QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc sửa đổi một số điều trong Quy định
về làm đề thichọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông
(ban hành theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2000 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo).
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,cơ quan ngang Bộ,
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Bộ Giáo đục và Đào tạo; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổthông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Sửa đổi một số điều trung Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi quốc gialớp 12 trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2000/QĐ-BGDĐTngày 24/1/000 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo như sau:
1. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi như sau: Phạm vi của nội dung đề thi:
Theoquy định trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổthông hiện hành.
2. Điều 2 được sửa đổi như sau: Tính bí mật của đề thi
1.Đề thi học sinh giỏi quốc gia là tài liệu mật thuộc danh mục tài liệu mật quốcgia quy định tại Quyết định số 81/TTg ngày 02/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ vềDanh mục bí mật nhà nước trong ngành giáo dục và đào tạo.
2.Các thành viên tiếp xúc với đề thi và hướng dẫn chấm, kể cả người được mời đọcgóp ý đề thi (nếu có) phải cách ly triệt để với môi trường bên ngoài từ lúc vàokhu vực làm đề thi cho đến khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi
3. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau: Uỷ viên soạn thảo đề thi
a)Các ủy viên soạn thảo đề thi là các chuyên gia khoa học, chuyên viên, nghiêncứu viên, giảng viên ởcác cơ quan trung ươngvà trường đại học, có phẩm chất đạo đức tốt và uy tín khoa học cao, có trìnhđộ chuyên môn vững vàng, không thuộc biên chế giảng dạy hoặc hợp đồng thỉnhgiảng ở khối lớp hoặc trường trung họcphổ thông (kể cả chuyên và không chuyên), không tham gia luyện học sinh các độituyển dự thi học sinh giỏi dưới bất kỳ hình thức nào.
b)Ủy viên soạn thảo đề thi cónhiệm vụ: soạn thảo các đề thi và hướng dẫn chấm; nhân bản đề thi đã được duyệt(kể cả sao bằng đối với các môn ngoại ngữ); vào bì và niêm phong bì đề môn thi;đọc lại đề thi; kiểm tra bằng (với các môn ngoại ngữ); tham gia vào bì chung vàlàm một số việc khác theo sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.
c)Mỗi môn thi có 1 tổ soạn thảo đề thi, gồm từ 2 đến 3 ủy viên (trong đó có 1 tổtrưởng)
4. Thêm khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 5 như sau:
Nhữngngười có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc emchồng, người được giảm hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được thamgia Hội đồng soạn thảo đề thi của năm mở kỳ thi:
5. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau: Chủ tịch Hội đồng,các Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên soạn thảo đề thi các thư ký Hội đồng, ngườiphụ nách máy tính, người đánh máy và in đề thi thực hiện nhiệm vụ được giaotheo lề lối làm việc quy định tại Chương III của Quy định này
6.Hủy bỏ khoản 4 và khoản 5 của Điều 6
7.Điều 7 được sửa đổi như sau: Địa điểm làm việc, cơ sở vậtchất và thiết bị
1.Địa điểm làm việc của Hội đồng soạn thảo đề thi được đặt tại một khu vực riêngbiệt (sau đây gọi là khu vực làm đề thi) do Chủ tịch Hội đồng quyết định: Khuvực làm đề thi phải có đủ tiện nghi làm việc, sinh hoạt, biệt lập, bảo đảm antoàn và thuận tiện cho công tác bảo vệ an ninh.
Cácphòng làm việc, ở, ăn, bảo vệ tại khu vực làm đề thi đều phải có cửa và khóachắc chắn, cửa sổ có chốt cài; phòng làm việc có tủ và khóa tủ.
2.Các máy tính, máy in, máy ghi âm, máy sao băng, máy cassette, băng cassettephải được kiểm tra (trước khi bàn giao cho các tổ làm việc); đảm bảo cho cácthiết bị này hoạt động tất và không chứa bất kỳ thông tin nào có liênquan tới đề thi.
3.Toàn bộ khu vực làm đề thi chỉ sử dụng 1 máy điện thoại cố định đặt tại phòngbảo vệ
8. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau: "Việc soạn thảo đề thi vàhướng dẫn chấm phải được thực hiện trên máy tính. Tổ soạn thảo đề thi tiến hànhsoạn thảo mới hoặc từ các đề thi đề xuất tuyển chọn, sửa đổi thành các đề thiđể trình Chủ tịch hội đồng duyệt ký (kể cả nội dung thi nghe hiểu đối với cácmôn ngoại ngữ): ứng với mỗi ngày thi, mỗi bảng thi, mỗi môn thi, phải trình ítnhất 2 đề thi (có hướng dẫn chấm kèm theo) để Chủ tịch Hội đồng lựa chọn; phảibáo cáo đầy đủ về quan điểm, nội dung cơ bản của đề thi, đặc biệt cần nói rõnội dung nào được soạn thảo từ đềthi đề xuất và nội dung nào hoàn toàn mới (không liên quan đến các đề thi đềxuất)".
9.Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi như sau:
"a)Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời chuyên gia đến khu vực làm đềthi để đọc góp ý cho đề thi trước khi ký duyệt. Trong trường hợp này, cácchuyền gia được mời cũng phải cách ly triệt để từ lúc vào khu vực làm đề thicho tới kỳ thi xong môn cuối cùng của kỳ thi và chịu trách nhiệm giữ bímật đề thi và hướng dẫn chấm đã tiếp xúc như thành viên của Hội đồng có tiếpxúc với đề thi. Những người có con đẻ, em ruột, em vợ hoặc em chồng, người đượcgiám hộ hoặc người được đỡ đầu, dự kỳ thi sẽ không được mời tham gia đọc góp ýđề thi.
b)Trên cơ sở những đề thi (kèm theo hướng dẫn chấm) do tổ soạn thảo đề thi đềnghị và ý kiến của người được mời đọc góp ý (nếu có), Chủ tịch Hội đồng cânnhắc và quyết định lựa chọn những đề thi của môn thi dùng cho kỳ thi (gồm cácđề thi chính thức và các đề thi dự bị theo quy định); khi chưa quyết định, Chủtịch Hội đồng có thể yêu cầu tổ soạn thảo đề thi sửa đổi hoặc soạn thảolại".
10. Điểm ckhoản 1 Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Việcvào bì chung được thực hiện theo sự điều hành của" Chủ tịch hộiđồng".
11. Khoản 3 Điều 13 được sửa đổi như sau.
"Việcchuyển đề thi đi bưu điện gửi địa phương:
a)Khi chuyển các gói đề thi ra khỏi khu vực làm đề thi, phải làm biên bản giaonhận. Biên bản phải có đủ các chữ ký sau: bên giao (đại diện lãnh đạo Hộiđồng), bên nhận (đại diện tổ thư ký) và bên làm chứng (đại diện tổ bảo vệ).
b)Khi chuyển các gói đề thi đi bưu điện gửi địa phương, phải có ít nhất 01 ngườicủa lực lượng an ninh đi cùng. Người của lực lượng an ninh do cơ quan công ancử theo đề nghị của BộGiáo dục và Đàotạo. Người của lực lượng an ninh tham gia bảo vệ đề thi từ lúc bắt đầu dờikhỏi khu vực làm đề thi cho đến khi gửi xong các bưu gửi đề thi tại bưuđiện".
12. Điều 15 được sửa đổi như sau:
"Thờigian làm việc
1.Một số thời điểm chính:
a)Các thành viên Hội đồng tập kết vào khu vực làm đề thi: trước ngày đầu tiên thiđề chính thức ít nhất là 13 ngày.
b)Chuyển đề thi chính thức đi bưu điện: Trước ngày đầu tiên thi đề chính thức ítnhất là 4 ngày.
c)Chuyển đề thi dự bị đề bưu điện: Trước ngày đầu tiên thi đề chính thức là 2ngày.
Tổngthời gian cách ly kể cả 2 ngày trực thi ít nhất là 15 ngày.
2.Lịch chi tiết vế thời lượng từng công việc sẽ do Chủ tịch Hội đồng quy định
13. Điều 16 được sửa đổi như sau. Các quy định về bảo mật khisoạn thảo đề thi và hướng dẫn chấm
1.Những người có tiếp xúc với đề 1 môn thi, chỉ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, cácủy viên của tổ soạn thảo đề thi, người được mời đọc góp ý đề thi (nếu có), ngườiđánh máy đề thi (nếu được phân công).
2.Mỗi tổ soạn thảo đề thi làm việc trong 1 phòng riêng. Người của tổ này khôngvào phòng làm việc của tổ khác và không cho người của tổ khác vào phònglàm việc của tổ mình.
3.Khi cả tổ dời khỏi phòng làm việc, phải cất hết tài liệu vào tủ và khóa tủ,đóng và cài chất các cửa, khóa và niêm phong cửa phòng làm việc.
4.Khi thấy có dấu hiệu bị phá hủy hoặc đã bị mất niêm phong cửa phòng làm việc,phải lập tức mời tổ trưởng bảo vệ đến chứng kiến và lập biên bản; đồng thời báocáo ngay với lãnh đạo Hội đồng để có biện pháp xử lý.
5.Các đề thi và hướng dẫn chấm (in trên giấy, băng thi nghe hiểu) trình để duyệtký phải được bàn giao trực tiếp. Việc đọc góp ý đề thi (nếu có) được thực hiệntại phòng làm việc của tổ soạn thảo đề thi. Việc duyệt ký đề thi được thực hiện tại phòng làm việc của tổ soạn thảo đề thi hoặcphòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng.
6.Không đốt hủy bất cứ giấy tờ gì có liên quan đến đề thi mà phải bảo quản ở tủ đặt tại phòng làm việc củatổ.
7.Máy tính, máy in ởphòng làm việc củatổ nào do tổ đó quản lý không được di chuyển máy tính từ tổ này sang tổ khác.Trường hợp máy tính hỏng, đã sửa chữa mà vẫn không được thì tổ soạn thảo đề thìphải niêm phong máy tính hỏng để bảo quản tại phòng làm việc; sau đó nhận máytính tính khác do người phụ trách máy tính bàn giao.
8.Thành viên của tổ không được tiết lộ nội dung công việc của cá nhân, của tổ vớibất ký ai ngoài tổ. Thành viên của Hội đồng không được tiết lộ với bất cứ aingoài Hội đồng về địa điểm, số điện thoại của khu vực làm đề thi.
9.Khi vào khu vực làm đề thi, mọi thành viên Hội đồng cũng như người được mời đọcgóp ý đề thi (nếu có) đều không được mang theo máy điện thoại di động. Hạn chếtối đa việc liên hệ với bên ngoài. Trường hợp thật cần thiết phải liên lạc vớibên ngoài thì phải báo cáo với lãnh đạo Hội đồng về nội dung cần đàm thoại. Saukhi được lãnh đạo Hội đồng đồng ý, mới thực hiện cuộc đàm thoại (bằng máy cốđịnh). Khi đàm thoại, phải có sự chứng kiến của người thường trực của tổ bảo vệ.Người thường trực ghi chi tiết nội dung mà người gọi điện thoại đã nói với bênngoài; sau đó ghi họ và tên của người gọi và người nhận điện thoại rồi ký xácnhận vào sổ trực.
10.Hạn chế việc chuyển thư từ, vật dụng ra ngoài khu vực làm đề thi. Trường hợpthật cần thiết phải chuyển các vật dụng, thư từ ra ngoài thì không được gói kínvà phải thông qua người thường trực tổ bảo vệ. Người thường trực ghi rõ nộidung cần chuyển, họ và tên người gửi và người nhận rồi ký xác nhận vào sổtrực".
14. Điều 18 được sửa ầổi như sau: "Bảo vệ khu vực làm đề thi
1.Tổ bảo vệ
a)Tổ bảo vệ có từ 3 đến 5 người(trong đó có 1 tổ trưởng) gồm lực lượng bảovệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử và lực lượng của cơ quanan ninh do cơ quan công an cử theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Danhsách tổ bảo vệ do BộGiáo dục và Đàotạo quyết định.
b)Tổ bảo vệ có nhiệm vụ;
Giámsát thực hiện việc cách ly của các người phải cách ly trong suất thời gian từlúc bắt đầu vào khu vực làm đề thi cho đến khi thi xong môn cuối cùng của kỳ,thi;
Phốihợp với lực lượng an ninh địa phương tổ chức bảo vệ vòng ngoài của khu vực làmđề thi.
2.Các việc cụ thể của tổ bảo vệ tại khu vực làm đề thi
a)Cử người thường xuyên cảnh giới và giám sát bên ngoài khu vực làm đề thi.
b)Cử người thường trực 24/24 giờ trong ngay.
Ngườithường trực có nhiệm vụ: giám sát việc thực hiện cách ly, ngăn chặn và pháthiện các vi phạm quy định về cách ly của những người phải cách ly; giámsát và ghi chép nội dung, họ và tên người liên lạc điện thoại với bên ngoài;ghi sổ trực và bàn giao khi hết ca trực; làm các biên bản bất thường (nếu có).
c)Liên hệ với lực lượng an ninh địa phương để có sự giúp đỡ và tổ chức bảo vệvòng ngoài khu vực làm đề thi".
15. Điều 19 được sửa đồi như sau:
Bảoquản, lưu giữ hồ sơ, đề thi, hướng dẫn chấm và thiết bị sau khi thi xong
Saukhi thi xong, việc vận chuyển và bảo quản các hồ sơ, đề thi, hướng dẫn chấm vàcác thiết bị sẽ do Chủ tịch Hội đồng quyết định".
16. Điều 20 được sửa đổi như sau: Trong thời gian tập trung làm việc, các thànhviên Hội đồng soạn thảo đề thi thuộc quyền điều hành của Chủ tịch Hội đồng,thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, đượcchăm sóc về đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng phụ cấp trách nhiệm theocông việc được giao và theo chế độ hiện hành của Nhà nước".
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đâytrái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và tàichính, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Thủ trưởng các cơ quan hữu quan thuộcBộ, các thành viên trong Hội đồng soạn thảo đề thi chọn học sinh giỏi quốc gialớp 12 trung học phổ thông, người được mời đọc góp ý đề thi, thành viên tổ bảovệ khu vực làm đề thi và người bảo vệ khi vận chuyển đề thi chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.