và các văn bản quy phạm pháp luật khácphải được cập nhật vào mạng tin học diện rộng của Chính phủ, trừ các nội dungthuộc danh mục bí mật nhà nước.

Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc cập nhật văn bản trên mạngtin học diện rộng của Chính phủ và đăng Công báo theo quy định của Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế này.

Chương VI

Kiểm tra việc thi hành các văn bản

Điều 28. Mục đích kiểm tra

Kiểmtra việc thi hành các văn bản nhằm các mục đích sau đây:

1.Đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bảnhành chính của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; kịp thời phát hiện, xử lýnhững vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn.

2.Bảo đảm cho hoạt động chỉ đạo điều hành được thông suốt; giữ nghiêm kỷ cương,kỷ luật trong hệ thống hành chính nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọibiểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

3.Đề cao ý thức kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng cơ quan và cán bộ,công chức nhà nước.

4.Tăng cường sâu sát cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, bảođảm cho các chủ trương chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốttrên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Điều 29. Nguyên tắc kiểm tra

1.Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Thủ trưởng cơ quan cóthẩm quyền kiểm tra quyết định kế hoạch và hình thức kiểm tra.

2.Kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà vàkhông làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.

3.Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xửlý thoả đáng.

Điều 30. Phạm vi kiểm tra

1.Phạm vi kiểm tra của Chính phủ là việc thi hành các văn bản của Quốc hội, Uỷban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tronghoạt động chỉ đạo điều hành của hệ thống hành chính nhà nước.

Vănphòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thi hành cácvăn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tất cả các ngành, các địa phươngvà cơ sở.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân địa phươngkiểm tra việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc lĩnhvực, địa bàn quản lý của cơ quan, địa phương mình.

Điều 31. Phương thức kiểm tra

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân địa phương quyết định việc kiểm tra thường xuyên, định kỳhoặc đột xuất việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý nhà nước thuộclĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan, địa phương mình.

2.Thủ tướng Chính phủ phân công thành viên Chính phủ chủ trì việc kiểm tra hoặcThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc thi hành các vănbản đối với những lĩnh vực, chương trình, dự án cụ thể có nhiều bức xúc về trậttự kỷ cương nhằm tập trung chỉ đạo dứt điểm, tạo chuyển biến rõ nét, làm đà choviệc thiết lập trật tự, kỷ cương chung.

3.Thủ tướng, các Phó Thủ tướng kiểm tra thông qua làm việc trực tiếp với Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4.Chính phủ thành lập Đoàn kiểm tra trong trường hợp đặc biệt.

Điều 32. Báo cáo kết quả kiểm tra

1.Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì việc kiểm tra phải báo cáo kết quả, nếuphát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩmquyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2.Định kỳ vào tháng cuối mỗi quý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướngChính phủ tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản thuộc lĩnh vực, địa bànquản lý.

3.Văn phòng Chính phủ tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ tình hình kiểm tra việcthi hành các văn bản tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và tháng 12.

Chương VII

Thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tốcáo

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

1.Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, tổchức thanh tra hoặc chỉ đạo thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm; sửa chữakịp thời những vi phạm; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận,kiến nghị thanh tra, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lýchuyên ngành.

2.Gắn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác quản lý hành chính nhà nước;giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộcthẩm quyền.

3.Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và các quyđịnh của pháp luật hiện hành; căn cứ tình hình cụ thể, bố trí thời gian trựctiếp tiếp công dân định kỳ ít nhất 1 buổi trong tháng; bố trí cán bộ tiếp dâncó đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành tốt nhiệm vụ; bố trí địa điểm tiếp côngdân phải thuận tiện, khang trang, lịch sự, bảo đảm các điều kiện vật chất cầnthiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễdàng, thuận lợi.

4.Chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ khi có những khuyếtđiểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hạilớn, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấpthuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 34. Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Nhà nước

1.Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chínhphủ.

2.Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền,những khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc uỷ quyền.

3.Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì phải yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngđã ban hành quyết định đó giải quyết lại hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định.

4.Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtiến hành công tác thanh tra, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

5.Trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng đầu mỗi quý, Tổng Thanhtra Nhà nước báo cáo tổng hợp tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân quý trước; kiến nghị các biện pháp xử lý đối với người đứng đầucác cơ quan, địa phương, đơn vị thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại,tố cáo hoặc giải quyết trái pháp luật, gây hậu quả xấu, cố tình trì hoãn khôngthực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trườnghợp đặc biệt, báo cáo đột xuất về tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại tốcáo khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

1.Tham mưu để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những khiếu nại tố cáothuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2.Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các quyếtđịnh, chỉ thị, ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực thanh tra, tiếpcông dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.Cử cán bộ tiếp dân theo quy định của pháp luật.

4.Tiếp nhận, phân loại, xử lý những đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tốcáo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5.Khi được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, trả lời cho các đương sự có đơn, thưkhiếu nại, tố cáo.

Điều 36. Trách nhiệm phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chứcnăng quản lý nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của mình cùng nhau phối hợp chặtchẽ, kịp thời trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, khi được Bộ, ngành, địa phương đềnghị giải quyết công việc hoặc xin ý kiến giải quyết về những vấn đề có liênquan đến chức năng quản lý nhà nước của ngành, địa phương mình thì Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đề cao trách nhiệm giảiquyết, trả lời kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Chương VIII

Tiếp khách, hội họp, đi công tác

Điều 37. Thủ tướng, Phó Thủ tướng tiếp khách trong nước

1.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, người đứng đầu cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân, người đứngđầu các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp cấpTrung ương khi xét thấy cần Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao, tổ chức gặp mặtcác đoàn đại biểu do cơ quan mình tổ chức thì phải có văn bản đề nghị gửi Thủ tướngChính phủ ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp.

Vănbản đề nghị phải ghi rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thờigian, địa điểm tiếp.

2.Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

a.Trình Thủ tướng Chính phủ các đề nghị tiếp khách nêu trên; thông báo kịp thời ýkiến của Thủ tướng Chính phủ cho các cơ quan liên quan biết;

b.Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung cuộc tiếp. Trường hợp xétthấy cần thiết, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ cócông văn yêu cầu Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị một số nội dung cuộc tiếp;

c.Quyết định và mời các cơ quan thông tấn, báo chí cần thiết đến quay phim, chụpảnh để đưa tin các cuộc tiếp;

d.Tổ chức phục vụ và bảo đảm an toàn cho cuộc tiếp;

đ.Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các công việccần thiết sau cuộc tiếp.

Điều 38. Tiếp khách nước ngoài

1.Thủ tướng, Phó Thủ tướng tiếp khách nước ngoài:

a.Ngoài các cuộc đón tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm chính thức, thămlàm việc, thăm cá nhân, quá cảnh theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CPngày 6 tháng 11 năm 2001, Thủ tướng, Phó Thủ tướng còn có các cuộc tiếp khách nướcngoài khác, bao gồm tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chínhthức) theo đề nghị của các cơ quan;

b.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, người đứng đầu cơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân, người đứngđầu các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp cấptrung ương xét thấy cần Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng) tiếp khách nước ngoài,phải có văn bản đề nghị cùng các tài liệu cần thiết. Văn bản đề nghị phải đượcgửi Thủ tướng Chính phủ ít nhất 7 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp, trongđó nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt trưởngđoàn và một số thành viên đáng chú ý trong đoàn, hoạt động của khách và của tổchức mà khách đại diện, các đề xuất và kiến nghị;

c.Trường hợp khách là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài,của các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc và tổ chức liên Chính phủ và trườnghợp nội dung làm việc có liên quan đến quan hệ chính trị đối ngoại thì cơ quan đềnghị tiếp khách phải trao đổi với Bộ Ngoại giao và có ý kiến chính thức bằngvăn bản của Bộ Ngoại giao;

d.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị Thủ tướng, Phó Thủ tướng tiếp khách cótrách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị các nội dung và tổ chứcthực hiện các công việc cần thiết sau cuộc tiếp;

đ.Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

TrìnhThủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng) đề nghị tiếp khách nêu tại Điểm b Khoản 1 Điềunày và thông báo kịp thời ý kiến của Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng) cho các cơ quanliên quan biết;

Phốihợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung cuộc tiếp;

Tổchức và phục vụ cuộc tiếp; phối hợp với Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo đảm anninh cho cuộc tiếp;

Mờicác cơ quan thông tấn, báo chí cần thiết để đưa tin về cuộc tiếp;

Phốihợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các công việc cầnthiết sau cuộc tiếp;

e.Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp phục vụ cuộc tiếp, bảo đảm các yêu cầu vềchính trị đối ngoại, về nghi thức và tập quán tiếp khách quốc tế.

2.Việc tiếp khách nước ngoài của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương quyết định tiếp khách nước ngoài do các đơn vị trực thuộc hoặc cáccơ quan trung ương và địa phương khác đề nghị bằng văn bản.

Trườnghợp nội dung cuộc tiếp có vấn đề phức tạp và quan trọng về đối ngoại, trước khitiếp cần tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao hoặc của cơ quan liên quan.

Trườnghợp đặc biệt liên quan đến an ninh, quốc phòng, các vấn đề chính trị, xã hộinhạy cảm, phức tạp thì trước khi tiếp, cần báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chínhphủ.

b.Sau cuộc tiếp, nếu có vấn đề cần giải quyết nhưng không thuộc thẩm quyền của cơquan hoặc địa phương mình thì phải gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền đềnghị xem xét giải quyết; đồng thời có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, gửiBộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủ trưởng cơ quan có liên quan.

Điều 39. Tổ chức cuộc họp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ

1.Mỗi năm ít nhất một lần, Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng) dự họp với lãnh đạo từngBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để chỉ đạo và kiểm điểm việc thựchiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khicần tổ chức các hội nghị tổng kết toàn ngành, hoặc theo vùng, có sự tham dự củađại diện lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trướcvề nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị.

3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cóquyền quyết định tổ chức các cuộc họp cán bộ trong ngành để bàn về nội dungchuyên môn hoặc tập huấn nghiệp vụ.

4.Tất cả các cuộc họp này phải được tổ chức ngắn gọn, thiết thực và tiết kiệm.

Điều 40. Thủ tướng Chính phủ họp với Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.Mỗi năm ít nhất một lần, Thủ tướng Chính phủ họp với các Chủ tịch Hội đồng nhândân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nướcđể triển khai và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộivà ngân sách nhà nước, những chủ trương, biện pháp về phối hợp quản lý nhà nướcgiữa Trung ương và địa phương.

a.Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, thành phần,thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị;

b.Các báo cáo tại hội nghị phải được các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị theo phâncông của Thủ tướng như chuẩn bị các đề án trình Chính phủ;

c.Tại hội nghị, chủ đề án chỉ trình bày báo cáo tóm tắt đề án và những vấn đề cầnthảo luận;

d.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham dự họp đúng thành phần được mờivà phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan;

đ.Sau hội nghị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các côngviệc có liên quan tại địa phương.

2.Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ triệu tập Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủtịch Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương họp, làm việcđể bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các địa phương đó.

a.Theo phân công của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchuẩn bị nội dung báo cáo thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lýcủa mình trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng xem xét trước khi tổ chức họp;

b.Các báo cáo tại cuộc họp phải gửi cho các đại biểu ít nhất 5 ngày làm việc trướcngày họp, tại cuộc họp chỉ trình bày tóm tắt, nêu rõ các vấn đề cần xin ý kiến,các đề xuất, kiến nghị rõ ràng;

c.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham dự họp đúng thành phần được mờivà phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan;

d.Sau cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các côngviệc có liên quan tại địa phương.

3.Trong trường hợp cần giải quyết vấn đề đột xuất, cấp bách, Chủ tịch Hội đồngnhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thểtrực tiếp làm việc, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng)nếu được Thủ tướng, Phó Thủ tướng đồng ý.

Vănphòng Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chuẩn bị, tổ chức và phục vụcuộc làm việc này.

Điều 41. Đi công tác địa phương

1.Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và đề nghị của Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng Chính phủ lập chươngtrình của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thăm và làm việc chính thức tại cácđịa phương.

a.Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Vănphòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước bố trí thời gian hợp lý để Thủ tướng,Phó Thủ tướng thăm và làm việc tại các địa phương;

b.Nếu địa phương có các vấn đề kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý thìphải chuẩn bị báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi các cơ quan liên quanít nhất 20 ngày làm việc trước ngày Thủ tướng, Phó Thủ tướng đến làm việc;

Nộidung làm việc của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cơ quan nào thì Văn phòngChính phủ thông báo để cơ quan đó chuẩn bị văn bản báo cáo gửi Thủ tướng, PhóThủ tướng trước chuyến đi ít nhất 5 ngày làm việc;

c.Kế hoạch thăm và làm việc chính thức phải được Văn phòng Chính phủ thông báo trướccho địa phương và các cơ quan liên quan trước ít nhất 5 ngày làm việc;

d.Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đến, chuẩn bị chương trình làm việc,nội dung, thời gian, nghi thức và thành phần Đoàn công tác trình Thủ tướng, PhóThủ tướng quyết định;

đ.Bộ Công an phối hợp với các địa phương chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn choĐoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng.

2.Trong trường hợp đột xuất, cấp bách, khi các địa phương gặp thiên tai, dịchbệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại nặng về người và tài sản, Thủ tướng Chínhphủ quyết định các hình thức sau :

a.Chỉ thị cho các ngành, các cấp tổ chức khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất,ổn định đời sống nhân dân;

b.Thành lập Đoàn công tác liên ngành của Chính phủ, chỉ định và giao quyền quyếtđịnh tại chỗ một số vấn đề cho Trưởng Đoàn công tác;

c.Trực tiếp hoặc uỷ quyền Phó Thủ tướng tới hiện trường thăm và chỉ đạo công tácphòng, tránh và khắc phục thiệt hại.

3.Việc tổ chức các đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại địaphương phải tuân theo các quy định tại Chương I, Bản quy định số 60/QĐ-TW ngày11 tháng 2 năm 2003 của Bộ Chính trị.

4.Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ dành thời gian đi kiểmtra ở địa phương, cơ sở, khảo sát thực tế để tổng kết các mô hình, gặp gỡ tiếpxúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Tùy nội dung từngchuyến công tác để có hình thức tổ chức đi thích hợp, bảo đảm thiết thực vàtiết kiệm, có thể báo trước hoặc không báo trước cho địa phương.

Điều 42. Đi công tác nước ngoài

1.Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng đi công tác nước ngoài:

a.Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lập chương trình, thànhphần đoàn công tác và chuẩn bị nội dung chương trình làm việc tại nước ngoàicủa Thủ tướng, Phó Thủ tướng, trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng quyết định.

b.Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo kết quả chuyếnđi và đề xuất các công việc cần triển khai, trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng.

2.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương đi thăm hoặc công tác nước ngoài phải tuân theo các quy định sauđây:

a.Có công văn xin phép Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ mục đích và nội dung chuyếnđi, nơi đi, thành phần và số lượng người tham gia đoàn đi, thời gian ở nướcngoài, dự kiến những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết; ý kiến bằng văn bảncủa Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan (nếu có). Văn bản này phải gửi đếnThủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trước ngàydự kiến xuất cảnh ít nhất 15 ngày làm việc.

b.Tuân thủ các quy định hiện hành về phân cấp quản lý đoàn ra, đoàn vào.

c.Chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc chuyến đi phải có báo cáobằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủtrưởng các cơ quan có liên quan, trong đó nêu rõ những việc cần triển khai.

Chương IX

Công tác thông tin, báo cáo

Điều 43. Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương về công tác báo cáo, thông tin trong bộ máy hành chính

1.Nhiệm vụ chung: Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ, để giúp lãnh đạocơ quan nắm được tình hình chủ yếu diễn ra hàng ngày trong toàn ngành, lĩnhvực, địa phương mình phụ trách; thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Thủ tướngChính phủ và cung cấp thông tin cho cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước,cung cấp thông tin cho các bộ ngành, địa phương khác; ứng dụng công nghệ thôngtin trong công tác thông tin, báo cáo.

2.Trình Thủ tướng Chính phủ các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm), báocáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3.Chuẩn bị các báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình các cơ quanlãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo sựphân công của Thủ tướng Chính phủ.

4.Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan trung ương và địa phương cóliên quan; thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu của cáccơ quan, địa phương khác; thông báo để Văn phòng Chính phủ cử cán bộ tham dựcác buổi giao ban khi cần thiết, các cuộc họp sơ kết, tổng kết công tác của cơquan, địa phương mình.

5.Tổ chức cập nhật vào mạng tin học diện rộng của Chính phủ các loại báo cáo,thông tin điều hành, các chương trình công tác và thông tin về các hoạt độnghàng ngày của lãnh đạo cơ quan, các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mìnhban hành, trừ các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.

6.Ngoài các nhiệm vụ nêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, Thông tấn xã ViệtNam cùng Bộ Ngoại giao thường xuyên cung cấp thông tin đối ngoại và thực hiệnviệc điểm tin hàng ngày trên các báo nước ngoài gửi Thủ tướng và các thành viênkhác của Chính phủ.

Điều 44. Báo cáo tại phiên họp Chính phủ

1.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế - xã hộivà kiến nghị các giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ kế hoạch tạicác phiên họp thường kỳ của Chính phủ.

2.Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo tình hình công tác phòng ngừa và đấu tranhchống tham nhũng, tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân (3 tháng, 6 tháng, 1 năm).

3.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hànhcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực hiện Quy chế làm việc củaChính phủ (6 tháng, 1 năm).

4.Các báo cáo khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 45. Nhiệm vụ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Ngoàinhiệm vụ như các Bộ trưởng khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cònphải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1.Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày cho Thủ tướng và các Phó Thủ tướng vềcác vấn đề đã và đang được Thủ tướng, các Phó Thủ tướng giải quyết; các vấn đềquan trọng do các cơ quan trung ương, địa phương gửi trình Thủ tướng Chính phủvà một số thông tin kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và tìnhhình quốc tế nổi bật trong ngày.

2.Tổ chức việc điểm báo hàng ngày trình Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, thông báoý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng xử lý các vấn đề báo nêu chocác cơ quan liên quan và theo dõi, báo cáo việc thực hiện với Thủ tướng, cácPhó Thủ tướng.

3.Báo cáo tổng hợp nửa tháng về hoạt động của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng gửilãnh đạo một số cơ quan cấp cao của Đảng và Nhà nước.

4.Báo cáo tổng hợp hàng tháng về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và tình hình nổi bật về kinh tế - xã hội gửi các Thành viên Chínhphủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo một số cơquan khác của Đảng và Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcơ quan Trung ương các đoàn thể nhân dân.

5.Thực hiện việc trao đổi thông tin và tham gia phiên họp giao ban hàng tuần vớiVăn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và cácBan của Đảng.

6.Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin,báo cáo và tổ chức khai thác các thông tin này phục vụ sự chỉ đạo điều hành củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

7.Khi cần thiết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập hội nghịChánh Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kiểm điểm việc thực hiện chếđộ thông tin báo cáo và các việc khác có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ sựchỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 46. Thông tin về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chonhân dân

1.Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân vềnhững vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội,trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phátbiểu với cơ quan thông tin đại chúng theo quy định tại Khoản 9 Điều 20 Luật Tổchức Chính phủ.

2.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hoặc người phát ngôn của Thủ tướngChính phủ tổ chức họp báo để thông tin cho các cơ quan báo chí và nhân dân vềcác chính sách và quyết định quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thường xuyên cung cấp thông tin chobáo chí và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau về hoạt động của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ; thông báo nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quantrọng đã ban hành và việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật củaNhà nước trong thời gian qua.

4.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

a)Duy trì mối quan hệ thường xuyên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ quanthông tin đại chúng trong việc cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời vềcác sự kiện xẩy ra trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình;

b)Tổ chức họp báo định kỳ hàng quý, họp báo trước hoặc sau khi ban hành các vănbản quan trọng, khi triển khai các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, khi cócác sự kiện đáng chú ý khác. Các cuộc họp báo định kỳ hàng quý không phải xinphép cơ quan Văn hóa - Thông tin;

c)Tổ chức việc yết thị, phát hành miễn phí các văn bản, các quy định có liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân;

d)Thường xuyên điểm báo và thực hiện việc trả lời trên báo chí theo đề nghị củacác cơ quan báo chí hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ; yêu cầu cơ quanbáo chí đã đăng, phát các tin, bài có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khốngphải cải chính, hoặc thực hiện quyền khởi kiện ra Tòa án theo quy định của phápluật;

đ)Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí và có quy chế cung cấp thông tincủa cơ quan, địa phương mình; không để lộ các thông tin thuộc danh mục bí mậtnhà nước.

5.Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơquan, tổ chức của Nhà nước, các đoàn thể nhân dân phải thông báo công khai vềtình hình thu và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của nhân dân (ngoài nghĩavụ nộp thuế cho Nhà nước) theo các hình thức thích hợp : đăng trên báo củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo của ngành, phát tin trên hệ thốngtruyền hình và phát thanh địa phương... Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũnghoặc sử dụng quỹ sai mục đích, lãng phí thì người có đóng góp, người đại diệncác tổ chức đoàn thể quần chúng và phóng viên báo chí trong nước được quyền yêucầu người quản lý và thủ trưởng cơ quan đã quyết định huy động đóng góp phảicung cấp và giải trình đầy đủ các số liệu này.

6.Nếu có nhu cầu đưa tin trên đài, báo thì có thể cho phép phóng viên báo chí đếnquay phim, chụp ảnh tại các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của các cơ quanChính phủ, cơ quan chính quyền địa phương. Sau phiên họp, cơ quan tổ chức họpbáo thông báo kết quả phiên họp (nếu được người chủ trì cuộc họp đồng ý).

Điều 47. Thông tin đối ngoại

1.Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phươngliên quan tổ chức việc thông tin thường xuyên về tình hình của đất nước cho báochí nước ngoài tại Việt Nam.

2.Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc Người phát ngôn của Thủ tướngChính phủ tổ chức họp báo để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và hoạtđộng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các cơ quan báo chí nước ngoài.

3.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng các hình thức thíchhợp, trong đó có Trang thông tin Chính phủ trên mạng Internet để mở rộng việcthông tin ra nước ngoài về tình hình mọi mặt của đất nước./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21622&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận