Văn bản pháp luật: Nghị quyết 337/2014/NQ-HĐND

 
Công báo số 12
Nghị quyết 337/2014/NQ-HĐND
Nghị quyết
06/06/2014
04/04/2014

Tóm tắt nội dung

Quy định mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
2.014
 

Toàn văn

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

_____

Số: 337/2014/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

          Điện Biên, ngày 04  tháng 4  năm 2014

NGHỊ QUYẾT

 Quy định mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được

huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng

trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên

________________________

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị quyết số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Nghị đinh số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương;

Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-NN&PTNT ngày 04/8/2005 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy; Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng; Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -  Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC, ngày 22/6/2007 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 713TTr-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về quy định mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 03/BC-KTNS ngày  19  tháng  3  năm 2014 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Mức chi tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng (bao gồm cả Công an, Quân đội, Kiểm lâm):

a) Mức chi bình quân: 19.000đồng/người/giờ;

b) Mức chi tối đa không quá 150.000đồng/người/ngày.

2. Hỗ trợ tiền ăn thêm cho các lực lượng trực tiếp được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng: Mức chi tối đã không quá 50.000đồng/người/giờ.

3. Chi tặng quà các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng có thành tích xuất sắc hoặc bị thương trong làm nhiệm vụ được đoàn thăm hỏi, động viên do lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn, mức chi: Đối với tập thể là: 3.000.000đồng/đơn vị, đối với cá nhân: 300.000đồng/người.

4. Chi cấp cứu người bị nạn, đản bảo y tế cho lực lượng tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, chữa cháy rừng:

a) Trường hợp bị tai nạn được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có);

b)  Đối với những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền 100.000 đồng/ngày/người;

c) Trường hợp người tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng không may bị chết:

Người tham gia thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: Được bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn Luật; người tham gia không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: Được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền mai táng phí mức bằng 10 (mười) tháng lương cơ sở; bồi thường cho gia đình có người chết mức bằng 36 (ba mươi sáu) tháng lương cơ sở. Hai đối tượng trên được xét, truy tặng các danh hiệu theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.

5. Chi tiền họp ngoài giờ làm việc cho các đại biểu tham dự các cuộc họp bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng do Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức:

a)  Mức chi cho người chủ trì cuộc họp: 100.000 đồng/người/buổi;

b) Mức chi cho các đại biểu khác: 70.000 đồng/người/buổi.

6. Các khoản chi khác

a) Chi thanh toán cho chủ sở hữu (trừ chủ rừng) về tiêu hao thực tế nhiên liệu (xăng, dầu) của phương tiện, thiết bị được huy động để ngăn chặn tình trạng phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng được huy động và chi phí sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (trường hợp bị hư hỏng, mất) theo quy định hiện hành.

b) Người có công phát hiện các vụ cháy rừng (trừ lực lượng Kiểm lâ và người đang tham gia trực phòng cháy) và báo cáo kịp thời cho cơ quan kiểm lâm hoặc UBND xã nơi có rừng bị cháy được trả thù lao theo quy định tại Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-NN&PTNT ngày 04/8/2005 của liên Bộ: Tài chính – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện mức chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của tỉnh. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ   10   thông qua ngày 01 tháng 4  năm 2014./.

Nơi nhận:                                             

- Ủy ban Thường  vụ Quốc hội;

- Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Tài chính;

- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp;

- TT. Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh;

- Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh;

- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;

- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;

- TT Công báo tỉnh;

- Lưu: VT, VP HĐND.

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thanh Tùng

 


Nguồn: vbpl.vn/dienbien/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=36459&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận