Văn bản pháp luật: Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND

Phạm Văn Cường
Tỉnh Lào Cai
Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND
Nghị quyết
24/12/2011
16/12/2011

Tóm tắt nội dung

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2012

Chủ tịch
2.011
Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

 

NGHỊ QUYẾT

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát

triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2011; Kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương và

phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2012

__________________

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 3

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

Căn cứ Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Sau khi xem xét Báo cáo số 303/BC-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; định hướng phát triển năm 2012; Báo cáo số 301/BC-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về tình hình thực hiện đầu tư phát triển năm 2011; kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012; Báo cáo số 302/BC-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2011; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 59/BC-HĐND ngày 05/12/2011 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu dự kỳ họp,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương năm 2011; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2012.

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011:

Năm 2011 là năm gặp nhiều khó khăn: Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài liên tục trong 2 tháng đầu năm; xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây lúa Xuân, Hè; số gia súc bị chết do rét và dịch lở mồm long móng tăng so với năm 2010; giá cả các mặt hàng biến động; lãi suất vay ngân hàng cao (có thời điểm trên 21%/năm); vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia Trung ương giao muộn và thấp so với nhu cầu; Nhiều khó khăn trong những năm qua chưa được cải thiện: Giao thông trên Quốc lộ 70, đường sắt quá tải; thiếu điện cho sản xuất...). Song với sự thông nhất, quyết tâm cao của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự cố gắng nỗ lực của các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2011 phát triển ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 14,2%; sản xuất lương thực được mùa, sản lượng lương thực có hạt đạt 244 nghìn tấn; sản xuất công nghiệp đạt 2.455 tỷ đồng, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu duy trì được tóc độ phát triển đạt 1.300 triệu USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 12% dự toán; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được quan tâm; quốc phòng được giữ vững; đối ngoại mở rộng; an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo.

Bên cạnh những kết quả trên, kinh tế - xã hội năm 2011 còn một số khó khăn, yếu kém, đó là: Chuyển dịch cơ câu sản xuất nông nghiệp chậm, công tác theo dõi và dự báo thời tiết và tình hình sâu bệnh hại cây trồng có lúc chưa kịp thời; giá trị sản xuât công nghiệp địa phương chỉ đạt 86,7% kế hoạch; việc kiểm soát khai thác, vận chuyển khoáng sản có nơi, có thời điểm chưa chặt chẽ; kết cấu hạ tầng kinh tế còn thiếu đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao, vùng xa; việc giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn vướng mắc; chất lượng giáo dục đào tạo nhiều nơi chưa cao; hệ thống trường lớp học, nhà ở giáo viên và học sinh bán trú, trạm y tế xã, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã còn nhiều khó khăn; mạng lưới y tế cơ sở, nhất là thôn bản vừa thiếu vừa yếu; chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu; an ninh nông thôn ở một số nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; tệ nạn ma túy, tội phạm buôn bán người chưa giảm.

HĐND tỉnh thông nhất thông qua kết qua thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 với những chỉ tiêu cơ bản theo báo cáo của UBND tỉnh đã trình tại kỳ họp.

2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012:

2. 1. Các chỉ tiêu chủ yếu: Nhất trí với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và giải pháp đã nêu trong báo cáo của UBND tỉnh trình kỳ họp; tập trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

a) Các chỉ tiêu về kinh tế:

(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 14%.

(2) Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu người: 18,5 triệu đồng, tăng 7,5% so ước thực hiện năm 2011.

(3) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 253 nghìn tấn, tăng 3,7% so ước thực hiện năm 2011.

- Giá trị sản phẩm thu hoạch/1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản: 37 triệu đồng/ ha, tăng 4,2% so ước thực hiện năm 2011.

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (giá so sánh năm 1994): 2.750 tỷ đông, tăng 19,5% so ước thực hiện 2011.

(5) Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn: 1.100 triệu USD (không bao gồm xuất khẩu quặng sắt).

Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa địa phương: 95 triệu USD, tăng 7,2% so với ước thực hiện năm 2011.

(6) Du lịch: Tổng lượt khách du lịch: 980 nghìn người; tổng doanh thu dịch vụ du lịch: 1.800 tỷ đồng, tăng 32,7% so ước thực hiện 2011.

(7) Thu chi ngân sách: Tổng thu NSNN trên địa bàn: 3.000 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương: 5.300 tỷ đồng; tổng chi Ngân sách địa phương: 5.300 tỷ đồng.

b) Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội:

(8) Giáo dục - đào tạo:

- Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông (6 -14 tuổi): 99,5%, băng 100% so ước thực hiện 2011.

(9) Y tế - KHH gia đình:

- Tỷ lệ giảm sinh 0,6 °/oo-

(10) Giải quyết việc làm: Số lao động được tạo việc làm mới 11.290 lao động.

(11) Xóa đói giảm nghèo: Phấn đấu giảm 5% tỷ lệ số hộ nghèo.

(12) Văn hóa: Phấn đấu 1.200 số làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa.

c) Các chỉ tiêu về môi trường

(13) Tỷ lệ che phủ của rừng: 50,5%

(14) Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 84%, trong đó khu vực nông thôn 81%, khu vực thành thị 98%.

(15) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị: 90%.

d) Các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

(16) Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án về đường giao thông (Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường đến trung tâm xã và đường liên thôn). Phấn đấu tỷ lệ đường giao thông liên thôn bản đạt 92%.

(17) Đầu tư mơ rộng lưới điện đèn một số thôn bản chưa có điện, phấn đấu nâng tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới đạt 84%.

(Chi tiết phụ lục số 01 đính kèm)

2.2. Kế hoạch đầu tư phát triển: Nhất trí với quan điểm, nguyên tắc và cơ cấu kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư năm 2012.

Tổng nguồn vốn đầu tư qua ngân sách địa phương năm 2012: 1.243 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư hạ tàng Khu kinh tế cửa khẩu, du lịch, hỗ trợ cáp bách, khu công nghiệp và vốn trái phiếu Chính phủ cho giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và một số nội dung phát sinh khác, do TW chưa giao kế hoạch...)

(1) Vốn ngân sách tập trung: 267 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 266 tỷ đồng.

+ Vốn hỗ trợ doanh nghiệp công ích: 1 tỷ đồng.

(2) Vốn thu tiền sử dụng đất: 200 tỷ đồng.

(3) Vốn thực hiện một số chương trình dự án, nhiệm vụ khác: 576 tỷ đồng.

- Vốn theo Nghị quyết 37: 117 tỷ đồng.

- Vốn theo Quyết định 120: 84 tỷ đồng.

- Vốn thực hiện định canh, định cư (QĐ 33/QĐ-TTg): 28 tỷ đồng.

- Vốn hỗ trợ đối ứng vốn nước ngoài (ODA): 75 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư các trung tâm y tế tỉnh: 16 tỷ đồng.

- Vốn hỗ trợ đầu tư trụ sở xã: 6 tỷ đồng.

- Vốn chương trình bảo vệ phát triển rừng: 55 tỷ đồng.

- Vốn hỗ trợ đầu tư trung tâm giáo dục lao động xã hội: 8 tỷ đồng.

- Vốn thực hiện Nghị quyết 30a: 117 tỷ đồng.

- Chương trình 134 kéo dài: 25 tỷ đồng.

- Vốn chương trình phòng chống KPBL, TKCN: 25 tỷ đồng

- Đầu tư hạ tầng thủy sản, hạ tầng giống thủy sản, cây trồng, vật nuôi và cây công nghiệp: 20 tỷ đồng.

(4) Vốn nước ngoài (ODA): 200 tỷ đồng.

(Có phụ lục số 02 đính kèm)

2.3. Dự toán ngân sách địa phương:

a) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.000 tỷ đồng, gồm:

(1) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.150 tỷ đồng.

(2) Thu từ nội địa 1.580 tỷ đồng, gồm: Thu tiền sử dụng đất, bán trụ sở, san tạo mặt bằng 200 tỷ đồng; các khoản thuế, phí và thu khác từ nội địa 1.380 tỷ đồng.

(3) Thu quản lý qua ngân sách dự toán 270 tỷ đồng.

b) Thu ngân sách địa phương: Tổng thu ngân sách địa phương 5.300 tỷ đồng, gồm:

(1) Thu từ thuế, phí và các khoản thu khác từ nội địa 1.362,886 tỷ đồng.

(2) Thu tiền sử dụng đất, bán trụ sở, san tạo mặt bằng 200 tỷ đồng.

(3) Thu quản lý qua ngân sách 270 tỷ đồng.

(4) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 3.335,114 tỷ đồng, gồm: Thu bổ sung cân đối chi thường xuyên 1.894,554 tỷ đồng; thu bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản 266 tỷ đồng; bổ sung có mục tiêu thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án, nhiệm vụ khác 1.174, 560 tỷ đồng.

(5) Thu vay Ngân hàng Phát triển để đầu tư kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản 40 tỷ đồng.

(6) Thu chuyển nguồn 92 tỷ đồng.

c) Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương 5.300 tỷ đồng, gồm:

(1) Chi đầu tư phát triển 479 tỷ đồng, gồm: Chi đầu tư XDCB tập trung 266 tỷ đồng; thành lập Quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất 54 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các huyện, thành phố 49 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất của ngân sách tỉnh 45 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn san tạo mặt bằng, bán trụ sở gắn với quyền sử dụng đất 20 tỷ đồng; chi từ nguồn vay Ngân hàng Phát triển để đầu tư kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản 40 tỷ đồng; chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích 5 tỷ đồng.

(2) Chi thường xuyên 3.616,579 tỷ đồng.

(3) Chi trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 21 tỷ đồng.

(4) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 1,1 tỷ đồng.

(5) Dự phòng ngân sách 115 tỷ đồng.

(6) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 797,321 tỷ đồng.

(7) Chi quản lý qua ngân sách 270 tỷ đồng.

d) Phân bổ dự toán ngân sách tỉnh: Tổng chi ngân sách tỉnh 4.862,907 tỷ đông, gồm:

(1) Các khoản chi cân đối ngân sách 2.176,694 tỷ đồng, gồm:

+ Chi đâu tư phát triển 409 tỷ đồng, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung 266 tỷ đồng; thành lập quỹ phát triển đất 33 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất của ngân sách tỉnh 45 tỷ đồng; chi đầu tư từ nguồn san tạo mặt bằng, bán trụ Sở gắn với quyền sử dụng đất 20 tỷ đồng; chi đầu tư kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản từ nguồn vay Ngân hàng phát triển 40 tỷ đồng; chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích 5 tỷ đồng.

+ Chi thường xuyên 1.668,681 tỷ đồng.

+ Chi trả nợ gốc và lãi vay 21 tỷ đồng.

+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 1,1 tỷ đồng.

+ Dự phòng ngân sách tỉnh 76,913 tỷ đồng.

(2) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 797,321 tỷ đồng.

(3) Các khoản chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách 193,5 tỷ đồng.

(4) Chi bổ sung cân đối ngân sách huyện 1.695,392 tỷ đồng.

(Có phụ lục sô 03 -13 đính kèm)

3. Nhiệm vụ chủ yếu năm 2012:

1. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Tập trung triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng tâm của Đảng bộ các cấp; gắn liền với việc rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh giai đoạn 2011-2015.

3. Tiếp tục rà soát bổ sung các quy hoạch của tỉnh như quy hoạch xây dựng đô thị, các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn..., trong đó chú trọng rà soát lại các quy hoạch đã được duyệt sau khi hoàn thành quy hoạch 144 xã theo tiêu chí nông thôn mới.

4. Nghiêm túc triên khai thực hiện tinh thân Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011 vè tăng cường quản lý đầu tư từ vốn Ngân sách nhà nước và vốn Trái
phiếu chính phủ; Văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg.

Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách để huy động tối đa nguồn lực của Trung ương hỗ trợ cho tỉnh, khai thác tốt nguồn nội lực trên địa bàn coi đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Tập trung khai thác quỹ đất nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật ở các khu quy hoạch, đô thị; trọng tâm là Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, đô thị Sa Pa và Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Đẩy nhanh tiến độ và đưa vào sử dụng các dự án có tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh (dự án thủy điện, công nghiệp, dự án đô thị, du lịch...).

Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành TW để giải quyết từng bước những khó khăn về hạ tầng, vốn đầu tư; tiếp tục đầu tư hạ tầng Khu KTCK, Khu TM-CN Kim Thành, nhà kiẻm soát liên ngành, quốc môn cửa khẩu Kim Thành; hạ tầng các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.

5. Tăng cường công tác thu ngân sách. Rà soát, trình HĐND tỉnh ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi các khoản phí, lệ phí trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính; tăng cường thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách.

Triên khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước Khu vực VII đối với Báo cáo Quyết toán ngân sách năm 2010 và các kết luận, kiến nghị của các đoàn Kiểm toán Nhà nước, thanh tra theo chuyên đề.

6. Kiểm soát giá cả thị trường, tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; nâng cao chất lượng giáo dục các cấp.

7. Nâng cao chất lượng giáo dục các cấp; thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện giảm nghèo bền vững.

8. Giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc; đặc biệt là tình trạng tội phạm, ma túy, tai nạn giao thông, mua bán người, khiếu kiện kéo dài.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; khai thác
theo quy hoạch và sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.

10. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường. Phòng tránh tác động xấu của thiên tai; ứng cứu kịp thời và khác phục hậu quả xâu do thiên tai gây ra.

11. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quán lý nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; duy trì và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh.

12. Củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao

1. UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Về kế hoạch đầu tư phát triển một số khoản chi dự toán, ngân sách tỉnh năm 2012 chưa phân bổ chi tiết. Triển khai phân bổ chi tiết, UBND tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thỏa thuận, báo cáo tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XIV.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biêu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XIV thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=29756&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận