Văn bản pháp luật: Quyết định 02/1999/QĐ-BNN-PTLN

Nguyễn Văn Đẳng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 02/1999/QĐ-BNN-PTLN
Quyết định
20/01/1999
05/01/1999

Tóm tắt nội dung

Ban hành quy chế về khai thác gỗ, lâm sản

Thứ trưởng
1.999
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

Bộ Nông nghiệp

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ban hành quy chế về khai thác gỗ, lâm sản

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991;

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn;

Căn cứ chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ quyết định 245/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủvề việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâmnghiệp;

Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về khai thác gỗ, lâm sản".

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy địnhtrước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3.Các ông Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Viện, Trường có liên quan,Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểmlâm, Giám đốc Tổng Công ty, Công ty, Doanh nghiệp có hoạt động khai thác gỗ,lâm sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                                           

QUY CHẾ

Khai thác gỗ, lâm sản

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN/PTLN

ngày 05/01/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Rừnglà tài nguyên quý giá của đất nước.Việc khai thác rừng phải bảo đảm mục tiêugiữ vững và phát triển vốn rừng hiện có. Mọi hoạt động làm suy giảm chất lượngrừng, số lượng rừng đều bị nghiêm cấm.

Điều 2.Quy chế này quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác gỗ, lâm sản ởrừng tự nhiên, rừng trồng thuộc các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ; tận thugỗ, tận dụng gỗ, lâm sản trên các loại đất lâm nghiệp và đất khác. Mọi đối tượngthuộc các khu rừng đặc dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này.

Điều 3.Rừng đưa vào khai thác phải theo đúng quy định tại điều 37, 38, 39 của Luật bảovệ và phát triển rừng. Việc khai thác tỉa thưa, tận dụng gỗ, lâm sản phải tuânthủ theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật, phương án điều chế rừng hoặc luậnchứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Việckhai thác gỗ, lâm sản chỉ được tiến hành đối với các khu rừng đã có chủ đượcpháp luật thừa nhận, bao gồm:

Rừngvà đất rừng được nhà nước giao cho các doanh nghiệp các tổ chức, hộ gia đình vàcá nhân (gọi chung là chủ rừng) để gây trồng, quản lý, bảo vệ và sản xuất kinhdoanh.

Chủrừng phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm quy định ở điều 40, điều 41của luật bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện chế độ báo cáo cho các cơ quanquản lý nhà nước theo quy định thống nhất trên toàn quốc của quy chế này.

Đốivới những khu rừng chưa có chủ, do chính quyền địa phương sở tại quản lý khôngnằm trong đối tượng khai thác gỗ, chỉ được phép tận dụng cây khô chết để sửdụng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Điều 5.Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiệnkhai thác gỗ, lâm sản theo quy định của quy chế này.

 

Chương II

KHAI THÁC GỖ, TRE NỨA, LÂM SẢN

TRONG RỪNG SẢN XUẤT, RỪNG PHÒNG HỘ ÍT XUNG YẾU

Mục 1.

KHAI THÁC CHÍNH GỖ RỪNG TỰ NHIÊN (GỌI TẮT LÀ KHAI THÁCGỖ RỪNG TỰ NHIÊN)

Điều 6.Đối tượng rừng khai thác:

1.Rừng gỗ tự nhiên thuần loại hoặc hỗn loại khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đãqua khai thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của một luân kỳkhai thác và có trữ lượng đạt tiêu chuẩn sau:

a)Đối với rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá, có trữ lượng:

Trên90 m3/ha đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra.

Trên110 m3/ha đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.

Trên130 m3/ha đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào.

b)Đối với rừng khộp có trữ lượng trên 100 m3/ha

c)Đối với rừng lá kim có trữ lượng trên 130 m3/ha

Cảba đối tượng thuộc điểm a, b, c nói trên trữ lượng của các cây đạt cấp kínhkhai thác phải đạt trên 30% so với tổng trữ lượng.

d)Đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ có trữ lượng trên 70 m3/ha

e)Đối với rừng gỗ hỗn loài với tre nứa, trữ lượng gỗ phải đạt:

Trên50 m3/ha đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra.

Trên70 m3/ha đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào.

2.Rừng gỗ tự nhiên thuần loài, đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ.

Điều 7.Căn cứ pháp lý ban đầu:

1.Định kỳ 5 năm, các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (gọitắt là doanh nghiệp) phải rà soát lại phương án điều chế rừng để lập kế hoạchkhai thác và phương án sản xuất kinh doanh cho 5 năm tiếp theo trình Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

2.Chỉ tiêu khai thác hàng năm được phê duyệt trong phương án điều chế rừng, đượckhống chế theo diện tích là chính, còn sản lượng có thể tăng giảm tuỳ theotrạng thái rừng. Diện tích khai thác hàng năm có thể thấp hơn hoặc cao hơn nhưngtối đa không vượt quá 20% so với diện tích cho phép để bù trừ, sao cho bìnhquân 5 năm về diện tích không được vượt mức cho phép.

3.Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hạnmức khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên được phép khai thác cho năm sau.

Trongkhi chờ Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chỉtiêu hướng dẫn tạm thời sản lượng khai thác cho các địa phương, đơn vị. Dựa vàochỉ tiêu hướng dẫn tạm thời được giao và phương án điều chế đã phê duyệt, Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh để tạm giao kế hoạch hướng dẫnsản lượng gỗ cho các doanh nghiệp, chỉ đạo việc thiết kế và lập phương án sảnxuất kinh doanh.

Điều 8.Thiết kế khai thác:

1.Đơn vị được phép thiết kế khai thác:

Việclập hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh phải do cơ quanchuyên môn có đủ tư cách pháp nhân đảm nhiệm, gồm:

Cáctổ chức thiết kế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của các doanhnghiệp được Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.

Cáctổ chức thiết kế thuộc Viện Điều tra quy hoạch, Viện Khoa học Lâm nghiệp, cáctrường kỹ thuật lâm nghiệp, các Công ty, Tổng Công ty trực thuộc Trung ương đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2.Trách nhiệm của đơn vị thiết kế:

Đơnvị thiết kế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiếtkế với các nội dung chủ yếu sau:

Thiếtkế đúng đối tượng.

Xácđịnh đúng địa danh, diện tích khai thác theo tiểu khu, khoảnh, lô;

Xácđịnh đúng các chỉ tiêu kỹ thuật (cường độ, tỷ lệ lợi dụng)

Xácđịnh đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác, đóng dấu búa bài cây theo đúng quyđịnh.

Bảođảm sai số về sản lượng thiết kế trong phạm vi ± 10%

Lậpđầy đủ các bảng biểu, bản đồ, thuyết minh theo đúng hướng dẫn.

3.Căn cứ để thiết kế:

Phươngán điều chế rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cácquy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan.

4.Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu trong thiết kế khai thác:

a)Phương thức khai thác:

Khaithác chọn đối với đối tượng thuộc khoản 1 Điều 6.

Khaithác trắng hoặc khai thác chọn để chuyển thành rừng không đồng tuổi đối vớirừng thuộc khoản 2 Điều 6.

b)Luân kỳ khai thác:

35năm đối với rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim, rừng gỗ hỗn loàivới tre nứa.

40năm đối với rừng khộp.

10năm đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ.

c)Cường độ khai thác:

Cườngđộ khai thác được tính theo tỷ lệ phần trăm trữ lượng cây chặt trong lô so vớitrữ lượng lô trước khi chặt.

Cườngđộ khai thác bao gồm cả chặt thải loại và đổ vỡ trong khai thác không được vượtquá 45%.

Cườngđộ khai thác không kể chặt thải loại và đổ vỡ được định hướng như sau:

Đốivới rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng lá kim kinh doanh gỗ lớn

Trữlượng từ 90 - 150 m3/ha, cường độ từ 18 - 24%

Trữlượng từ 150 - 200 m3/ha, cường độ từ 22 - 28%

Trữlượng từ 200 - 300 m3/ha, cường độ từ 26 - 34 %

Trữlượng trên 300 m3/ha, cường độ từ 32 - 38 %

Đốivới rừng khộp cường độ được tăng lên một cấp so với cấp trữ lượng nói trên.

Đốivới rừng gỗ hỗn loài với tre nứa, cường độ từ 20 - 40 %.

Đốivới rừng kinh doanh gỗ mỏ:

Trữlượng từ 70 - 100 m3, cường độ từ 20 - 25%

Trữlượng từ 100 - 120 m3, cường độ từ 26 - 30 %

Cườngđộ khai thác trên được xác định cho nơi có độ dốc dưới 150, nếutrên150 thì cường độ phải giảm tương ứng 5% khi độ dốc tăng 100.

d)Cấp kính khai thác tối thiểu đối với rừng kinh doanh gỗ lớn:

Đốivới các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra:

Gỗnhóm I, II                           =          45 cm

Gỗnhóm III đến nhóm VI       =          35 cm

Gỗnhóm VII và VIII               =          25 cm

Đốivới các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế:

Gỗnhóm I và II                         =        45 cm

Gỗnhóm III đến nhóm VI       =         40 cm

Gỗnhóm VII và VIII               =         30 cm

Đốivới các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào:

Gỗnhóm I và II                        =         50cm

Gỗnhóm III đến nhóm VI       =         45 cm

Gỗnhóm VII và VIII               =         35 cm

e)Tỷ lệ lợi dụng:

Tỷlệ lợi dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng sản phẩm so với khối lượngtoàn bộ thân cây (thể tích cây đứng). Cụ thể như sau:

Gỗlớn là gỗ khúc thân từ mạch cắt gốc chặt đến mạch cắt ở chiều cao dưới cành.Tuỳ theo phương tiện vận chuyển mà khúc thân có thể cắt đoạn để kéo ra bãigiao. Đơn vị tích là m3.

Gỗcành, ngọn là gỗ cành, đoạn ngọn không phân biệt kích cỡ to hay nhỏ, dài hayngắn. Đơn vị tính là m3.

Củilà phần cành, ngọn không thể tận dụng làm gỗ.

Tuỳtheo đặc tính loài cây chặt, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, khả năngtiêu thụ mà tỷ lệ lợi dụng được phép thiết kế trong giới hạn sau:

Gỗlớn từ 55 - 70%

Gỗcành, ngọn từ 5 - 15%

Củitừ 5 - 7 %

Trongtrường hợp có chặt bài thải, vệ sinh rừng, thì khối lượng sản phẩm tận dụng đượcthống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và việc đóng búa bài cây theo quyđịnh tại Điều 34 dưới đây.

Riêngđối với gỗ trụ mỏ tỷ lệ lợi dụng như sau:

Gỗlớn khúc thân ( > 25 cm ) từ       10 - 15 %

Gỗtrụ mỏ         ( Ê 24 cm ) từ          65 - 70 %

Củi                                                       5 %

5.Nội dung chủ yếu thiết kế khai thác:

a)Ngoại nghiệp:

Phânchia lô, khoảnh trên thực địa.

Phátđường ranh giới lô, khoảnh, đo đạc, lập sơ đồ tỷ lệ 1/5000 của khu khai thác.

Đóngmốc lô; xác định rõ địa danh, diện tích khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khutheo mã số quy định.

Đođếm cây để xác định trữ lượng gỗ, trên cơ sở đó dự kiến cường độ khai thác.

Dựavào cường độ khai thác dự kiến, tiến hành bài cây và đóng dấu búa bài những câyđạt tiêu chuẩn khai thác (không thuộc các loài cây bị cấm); những cây bài thải,vệsinh nuôi dưỡng rừng; cây phải chặt để làm đường vận xuất, vận chuyển, làm bãigỗ.

Đođếm các cây bài chặt.

Riêngđối với gỗ trụ mỏ chỉ bài cây bằng dấu sơn, không phải đóng búa bài cây.

b)Nội nghiệp:

Tínhtoán xác định sản lượng gỗ theo kích cỡ và theo 8 nhóm gỗ. Sai số về sản lượnggiữa thiết kế và thực tế cho phép trong phạm vi ± 10%.

Trườnghợp có một số loài chưa được xếp vào bảng phân loại 8 nhóm gỗ, nếu một loài nàođó có khối lượng nhỏ hơn 500 m3 (trong phạm vi 1 tỉnh) thì dựa vàođặc tính gỗ và thị hiếu của thị trường để xếp tạm vào nhóm thích hợp. Nếu cókhối lượng trên 500 m3 thì phải lấy mẫu đưa về Viện Khoa học lâmnghiệp để giám định và xếp loại. Trong khi chờ kết quả giám định, được tạm thờixếp vào nhóm gỗ thích hợp để lập hồ sơ thiết kế trình duyệt.

Xácđịnh chính xác cường độ khai thác, tỷ lệ lợi dụng.

Lậpphuơng án sản xuất kinh doanh gồm: mạng lưới đường vận xuất, kho bãi; tính toánchi phí sản xuất (công đầu tư hoặc tiền đầu tư cho một đơn vị sản phẩm); dựtính thuế tài nguyên, tiền trích lại để đầu tư cho khâu lâm sinh; lập kế hoạchkhối luợng khâu lâm sinh.

Điều 9. Thẩmđịnh thiết kế khai thác rừng:

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định thiết kế khai thác vớicác nội dung chính sau:

Đốitượng khai thác là rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu đạt tiêu chuẩn nhưkhoản 1 Điều 6, thuộc các tiểu khu cho phép khai thác trong phương án điều chếrừng.

Chấtlượng bài cây: đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác.

Tínhhợp lý của các đường vận xuất và bãi gỗ (trong trường hợp phải chặt cây để làmđường và bãi gỗ).

Điều 10.Duyệt thiết kế khai thác:

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội đồng xét duyệt thiết kế khaithác cho các doanh nghiệp về các nội dung chủ yếu sau:

Đốitượng rừng khai thác.

Cácchỉ tiêu kỹ thuật.

Diệntích, địa danh, sản lượng được phép khai thác theo điều chế.

Cácchỉ tiêu xây dựng cơ bản, giá thành khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cácchỉ tiêu lâm sinh.

Hồsơ đầy đủ theo hướng dẫn.

Trườnghợp có thay đổi địa danh so với phương án điều chế, nếu xét thấy hợp lý, Sởphải làm văn bản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin thay đổi.Trong khi chờ văn bản trả lời, được phép đưa địa danh đó vào diện tích thiếtkế.

Điều 11.Thủ tục trình và ra quyết định:

Saukhi xét duyệt thiết kế khai thác cụ thể cho các doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Uỷban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng hợp thiết kế khai thác và trình Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn thẩm định.

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ theo nội dung tại Điều 10và ban hành quyết định cho phép mở rừng khai thác cho từng tỉnh và toàn Quốc.Trong quyết định phải ghi rõ địa danh, diện tích, sản lượng được phép khaithác.

Cáccông việc nói trên phải được hoàn tất trước ngày 31/12 năm trước.

Trêncơ sở quyết định của Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cấp giấy phép khaithác cho doanh nghiệp.

Quyếtđịnh mở cửa rừng và giấy phép khai thác được gửi cho Chi cục Kiểm lâm sở tại đểlàm căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Điều 12. Tiếnhành khai thác:

Saukhi có giấy phép khai thác, doanh nghiệp có thể bán cây đứng hoặc tự tổ chứckhai thác theo các công việc sau:

1.Tổ chức đấu thầu bán cây đứng, hoặc thuê đơn vị khai thác để ký hợp đồng khaithác, hoặc ra văn bản giao nhiệm vụ khai thác (nếu đơn vị khai thác trực thuộcdoanh nghiệp).

2.Giao nhận khu khai thác: Doanh nghiệp bàn giao hiện trường khai thác có hồ sơthiết kế và bản đồ kèm theo cho đơn vị khai thác và lập biên bản bàn giao đồngthời gửi 1 bộ hồ sơ cho hạt kiểm lâm sở tại để giám sát việc thực hiện.

3.Chuẩn bị khai thác: Đơn vị khai thác tiến hành các công việc chuẩn bị khai thácnhư phát luỗng rừng, mở đường vận xuất mới, sửa chữa đường cũ, làm kho bãi gỗ.

4.Khai thác: chặt hạ những cây có dấu búa bài chặt và vận xuất ra bãi giao tạikhu khai thác.

Nghiêmcấm chặt cây không có dấu bài.

Phảichặt hết tối thiểu 95% số cây đã bài.

Nếusố cây đã bài mà không chặt vượt 5% thì doanh nghiệp phải báo cáo lý do và đượcSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.

Gỗchặt ra đến đâu phải vận xuất ngay ra bãi đến đấy, không được để tồn rừng quá15 ngày.

Khigỗ được kéo ra bãi quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm phân loại, xếp gỗ theoquy định và lập lý lịch gỗ.

Sốlóng gỗ tại bãi (kể cả cây bị cắt đoạn) phải khớp đúng với số cây bài chặt códấu búa bài cây.                

Chủrừng báo với hạt kiểm lâm sở tại để kiểm tra xác nhận và đóng dấu búa kiểm lâmtheo quy định hiện hành.

5.Trong vòng 2 tháng kể từ khi hoàn thành việc chặt hạ, vận xuất gỗ ra khỏi lôphải tiến hành vệ sinh rừng.

6.Về việc thay đổi hiện trường khai thác đã được quyết định mở rừng khai thác:

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn lập văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, trong đó nêu lý do phải thay đổi hiện trường, kèm theo hồ sơthiết kế mới.

Điều 13.Thời hạn khai thác:

Thờihạn khai thác quy định từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng 3 năm sau.

Trườnghợp khai thác không hết khối lượng đã phê duyệt, được phép chuyển hồ sơ thiếtkế để trình duyệt vào kế hoạch khai thác năm sau.

Điều 14.Nghiệm thu khai thác:

Saukhi hoàn thành khai thác hoặc hết thời hạn khai thác, Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn cùng với Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm sở tại tiến hành kiểmtra hiện trường, lập biên bản đánh giá việc thực hiện khai thác theo các nội dungsau:

Khaithác có đúng vị trí không.

Chặthạ có đúng cây bài không, có bỏ sót cây không.

Tổngkhối lượng sản phẩm, sản phẩm theo chủng loại đã khai thác so với thiết kế chophép sai số tối đa 10%. Riêng đối với nhóm gỗ IIa sai số tối đa 5%.

Tìnhhình lợi dụng gỗ, chiều cao gốc chặt, cành ngọn để lại, thực hiện vệ sinh rừng.

Kiếnnghị đối với doanh nghiệp và đơn vị khai thác về những thiếu sót (nếu có) cần đượctác động bổ xung.

Kiếnnghị xử lý đối với những vi phạm nếu có.

Điều 15.Đóng cửa rừng sau khai thác:

Saukhi hoàn thành khai thác và nghiệm thu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônra quyết định đóng cửa rừng khai thác và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn.

Saukhi đóng cửa rừng,rừng được đưa vào chế độ bảo vệ, nuôi dưỡng và nghiêm cấmkhai thác trong suốt thời gian của 1 luân kỳ.

Lậphồ sơ lý lịch khu rừng sau khai thác để theo dõi trong suốt luân kỳ nuôi dưỡng.

 

Mục 2.

KHAI THÁC TẬN DỤNG

Điều 16.Đối tượng rừng khai thác tận dụng

1.Các khu rừng phải khai thác để chuyển đổi mục đích sử dụng, có đầy đủ các thủtục theo đúng quy định hiện hành (khai thác mỏ, hồ đập nước, đường xá giaothông, các công trình xây dựng, trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp...).

2.Các khu rừng nghèo kiệt, năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lạirừng có năng xuất chất lượng cao hơn theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc dựán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.Rừng nằm trên các tuyến đường khai thác vận xuất, vận chuyển gỗ, kho bãi.

4.Các khu rừng chưa đến kỳ khai thác được tiến hành chặt nuôi dưỡng, chặt tỉa thưa.Các khu rừng được tuyển chọn để chặt chuyển hoá thành rừng giống.

5.Các khu rừng nghèo kiệt được tiến hành làm giàu bằng phương pháp trồng theobăng hoặc theo rạch.

6.Các khu rừng có những cây bị chết đứng do cháy, sâu bệnh hại, trích nhựa hoặcdo các yếu tố thời tiết bất lợi.

7.Các cây đứng, mọc rải rác còn sót lại trên đất lâm nghiệp, có trữ lượng dưới 25m3/ha; trên đất nông nghiệp (nương rẫy cố định, vườn cây công nghiệp, đồngruộng).

 Điều 17. Khai thác tận dụng đối với các đối tượng rừng thuộc khoản 1, khoản2, khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 16:

1.Thiết kế khai thác tận dụng:

Xácđịnh rõ ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu hoặc theo cung đoạn củakhu vực khai thác tận dụng theo đúng các văn bản pháp lý đã được phê duyệt.

Đođếm và đóng dấu búa bài cây toàn bộ cây có đường kính trên 25 cm.

Tínhtoán khối lượng sản phẩm chính (đường kính trên 25 cm) có thể tận dụng theokích thước, chủng loại.

Ướctính khối lượng sản phẩm gỗ nhỏ, củi có thể tận dụng.

2.Thủ tục trình duyệt.

Đốivới đối tượng thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn thẩm định hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho khai tháctận dụng.

Đốivới đối tượng thuộc khoản 3 Điều 16 việc thiết kế và thủ tục trình duyệt đượcthực hiện đồng thời với việc khai thác gỗ rừng tự nhiên quy định ở Mục 1 ChươngII.

Đốivới đối tượng thuộc khoản 6 và khoản 7 Điều 16 Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn kiểm tra, duyệt thiết kế và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định chokhai thác tận dụng.

3.Tiến hành khai thác tận dụng đối với các đối tượng nói trên:

Bảođảm chặt đúng khu vực, đúng diện tích theo các văn bản pháp lý đã được phêduyệt. Nghiêm cấm lợi dụng chặt gỗ nơi khác để nhập vào vùng khai thác tậndụng.

Bảođảm tận dụng tối đa lâm sản tránh gây lãng phí.

Điều 18.Khai thác tận dụng đối với các đối tượng thuộc khoản 4 và khoản5 Điều 16:

1.Về nguyên tắc: Phải tuyệt đối tôn trọng các quy định về đối tượng, biện pháptác động trong quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sảnxuất gỗ và tre nứa (QPN 14 -92) và quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN16-93).

Nghiêmcấm việc lợi dụng chặt nuôi dưỡng, làm giàu rừng để khai thác gỗ.

2.Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Cườngđộ chặt theo thể tích không quá 15% đối với chặt nuôi dưỡng và không quá 30%đối với làm giàu rừng.

Gỗtận dụng các loại không quá 10m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và 15 m3/hađối với làm giàu rừng.

Củitận dụng không quá 15 m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và 20m3/hađối với làm giàu rừng.

3.Thiết kế khai thác tận dụng:

Xácđịnh phạm vi diện tích, theo tiểu khu, khoảnh, lô.

Bốtrí băng chặt, băng chừa hoặc rạch theo đúng kỹ thuật làm giàu rừng.

Bàicây, đóng búa những cây có khả năng tận dụng có đường kính trên 25 cm trên băngchặt.

Bàicây đóng búa những cây có khả năng tận dụng có đường kính trên 25 cm đối vớinuôi dưỡng rừng. Cây bài chặt là những cây cong queo, sâu bệnh, già cỗi, cụtngọn, cây phi mục đích kinh tế. Những cây chặt thải loại hoặc ken chết khôngtận thu chỉ cần bài bằng sơn.

Tínhtoán khối lượng sản phẩm có khả năng tận dụng.

4.Thủ tục trình duyệt:

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hiện trường với 2 nội dung chính.

Đốitượng rừng

Câybài chặt.

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế và trình Uỷ ban Nhân dântỉnh ra quyết định cho phép thực hiện.

 

Mục 3.

TẬN THU GỖ NẰM CÁC LOẠI (GỌI TẮT LÀ TẬN THU)

Điều 19.Đối tượng gỗ tận thu:

Đốitượng gỗ được tận thu là các loại gỗ khô lục, lóc lõi, gỗ cháy ở dạng gỗ nằm(bao gồm các loại gỗ thân, cành, ngọn, gốc rễ, bìa bắp...) với mọi kích cỡ trên2 loại đất sau:

1.Đất lâm nghiệp: gỗ còn bỏ lại trên các hiện trường khai thác cũ, trên nương rẫybỏ hoang.

2.Đất nông nghiệp: gỗ trên nương rẫy cố định, đồng ruộng, vườn cây công nghiệp.

Điều 20.Thủ tục tiến hành:

Tiếnhành thống kê cụ thể số lóng hoặc số gốc cây, kích thước, thể tích chủng loạicho từng tiểu khu, khoảnh, lô hay từng khu vườn, ruộng, nương rẫy... Đóng búabài cây những lóng gỗ có đường kính đầu lớn từ 25 cm trở lên.

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên hiện trường và hồ sơ, tổnghợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thực hiện. Riêng đối với gỗthuộc nhóm IIA theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992, phải được Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản.

 

Mục 4.

KHAI THÁC TRE NỨA VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ, TRE NỨA THUỘCRỪNG TỰ NHIÊN

Điều 21.Khai thác tre nứa:

1.Đối tượng: Rừng tre nứa có độ che phủ trên 70% và có số cây già và cây vừa trên40% tổng số cây.

2.Các chỉ tiêu kỹ thuật: phải bảo đảm tuân thủ các quy trình quy phạm đã banhành.

Luânkỳ khai thác 2-4 năm

Cườngđộ từ 1/4 đến 2/3 số cây

Đốivới loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây.

Tuổicây khai thác trên 2 năm.

3.Thiết kế khai thác:

Phânchia ranh giới, đóng mốc bảng lô, khoảnh trên thực địa

Lậpsơ đồ tỷ lệ 1/5000 khu khai thác

Phânđịnh rõ địa danh diện tích khai thác

Đođếm số cây.

Tínhtoán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng lô và tổng hợptheo khoảnh, tiểu khu và toàn doanh nghiệp.

4.Thủ tục trình duyệt và tiến hành khai thác:

Doanhnghiệp lập hồ sơ thiết kế khai thác theo các nội dung kỹ thuật nêu trên vàtrình duyệt như sau:

Đốivới các đơn vị thuộc tỉnh quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệtthiết kế, cấp giấy phép khai thác. Giấy phép khai thác được gửi cho hạt Kiểmlâm sở tại để làm cơ sở kiểm tra, giám sát.

Đốivới các đơn vị thuộc Tổng công ty, công ty trực thuộc trung ương quản lý, doTổng công ty hoặc công ty duyệt thiết kế và cấp giấy phép khai thác. Giấy phépkhai thác được gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hạt Kiểm lâmsở tại để kiểm tra, giám sát

Điều 22. Khaithác và thu hái lâm sản ngoài gỗ, tre nứa:

1.Khai thác sản phẩm có khối lượng lớn, tập trung: Doanh nghiệp phải tiến hànhthiết kế và trình duyệt như sau:

Đốivới Doanh nghiệp trực thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônduyệt và cấp giấy phép khai thác.

Đốivới các Doanh nghiệp trực thuộc Công ty, Tổng công ty không trực thuộc Tỉnh doCông ty, Tổng công ty duyệt và cấp giấy phép khai thác.

2.Đối với thu hái sản phẩm có khối lượng nhỏ, phân tán, không thuộc diện cấm(nhóm IA) trong nghị định 18-HĐBT ngày 17/1/1992 như sa nhân, song, mây, bakích, hạt dẻ, hạt ươi... được phép khai thác trên nguyên tắc không làm tổn hạiđến sự phát triển của loại sản phẩm đó.

Ngườithu mua chỉ cần làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đượccấp giấy phép thu mua. Trong đơn ghi rõ chủng loại, khối lượng và địa điểm thumua.

 

Mục 5.

KHAI THÁC RỪNG TRỒNG CỦA CÁC CHỦ RỪNG

VÀ GỖ VƯỜN, GỖ RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC SỞ HỮU CỦA HỘ GIAĐÌNH

Điều 23.Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại,vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp:

1.Các chỉ tiêu kỹ thuật:

a)Tuổi khai thác.

Tuổikhai thác rừng trồng được xác định tuỳ theo loài cây, yêu cầu chất lượng và quycách sản phẩm, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng.        

Tuổikhai thác rừng trồng của các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn quyết định theo đề nghị của doanh nghiệp.

Tuổikhai thác rừng trồng của các doanh nghiệp thuộc Công ty, Tổng Công ty khôngtrực thuộc Tỉnh do Công ty, Tổng Công ty quyết định theo đề nghị của doanhnghiệp.

b)Phương thức khai thác: chặt trắng toàn diện hoặc chặt trắng theo lô. Sau khikhai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

c)Tỷlệ lợi dụng:

Gỗnguyên liệu từ 70 -80%

Củitừ 10 - 15%

2.Hồ sơ khai thác: Việc lập hồ sơ khai thác được tiến hành đơn giản, không cầnphải đo đếm ngoại nghiệp, chỉ cần mục trắc và kết hợp với tài liệu, bản đồ sẵncó để lập hồ sơ cụ thể như sau:

Xácđịnh địa danh, diện tích khu khai thác

Xácđịnh tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng.

Lậpsơ đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5000

Lậpphương án trồng lại rừng.

Tổnghợp hồ sơ khai thác cho từng chủ rừng.

3.Thủ tục cấp giấy phép khai thác:

a)Đối với các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệthồ sơ và cấp giấy phép khai thác.

b)Đối với các đơn vị thuộc Công ty,Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh do Công ty,Tổng Công ty duyệt Hồ sơ khai thác, cấp giấy phép khai thác và gửi cho Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và quản lý.

c)Các quyết định và giấy phép nêu tại điểm a, điểm b được gửi cho Chi cục kiểmlâm sở tại để kiểm tra giám sát.

Điều 24.Khai thác rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tán do chủ rừng tự đầu tư gâytrồng:

1.Tuổi khai thác rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn hay tự vay vốn để trồng do chủrừng tự quyết định.

2.Đối với các loài cây không có hoặc hầu như không có trong rừng tự nhiên nhưbạch đàn, keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng, bồ đề, mỡ, tràm, đước, mít,soài, nhãn, phi lao... chủ rừng được tự chủ trong việc khai thác và tự do lưuthông, tiêu thụ sản phẩm.

3.Đối với các loài cây trùng với các loài cây rừng tự nhiên, nhưng không nằmtrong danh mục các loài cây bị cấm (nhóm IA) quy định tại nghị định 18/HĐBTngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng như lát, trám, re, dẻ... khi khai thácchủ rừng chỉ cần báo với Hạt kiểm lâm sở tại trong trường hợp khai thác với mụcđích thương mại hoặc Uỷ ban nhân dân xã trong trường hợp khai thác với mục đíchsử dụng tại chỗ để chứng nhận gỗ khai thác đúng là từ rừng trồng, gỗ vườn hoặccây trồng phân tán.

Điều 25.Khai thác rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân bằng nguồn vốn viện trợ, vốn vay ưuđãi:

Đốivới rừng trồng bằng nguồn vốn viện trợ: Thực hiện theo quy định cụ thể đối vớitừng dự án.

Đốivới rừng trồng bằng nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện như Điều 24.

Điều 26.Chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) đối với rừng trồng:

1.Trường hợp không có tận thu lâm sản do chủ rừng tự quyết định.

2.Trường hợp có tận thu lâm sản:

a)Đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi.

Cácchỉ tiêu kỹ thuật:

Phảitôn trọng quy trình quy phạm tỉa thưa rừng.

Cườngđộ chặt không quá 50%. Cụ thể:

Đốivới trường hợp tỉa chọn, cường độ chặt theo số cây (% số cây chặt trên tổng sốcây) phải nhỏ hơn cường độ chặt theo thể tích % trữ lượng chặt trên tổng trữ lượng).

Đốivới trường hợp tỉa cơ học, cường độ chặt theo số cây bằng cường độ chặt theothể tích.

Câybài chặt là cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, đang chết.

Tiếnhành lập hồ sơ tỉa thưa:

Xácđịnh địa danh, diện tích khu chặt

Bàicây: Bài cây bằng dấu sơn đối với trường hợp bài tỉa chọn; đánh dấu hàng chặthoặc quy định cách bao nhiêu cây chặt 1 cây đối với trường hợp bài tỉa cơ học.

Lậphồ sơ ghi rõ tuổi, chiều cao, đường kính, số cây, thể tích của lâm phần

Xácđịnh cường độ chặt

Tínhtoán số cây chặt và số cây để lại

Xácđịnh thể tích chặt và thể tích để lại

Xácđịnh sản lượng.

Thủtục trình duyệt:

Cácđơn vị thuộc tỉnh do sở duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa.

Cácđơn vị thuộc Công ty,Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh do Công ty, Tổng Côngty duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa.

b)Đối với rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn: chủ rừng được tự chủ trong việc thựchiện.

Điều 27.Khai thác rừng khoanh nuôi do chủ rừng tự bỏ vốn; rừng tự nhiên thuộc sở hữucủa tập thể, hộ gia đình:

a)Khai thác để sử dụng cho nhu cầu củi, gỗ gia dụng cho chủ rừng: chủ rừng chỉcần báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã sở tại.

b)Khai thác thương mại:

Chủrừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm sở tại để kiểm tra, xác nhận và đóng dấubúa kiểm lâm.

 

Chương III

KHAI THÁC TẬN DỤNG GỖ, TRE NỨA, LÂM SẢN TRONG RỪNGPHÒNG HỘ

Điều 28. Nhữngquy định chung:

Cáchoạt động khai thác phải bảo đảm nguyên tắc duy trì và phát triển khả năngphòng hộ của rừng. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác tận dụng lâm sản làm suygiảm vốn rừng và khả năng phòng hộ của rừng.

Nhànước có thể tạm thời đình chỉ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc rừng phònghộ theo yêu cầu của việc bảo vệ rừng.

Việckhai thác gỗ, tre nứa, lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thể hiện trongluận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc trong dự án xây dựng rừng phòng hộ được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

Việckhai thác gỗ, tre nứa, lâm sản trong rừng phòng hộ chỉ là kết hợp nhằm đảm bảolợi ích cho người lao động sống tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vàobảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ.

Điều 29. Khaithác tận dụng gỗ, lâm sản trong rừng tự nhiên thuộc khu phòng hộ rất xung yếu vàxung yếu:

1.Được phép khai thác tận dụng những cây khô chết, sâu bệnh, già cỗi, đổ gẫy, cụtngọn.

Thủtục thiết kế và trình duyệt như sau:

Việcthiết kế do Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức thực hiện theo khoản 1 Điều 17.

Vềthủ tục trình duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kếtrình UBND tỉnh ra quyết định cho phép khai thác.

2.Được phép tận thu các loại lâm sản phụ mà không làm ảnh hưởng đến khả năngphòng hộ của rừng.

Cácthủ tục cấp phép thực hiện theo Điều 22.

3.Được phép tận thu gỗ nằm như quy định tại Điều 19.

Cácthủ tục lập hồ sơ cấp phép tận thu thực hiện theo Điều 20.

4.Riêng đối với rừng phòng hộ xung yếu: Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác như quyđịnh tại điểm a, b, c, e khoản 1 Điều 6 được phép khai thác chọn với cường độtối đa 20%.

Câybài chặt chủ yếu là những cây già cỗi, cây sâu bệnh, đổ gẫy, cụt ngọn.

Thủtục thiết kế, trình duyệt, tiến hành khai thác được thực hiện theo các Điều từĐiều 8 đến Điều 15 Mục 1, Chương II.

Điều 30.Khai thác gỗ đối với rừng khoanh nuôi từ đất không có rừng:

1.Đối với rừng do Nhà nước đầu tư thực hiện theo Điều 29.

Đốivới rừng do chủ nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư:

a)Không phân biệt vùng rất xung yếu và xung yếu, khi rừng đạt tiêu chuẩn khaithác, được phép khai thác với cường độ tối đa 20%.

b)Về thủ tục trình duyệt:

Khaithác để giải quyết nhu cầu củi, gỗ gia dụng cho chủ rừng: chủ rừng làm đơn xinphép ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý kiểm tra cho phép khai thác.

Khaithác thương mại.

Chủrừng làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có sự nhất trícủa Ban quản lý rừng phòng hộ.

Saukhi được Sở chấp thuận, chủ rừng tiến hành thiết kế khai thác.

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thiết kế và trình Uỷ ban nhân dântỉnh quyết định cho phép khai thác.

Điều 31.Khai thác tre nứa:

Đốivới rừng tre nứa khi rừng đạt độ che phủ trên 80% mới được phép khai thác.

Cườngđộ khai thác tối đa 30%.

Vềthủ tục thiết kế, trình duyệt và tiến hành khai thác thực hiện theo khoản 3 và4 Điều 21.

Điều 32. Khaithác rừng trồng:

1.Đối với rừng do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ.

2.Đối với rừng trồng do ban quản lý rừng hoặc chủ nhận khoán tự đầu tư, khi rừngđạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 1/10 diện tích đã đầutư gây trồng thành rừng. Phương thức chặt theo băng hoặc theo đám, băng hoặcđám không được liền kề nhau, có diện tích không quá 0,5 ha ở vùng rất xung yếuvà không qúa 1 ha ở vùng xung yếu.

Tuổikhai thác thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 23.

Lậphồ sơ khai thác thực hiện theo khoản 2 Điều 23.

Banquản lý rừng phòng hộ tổng hợp hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Điều 33.Khai thác tận dụng khi chuyển đổi mục đích sử dụng:

Đốitượng như quy định tại khoản 1 Điều 16.

Thủtục khai thác thực hiện theo các quy định tương ứng của Điều17

 

Chương IV

QUẢN LÝ SỬ DỤNG BÚA BÀI CÂY VÀ BÚA KIỂM LÂM

 Điều 34. Búa bài cây:

1.Búa bài cây được chế tạo theo mẫu thống nhất do Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn quản lý, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.Búa bài cây chỉ dùng trong thiết kế khai thác chính, thiết kế khai thác tậndụng, tận thu tương ứng với các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 6; và cácđối tượng thuộc Điều 16, Điều 19; các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 3 Điều 29;điểm b (khai thác thương mại) khoản 2 Điều 30 và Điều 33. Đây là cơ sở để kiểmtra các cây khai thác có đúng là cây được phép chặt hay không, cũng như cáclóng gỗ đúng là đã được phép tận thu.

3.Khi tiến hành thiết kế khai thác Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn giao búa bài cây cho các đơn vị thiết kế. Sau khi thiết kế xong phải thuhồi lại búa bài cây.

Đốivới các đối tượng thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 6 và các đối tượng thuộc Điều 16mỗi cây bài chặt phải đóng 3 dấu búa bài cây (hai dấu đối diện ở tầm cao ngangngực, một dấu ở gốc dưới tầm chặt, cách mặt đất 1/3 đường kính gốc chặt).

Saukhi hoàn thành việc chặt các cây có dấu búa bài, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chủ trì có sự tham gia của Hạt kiểm lâm sở tại và chủ rừng, tiến hànhkiểm tra, lập biên bản và đóng dấu búa bài cây bổ sung những cây bị đổ gẫy; gỗcành, ngọn tận dụng có đường kính trên 25 cm, những khúc gỗ thân được cắt ralàm nhiều đoạn.

Tỷlệ gỗ cây đổ gẫy và gỗ cành, ngọn tận dụng có đường kính trên 25 cm (phải đóngbúa bài cây) không vượt quá 10% so với sản lượng cây đứng.

 Điều 35. Búa kiểm lâm:

1.Việc quản lý, sử dụng búa kiểm lâm được thực hiện theo quy định hiện hành.

2.Gỗ khai thác xong được kéo ra bãi giao quy định. Chủ rừng có trách nhiệm phânloại gỗ, xếp đống và lập lý lịch gỗ. Số lóng gỗ, khối lượng phải khớp với sốcây bài chặt đã có dấu búa bài cây trong thiết kế và gỗ tận dụng được đóng dấubúa bổ sung quy định ở Điều 34. Sai số cho phép giữa khối lượng gỗ lớn theothiết kế được duyệt và khối lượng gỗ khai thác không vượt quá 10% với điều kiệnchặt đúng và đủ số cây bài chặt.

3.Tổ chức kiểm lâm sở tại có trách nhiệm đóng dấu búa kiểm lâm lên những lóng gỗcó dấu búa bài cây trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày chủ rừng trình kiểm và lậpvăn bản xác nhận lý lịch gỗ cho chủ rừng theo quy định.

Nghiêmcấm đóng búa kiểm lâm lên những lóng gỗ không có dấu búa bài cây.

4.Trường hợp công nghệ khai thác là xẻ nhống tại rừng, chủ rừng phải tự chịutrách nhiệm về việc đánh dấu vào khúc gỗ xẻ nhống đúng là cây có dấu búa bàichặt, kèm theo lý lịch để làm căn cứ cho kiểm lâm đóng dấu búa kiểm lâm.

5.Những loại gỗ thuộc đối tượng phải đóng búa kiểm lâm theo những quy định trên,khi đã có dấu búa kiểm lâm kèm theo lý lịch gỗ và biên lai thu thuế tài nguyên,được coi là gỗ hợp pháp và được lưu thông.

 

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Mục 1.

ĐỐI VỚI CHỦ RỪNG

Điều 36.Trong quá trình khai thác, chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giámsát các hoạt động khai thác để kịp thời uốn nắn trong quá trình thực hiện, phảichỉ đạo khai thác đúng hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt, chặt đúng cây bài,đúng quy trình quy phạm khai thác, đúng khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản, đúngthời hạn khai thác.

Điều 37.Hết thời hạn khai thác, chủ rừng phải tiến hành các công việc sau:

1.Cùng với đơn vị khai thác kiểm tra tại hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiếtkế khai thác, hợp đồng khai thác hoặc văn bản giao nhiệm vụ khai thác để đánhgiá kết quả thực hiện quy trình, quy phạm và lập biên bản để làm cơ sở thanh lýhợp đồng và lưu vào hồ sơ lý lịch rừng.

2.Báo cáo đơn vị quản lý cấp trên về khối lượng và tình hình thực hiện, có biênbản nghiệm thu kèm theo.

3.Lập hồ sơ lý lịch rừng của khu khai thác để theo dõi trong suốt luân kỳ nuôi dưỡngkế tiếp.

 

Mục 2.

ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KHAI THÁC

Điều 38.Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác tận dụng rừng tự nhiên phải do cáctổ chức, đơn vị có đầy đủ lực lượng lao động, xe máy, thiết bị thực hiện, cụthể:

Cáclâm trường quốc doanh được thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT ngày20/11/1991.

Cácdoanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp, các tổ chức khác.

GiaoSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép hành nghề khai thác chocác tổ chức, đơn vị có đủ điều kiện hành nghề khai thác.

Cácđơn vị khai thác có quyền:

Thamgia đấu thầu bán cây đứng

Thamgia đấu thầu thuê khoán khai thác

Nhậnkhoán khai thác theo hợp đồng

Tựtổ chức khai thác.

Quychế đấu thầu, thuê khoán hoặc tự tổ chức khai thác do Uỷ ban nhân dân tỉnhquyết định.

Cácđơn vị khai thác có trách nhiệm:

Chấphành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về khai thác, các quy định trongthiết kế khai thác và thực hiện đầy đủ các khoản mục trong hợp đồng đã ký kếtvới chủ rừng.

Bảođảm chặt đúng và hết số cây đã bài chặt, giảm tỷ lệ đổ gẫy, tận dụng gỗ tối đa.

Điều39. Việc khai thác tre nứa; khai thác tỉa thưa rừng trồng; gỗ vườn vàcác lâm sản khác do chủ rừng tự lựa chọn đối tác khai thác.

 

Mục 3.

ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP CÁC CẤP

Điều 40.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

Hướngdẫn kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý Nhà nướcvề khai thác rừng.

TrìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức khai thác gỗ lớn rừng tự nhiên chokế hoạch hàng năm.

Giaochỉ tiêu hướng dẫn tạm thời về sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên năm sau chocác tỉnh, thành phố.

Tiếnhành thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh chocác tỉnh, thành phố.

Tổnghợp kế hoạch khai thác gỗ gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư để giao kế hoạch chính thứccho các địa phương.

Raquyết định cho phép các tỉnh mở rừng khai thác.

Kiểmtra việc quản lý khai thác rừng của các địa phương, đơn vị.

Điều 41.Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn:

Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nướcđối với từng loại rừng trên địa bàn của địa phương. Chỉ đạo các cấp chính quyềnhuyện, xã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn.Từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng phá rừng bừa bãi.

Thườngxuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Chi cục Kiểm lâm, các Ban Ngành hữu quan thực hiện chức năng quản lý Nhànước về khai thác rừng.

Cụthể là:

Cụthể hoá và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành cóliên quan đến khai thác trên địa bàn tỉnh.

Giámsát, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt hồ sơ thiết kếkhai thác cụ thể của các chủ rừng.

Phêduyệt tổng hợp thiết kế khai thác và ra quyết định cấp giấy phép khai thác (Saukhi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định mở rừng khaithác).

Chỉđạo các Sở, Ban ngành liên quan thực thi các quy định về quản lý khai thácrừng.

Chỉđạo chính quyền cấp huyện, xã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước vềkhai thác rừng trong địa bàn mình quản lý.

Điều 42.Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn:

Hướngdẫn kịp thời những văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvà Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

Dựavào chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn tạm thời của Bộ giao, giao chỉ tiêu hướng dẫnkhai thác gỗ cho các chủ rừng theo phương án điều chế rừng trong phạm vi củađịa phương mình.

Đônđốc việc thiết kế khai thác, tiến hành thẩm định rừng và duyệt thiết kế khaithác cho các đơn vị thuộc tỉnh.

Tổnghợp hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để trình Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn.

Thựchiện việc cấp giấy phép khai thác gỗ và lâm sản theo thẩm quyền quy định chochủ rừng tại quy chế này.

Hếtthời hạn khai thác, thực hiện các thủ tục nghiệm thu khai thác và đóng cửarừng. Công bố trước công luận những khu rừng mở cho khai thác và đóng cửa rừng.

Quảnlý và hướng dẫn sử dụng búa bài cây.

Phốihợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác.

Điều 43.Tổ chức Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn:

Kiểmtra và giám sát việc khai thác rừng của các chủ rừng, đơn vị khai thác rừngtheo luật định.

Pháthiện kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về khai thác lâm sản của các tổchức và cá nhân trong việc khai thác rừng để kịp thời sử lý theo quy định hiệnhành.

Thựchiện việc đóng dấu búa kiểm lâm theo đúng quy định để xác lập hồ sơ lý lịch gỗ,lâm sản làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên (nếu là sản phẩm từ rừng tựnhiên) và lưu thông lâm sản.

 

Mục 4.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO

Điều 44. Hệthống báo cáo:

Đểnắm được thông tin về khai thác hàng năm các đơn vị, các cấp phải báo cáo tìnhhình khai thác theo hệ thống sau:

Cácchủ rừng thuộc tỉnh báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồnggửi cho huyện sở tại.

Cácchủ rừng thuộc Công ty hoặc Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh báo cáo lên Côngty, Tổng Công ty và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, đồng gửi chohuyện sở tại.

Cácchủ rừng thuộc các ngành (Quân đội, Nội vụ, Giáo dục...) báo cáo lên cơ quanquản lý cấp trên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.

Việckhai thác của hộ gia đình do xã chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo lên phòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôntổng hợp báo cáo lên Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn. Việc báo cáo lên cấp Sở thực hiện vào 15 ngày cuối của năm.

SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo lên Bộ và Uỷ ban nhân dântỉnh vào 15 ngày đầu của năm sau.

Điều 45.Nội dung báo cáo gồm:

Diệntích khai thác theo các đối tượng và so với thiết kế

Khốilượng, chủng loại sản phẩm theo các đối tượng so với thiết kế.

Đánhgiá tình hình thực hiện quy chế, quy trình, quy phạm.

Cácvi phạm nếu có và hình thức sử lý đã áp dụng.

Cácvấn đề khác (giá thành, giá bán, tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46.Quy chế này áp dụng cho mọi hình thức khai thác đối với rừng tự nhiên, rừngtrồng, tận thu gỗ, khai thác lâm sản thuộc khu vực rừng sản xuất và rừng phònghộ.

Tấtcả mọi tổ chức, cá nhân tác động vào rừng để khai thác gỗ lâm sản đều phải chấphành các quy định của quy chế này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7337&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận