Văn bản pháp luật: Quyết định 06/1999/QĐ-BGD&ĐT

Nguyễn Minh Hiển
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 06/1999/QĐ-BGD&ĐT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
13/03/1999
26/02/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông

Bộ trưởng
1.999
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Toàn văn

Bộ Giáo dục và đào tạo

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Quy chế thi Tốt nghiệp Bổ túc trunghọc cơ sở

và Bổ túc trung học phổ thông

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 củaChính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 củaChính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơquan ngang Bộ;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thườngxuyên,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyếtđịnh này bản "Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túctrung học phổ thông".

Điều 2: Bản Qui chế này cóhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Qui chế này thay cho "Qui chế thi tốtnghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học" ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 17/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 10/04/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo.

Điều 3: Các ông, bà Chủ tịch UBNDtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo,Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáodục Thường xuyên, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởngCục Nhà trường- Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

  

QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP

BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔTÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số:06/1999/QĐ-BGD&ĐTngày 26/02/1999

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1:

Thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túctrung học phổ thông là sự đánh giá của Nhà nước về kết quả học tập, rèn luyệncủa học viên theo mục tiêu đào tạo sau khi hoàn thành chương trình một cấp học.

Điều 2:

Toàn bộ công việc tổ chức kỳ thi phải đảm bảocác yêu cầu: an toàn, nghiêm túc, chính xác, công bằng để kết quả kỳ thi phảnánh đúng trình độ học vấn của thí sinh và chất lượng giảng dạy và học tập củacác trường, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên

 

Chương II

NGÀY THI, MÔN THI, NỘI DUNGTHI

Điều 3:

1. Thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông đượctổ chức thống nhất trong cả nước, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,mỗi năm hai kỳ. Ngày thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cụ thể trong biênchế năm học.

2. Thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở được tổchức thống nhất trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi năm haikỳ. Ngày thi do Sở Giáo dục-Đào tạo qui định và thông báo tới người học ngay từđầu năm học.

Điều 4:

Nội dung thi thuộc Chương trình Bổ túc trung họccơ sở và Chương trình Bổ túc trung học hiện hành, theo từng cấp học.

Điều 5:

Môn thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở và Bổtúc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định và được thông báovào ngày 31 tháng 3 hàng năm.

Điều 6:

Đề thi và Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp Bổ túctrung học phổ thông do Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đàotạo chịu trách nhiệm và được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Đề thi và Hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp Bổ túctrung học cơ sở do Hội đồng ra đề thi của các Sở Giáo dục-Đào tạo chịu tráchnhiệm và được sử dụng thống nhất trong địa phận của mỗi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

 

Chương III

ĐIỀU KIỆN DỰ THI, HỒ SƠ THI

Điều 7:           

Người Việt Nam và người nước ngoài đang sinhsống tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây sẽ được dự thi:

1. Học hết chương trình Bổ túc trung học cơ sởhoặc Bổ túc trung học phổ thông hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từngcấp học mà thí sinh đó xin dự thi.

a/ Nếu học trong các Trung tâm Giáo dục Thườngxuyên hoặc các trường Bổ túc thì trong năm học cuối cấp, về kết quả học tập,không bị xếp loại kém. Nếu là học viên trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phảicó thêm điều kiện hạnh kiểm phải được xếp từ loại trung bình trở lên.

Không nghỉ quá tổng số 45 buổi học của lớp cuốicấp.

b/ Nếu tự học:

Phải có đơn đăng ký tự học với Sở Giáo dục-Đàotạo trước khi khai giảng năm học và được Sở chấp nhận.

Trong mỗi học kỳ, mỗi môn học phải được kiểm traviết và cho điểm ít nhất hai lần.

Điểm trung bình cả năm cho mỗi môn học phải đạt kếtquả từ 5 trở lên.

2. Đã tốt nghiệp trung học cơ sở đối với kỳ thitốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông, đã tốt nghiệp tiểu học đối với kỳ thitốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.

3. Không bị kỷ luật "cấm thi".

4. Đăng ký dự thi, có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theoqui định tại Điều 8.

Điều 8:

Hồ sơ dự thi của thí sinh gồm:

1- Đơn xin dự thi (theo mẫu quy định).

2- Học bạ hoặc phiếu kiểm tra của người tự học(bản chính).

3- 4 ảnh cỡ 3cm x 4cm (1 ảnh dán vào đơn xin dựthi, 1 ảnh dán vào thẻ dự thi, 2 ảnh nộp cho Hội đồng).

4- Bằng tốt nghiệp tiểu học hoặc Giấy chứng nhậntốt nghiệp đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở. Bằng tốtnghiệp trung học cơ sở ( Phổ thông hoặc Bổ túc) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệpđối với thí sinh dự thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.

5- Các giấy tờ liên quan đến việc hưởng ưu đãivề cộng thêm điểm thi để xét tốt nghiệp (nếu cần) theo qui định tại Điều 10.Các giấy tờ nộp sau ngày thi không có giá trị để xét hưởng ưu đãi điểm.

Điều 9:

1. Mọi thí sinh có quyền dự thi kỳ thi thứ nhấthoặc kỳ thi thứ hai của mỗi năm học nếu đủ các điều kiện dự thi.

2. Thí sinh sau mỗi lần dự thi đủ các môn thiqui định trong một kỳ thi, nếu không đỗ và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thìnhững môn thi đạt từ điểm 5 trở lên được bảo lưu ( gọi là điểm bảo lưu) cho kỳthi tiếp ngay sau đó và chỉ cho kỳ thi ngay sau đó mà thôi.

3. Các thí sinh có điểm bảo lưu, được dự thitheo hai cách:

a) Hoặc thi tất cả các môn thi quy định trongmột kỳ thi.

b) Hoặc chỉ thi các môn thi không có điểm bảo lưuở kỳ thi ngay trước đó, kể cả môn thi mà kỳ thi trước không phải thi nhưng Bộqui định trong kỳ thi này.

 

Chương IV

ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP, XẾPLOẠI TỐT NGHIỆP

Điều 10:

Những thí sinh thuộc một trong các diện sau đâyđược cộng thêm một điểm vào điểm thi để xét tốt nghiệp:

Dân tộc thiểu số,

Thương binh,

Bệnh binh được hưởng chế độ như thương binh,

Anh hùng,

 Con liệtsĩ,

Con của người được phong tặng danh hiệu Anhhùng,

Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng,

Con thương binh,

Con bệnh binh được hưởng chế độ như thương binh,

Có tuổi đời từ 35 trở lên tính đến ngày thi,

Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ A trở lên,

Có chứng chỉ tin học từ trình độ A trở lên,

Có giấy chứng nhận nghề.

Học viên đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thihọc sinh giỏi các bộ môn lớp cuối cấp, do Sở hoặc Bộ tổ chức.

Học viên đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thivề thể dục, thể thao, văn nghệ do ngành Giáo dục-Đào tạo phối hợp với các ngànhchuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức trong năm học lớp cuối cấp.

Mỗi diện nói trên được cộng thêm 1 điểm. Nếu mộtthí sinh thuộc nhiều diện trở lên thì cũng chỉ được cộng thêm tối đa là 3 điểmvào tổng số điểm thi để xét tốt nghiệp.

Điều 11:

Để được công nhận tốt nghiệp Bổ túc trung học cơsở hoặc Bổ túc trung học phổ thông thí sinh phải đạt một trong hai điều kiệnsau đây:

a) Dự thi đủ các môn quy định trong một kỳ thi,đạt trung bình cộng điểm thi các môn từ 5 trở lên, không có điểm thi nào dưới2.

b) Trung bình cộng của các điểm bảo lưu và cácđiểm thi của các môn thi lại đạt từ 5 trở lên. Điểm các môn thi lại không cóđiểm nào dưới 2.

Những thí sinh thi đủ các môn quy định, đối vớicác môn có điểm bảo lưu thì trong hai điểm: điểm bảo lưu và điểm thi lại, điểmnào cao hơn sẽ được chọn để xét tốt nghiệp.

Điều 12:

1. Những thí sinh được công nhận tốt nghiệp Bổtúc trung học cơ sở được cấp BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ ( hệBổ túc).

2. Những thí sinh được công nhận tốt nghiệp Bổtúc trung học phổ thông được cấp BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌCPHỔ THÔNG ( hệ Bổ túc).

Điều 13:

Xếp loại tốt nghiệp:

1. Thí sinh tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở,Bổ túc trung học phổ thông được xếp loại: giỏi, khá và trung bình theo các tiêuchuẩn sau:

a- Loại giỏi:

Kết quả học tập lớp cuối cấp đạt loại giỏi.

Trung bình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 8,0 trởlên, không có điểm thi nào dưới 7.

Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểmthì hạnh kiểm của thí sinh học năm lớp cuối cấp phải đạt loại tốt.

b- Loại khá:

Kết quả học tập lớp cuối cấp đạt từ loại khá trởlên.

Trung bình cộng điểm thi tốt nghiệp từ 7 trởlên, không có điểm thi nào dưới 6.

Đối với thí sinh thuộc diện xếp loại hạnh kiểmthì hạnh kiểm của thí sinh học năm lớp cuối cấp phải đạt từ loại khá trở lên.

c- Loại trung bình: Tất cả các trường hợp đủđiều kiện tốt nghiệp còn lại.

2. Những thí sinh phải sử dụng điểm bảo lưu đểxét tốt nghiệp thì đều xếp loại trung bình.

 

Chương V

PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠOKỲ THI

Điều 14:

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

1. Ban hành Quy chế thi và các văn bản hướng dẫntổ chức kỳ thi.

2. Ra đề thi và hướng dẫn chấm thi tốt nghiệp Bổtúc trung học phổ thông.

3. Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và tổ chức kỳthi của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu,Quân đội Nhân dân Việt nam

4. Chuẩn y danh sách tốt nghiệp của các Sở Giáodục-Đào tạo và Cục Nhà trường.

Điều 15:

UBND tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương chịutrách nhiệm:

1. Chỉ đạo Sở Giáo dục-Đào tạo thực hiện nghiêmtúc Quy chế và các văn bản hướng dẫn tổ chức thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Giao nhiệm vụ và chỉ đạo các quận, huyện, thịxã, các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ thi.

3. Ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Kiểmtra thi cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng sao in đề thi Bổ túc trung học phổ thông.

Điều 16:

Sở Giáo dục-Đào tạo chịu trách nhiệm trước UBNDtỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo, về toàn bộ công tác chỉ đạo và quảnlý các kỳ thi tại địa phương, cụ thể là:

1. Chỉ đạo các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên,các trường Bổ túc văn hoá, các Phòng Giáo dục-Đào tạo thực hiện nhiệm vụ: chuẩnbị hồ sơ thi, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện làm việc cho các Hộiđồng.

2. Kiểm tra việc xét duyệt hồ sơ dự thi của thísinh do các Phòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các trườngBổ túc văn hoá đã thực hiện.

3. Trình UBND tỉnh, thành phố, ra quyết địnhthành lập Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi cấp tỉnh, thành phố, Hội đồng Sao in đềthi Bổ túc trung học phổ thông.

4. Ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi tốtnghiệp Bổ túc trung học cơ sở, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hộiđồng phúc khảo đối với kỳ thi Bổ túc trung học phổ thông và Bổ túc trung học cơsở.

5. Tiếp nhận đề thi Bổ túc trung học phổ thôngcủa Bộ, tổ chức sao in đề thi để phân phối đến từng thí sinh trong kỳ thi.

6. Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cáiA,B,C... trong Bảng ghi tên, ghi điểm cho các Hội đồng thi.

7. Tổ chức ra đề thi, sao in, đưa đề thi đếntừng thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.

8. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các Hội đồng thi.

9. Xét duyệt, công nhận kết quả kỳ thi.

10. Cấp bằng tốt nghiệp cho thí sinh tốt nghiệpBổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông, cấp Giấy chứng nhận thaybằng cho các trường hợp bị mất bằng và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.Bằng tốt nghiệp và Giấy chứng nhận thay bằng chỉ cấp một lần.

11. Gửi các báo cáo về Bộ theo quy định và lưutrữ hồ sơ thi.

Cục Nhà trường chịu trách nhiệm trước Bộ TổngTham mưu và Bộ Giáo dục và Đào tạo về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý các kỳthi trong Quân đội như một Sở Giáo dục-Đào tạo.

Điều 17:

Phòng Giáo dục-Đào tạo các quận, huyện, thị xãchịu trách nhiệm:

1- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi của thí sinh.

2- Chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, phươngtiện và các điều kiện làm việc cho các Hội đồng thi.

3- Niêm yết các thông báo hướng dẫn về kỳ thi vàkết quả các kỳ thi cho thí sinh thuộc khu vực mình quản lý;

4- Lưu trữ một phần hồ sơ thi tốt nghiệp Bổ túctrung học cơ sở do Sở Giáo dục-Đào tạo phân cấp;

5- Trả hồ sơ thi và thông báo kết quả thi chothí sinh.

Điều 18:

Các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các trườngBổ túc văn hoá chịu trách nhiệm:

1- Hoàn thành chương trình học, tổ chức ôn tậpcho học viên và kiểm tra xác nhận trình độ kiến thức văn hoá cho những người tựhọc khi được Sở Giáo dục-Đào tạo giao trách nhiệm;

2- Hướng dẫn học viên lập hồ sơ xin dự thi. Tiếpnhận và kiểm tra hồ sơ thi của thí sinh khi được Sở Giáo dục-Đào tạo giao tráchnhiệm;

3- Lập danh sách thí sinh theo vần chữ cáiA,B,C...

4- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học viên họctập quy chế thi, nội quy thi.

5- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục-Đào tạođể tổ chức tốt kỳ thi

6- Lưu trữ Bảng ghi tên, ghi điểm

 

Chương VI

BAN CHỈ ĐẠO VÀ KIỂM TRA THI

Điều 19:

1. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyếtđịnh thành lập một Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi tốt nghiệp của Bộ gồm:

Trưởng ban: là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo;

Một số Phó Trưởng ban là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởngVụ Giáo dục Thường xuyên cùng với một số cán bộ lãnh đạo của các cơ quan trựcthuộc Bộ có liên quan;

Một số uỷ viên: là chuyên viên của Vụ Giáo dụcThường xuyên và một số cơ quan có liên quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BanChỉ đạo và Kiểm tra thi tốt nghiệp của Bộ là:

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức kỳ thicủa các địa phương và trong quân đội.

Đình chỉ kỳ thi hoặc huỷ bỏ kết quả thi ở nhữngnơi đã vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ.

Đình chỉ việc tham gia công tác thi của các thànhviên Hội đồng thi, các nhân viên bảo vệ, phục vụ kỳ thi, các thành viên trongBan Chỉ đạo và Kiểm tra thi cấp dưới khi thấy những người đó vi phạm Quy chếthi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi hoặc không đủ năng lực đảm nhiệmviệc đang làm.

Yêu cầu Sở Giáo dục-Đào tạo thành lập Hội đồngphúc khảo khi thấy việc chấm của Hội đồng chấm thi không chính xác.

Đề nghị Bộ trưởng khen thưởng những đơn vị và cánhân có thành tích hoặc thi hành kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm Quy chếthi.

Việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát thi ở địa phươnghoặc trong Quân đội có thể do một thành viên hoặc một đoàn gồm nhiều thành viêncủa Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi đảm nhiệm.

Điều 20:

1. Hàng năm Sở Giáo dục-Đào tạo trình UBND tỉnh,thành phố ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi của tỉnh, thànhphố gồm:

Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở;

Một số Phó Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó trưởngphòng chuyên môn.

Một số uỷ viên: là chuyên viên ở các phòngchuyên môn và một số cán bộ quản lý các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, các TrườngBổ túc văn hoá, đại diện các ban ngành có liên quan.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo và Kiểmtra thi tốt nghiệp của tỉnh, thành phố là:

Chỉ đạo, kiểm tra sự chuẩn bị kỳ thi của cácPhòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và các Trường Bổtúc văn hoá, của các Hội đồng thi về việc thực hiện các Quy chế thi và các vănbản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

Kiến nghị với Giám đốc Sở đình chỉ việc tham giacông tác thi của các thành viên Hội đồng thi, các nhân viên bảo vệ và phục vụkỳ thi khi thấy người đó vi phạm Qui chế thi, các văn bản hướng dẫn hoặc khôngđủ năng lực đảm nhiệm việc đang làm.

Đề nghị Giám đốc Sở không công nhận kết quả thicủa một số thí sinh, một phòng thi, một Hội đồng thi khi thấy có hiện tượng viphạm Quy chế thi nghiêm trọng.

Đề nghị Giám đốc Sở khen thưởng hoặc thi hành kỷluật những người làm công tác thi.

Việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉđạo và Kiểm tra thi của tỉnh, thành phố có thể do một thành viên hoặc một đoàngồm nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi tỉnh, thành phố đảmnhiệm.

Điều 21:

Thanh tra thi là thực hiện quyền thanh tra Nhà nướcvề việc thực hiện các chủ trương, Qui chế thi của ngành Giáo dục và Đào tạo đốivới các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kỳ thi nhằm bảo đảm cho kỳ thi antoàn, nghiêm túc, chính xác và công bằng. Việc tổ chức thanh tra thi do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo qui định, hoạt động độc lập với các tổ chức được thànhlập trong qui chế này.

Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi và các Hội đồng thi,phối hợp, tạo điều kiện để thanh tra thi làm nhiệm vụ.

  

Chương VII

HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN VÀ RA ĐỀTHI

Điều 22:

Toàn bộ việc tuyển chọn, ra đề thi cho mỗi kỳthi được giao cho Hội đồng Tuyển chọn và ra đề thi.

Nhiệm vụ của Hội đồng là:

1. Soạn thảo các bộ đề thi chính thức và đề thidự bị kèm theo hướng dẫn chấm thi.

2. Tổ chức đánh máy, in hoặc nạp đĩa mềm vitính, mã hoá và phân phối đề thi, hướng dẫn chấm thi cho các địa phương.

Điều 23:

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết địnhthành lập Hội đồng Tuyển chọn và ra đề thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổthông theo nguyên tắc sau:

a) Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng hoặc PhóVụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên.

c) Thư ký Hội đồng là các chuyên viên am hiểu vềcông tác thi của Vụ Giáo dục Thường xuyên.

d) Các uỷ viên của Hội đồng là những cán bộ chỉđạo, nghiên cứu về Giáo dục Thường xuyên hoặc giáo viên được Bộ Giáo dục và Đàotạo lựa chọn.

2. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định thànhlập Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở theo nguyên tắc sau:

a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giámđốc Sở Giáo dục -Đào tạo.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng hoặc Phó Trưởngphòng Giáo dục Thường xuyên hoặc phòng chuyên môn của Sở Giáo dục-Đào tạo.

c) Thư ký Hội đồng là một chuyên viên am hiểu vềthi Bổ túc trung học cơ sở của Sở Giáo dục-Đào tạo.

d) Các uỷ viên của Hội đồng là các cán bộ chỉđạo các bộ môn của Sở Giáo dục-Đào tạo hoặc các giáo viên được Giám đốc Sở Giáodục-Đào tạo lựa chọn.

Điều 24:

1. Thành phần của Hội đồng tuyển chọn và ra đềthi gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thư ký, các uỷ viên và các nhân viên kỹthuật vi tính, đánh máy và in.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tronghội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng:

Điều hành mọi công việc của Hội đồng.

Quyết định chọn và duyệt đề, hướng dẫn chấm.

Tổ chức phân phối đề thi và hướng dẫn chấm thicho các địa phương.

Khen thưởng và thi hành kỷ luật hoặc đề nghị cấptrên khen thưởng và thi hành kỷ luật các thành viên trong Hội đồng.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng:

Giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành,chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần việc được Chủ tịch phân công hoặc uỷnhiệm.

c) Thư ký Hội đồng: Giúp Chủ tịch và các Phó Chủtịch:

Dự thảo các văn bản chung;

Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và phươngtiện làm việc cho Hội đồng.

d) Các uỷ viên:

Tuyển chọn và ra đề thi, hướng dẫn chấm thi đốivới bộ môn được phân công, bảo đảm chính xác, trong phạm vi chương trình học.

đ) Nhân viên kỹ thuật vi tính, đánh máy và inđề:

Đánh máy đúng bản thảo, in rõ ràng hoặc nạp đĩamềm vi tính chính xác, an toàn, đủ số lượng.

Điều 25:

Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:

1. Tập trung và cách ly từ khi tập trung Hộiđồng đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi.

2. Chủ tịch Hội đồng là người duy nhất quyếtđịnh công việc của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng trực tiếp hoặc thông qua các PhóChủ tịch điều hành công việc của các thành viên trong Hội đồng.

3. Đề thi, hướng dẫn chấm thi và các vấn đề cóliên quan đến đề thi của bộ môn, kể cả nội dung của các cuộc họp Hội đồng phảiđược giữ bí mật từ khi Hội đồng bắt đầu làm việc cho đến hết giờ thi môn cuốicùng.

4. Mọi thành viên của Hội đồng đều phải làm việctheo đúng các quy định về quy trình làm việc của Hội đồng do Bộ Giáo dục và Đàotạo qui định.

 

Chương VIII

HỘI ĐỒNG SAO IN ĐỀ THI

Điều 26:

Toàn bộ công việc tổ chức sao in đề thi và saoin hướng dẫn chấm thi Tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông được giao cho Hộiđồng sao in đề thi của Sở Giáo dục-Đào tạo.       

Nhiệm vụ của Hội đồng sao in đề thi là:

1. Tiếp nhận, bảo quản đĩa mềm chứa đề thi và hướngdẫn chấm thi.

2. Tiến hành giải mã, sao in đề thi cho từng thísinh, vào bì, niêm phong và chuyển đến từng Hội đồng coi thi Tốt nghiệp Bổ túctrung học phổ thông.

Điều 27:

1. Thành phần của Hội đồng sao in đề thi gồm:Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hộiđồng:

Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốcSở Giáo dục-Đào tạo.

Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ( hoặc Phó)Phòng Giáo dục Thường xuyên hoặc phòng chuyên môn được giao chỉ đạo công tác Bổtúc trung học phổ thông.

Các uỷ viên có thể là chuyên viên bộ môn của cácphòng nói trên hoặc cán bộ sử dụng máy vi tính. Số lượng các uỷ viên do Giámđốc Sở Giáo dục-Đào tạo qui định căn cứ vào khối lượng công việc của Hội đồng.

Điều 28:

Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trongHội đồng sao in đề thi là:

1. Chủ tịch Hội đồng:

Điều hành toàn bộ công việc của hội đồng.

Quyết định số lượng đề thi cần sao in cho từngmôn thi.

Chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc bảo mậtđề thi.

Đề nghị Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi của Bộgiải đáp các vấn đề về việc giải mã và các vấn đề về sử dụng máy tính để in đềthi.

Đề nghị cấp trên khen thưởng và thi hành kỷ luậtcác thành viên trong Hội đồng.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng: giúp Chủ tịch Hội đồngtrong công tác điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần việc đượcChủ tịch phân công hoặc uỷ nhiệm.

3. Các uỷ viên:

Thực hiện các hướng dẫn của Hội đồng Tuyển chọnvà ra đề thi của Bộ về việc giải mã các đề thi và hướng dẫn chấm thi.

Tiến hành sao in đề thi rõ ràng, đúng số lượngtheo sự phân công của Chủ tịch.

Tiến hành vào bì, niêm phong đề thi theo quiđịnh bảo mật.

Chuyển đề thi đến từng Hội đồng coi thi.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việcbảo mật đề thi.

Điều 29:

Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:

1. Chủ tịch Hội đồng là người diều hành các côngviệc của hội đồng. Chủ tịch Hội đồng trực tiếp hoặc thông qua Phó Chủ tịch điềuhành công việc của các thành viên trong hội đồng.

2. Các thành viên trong Hội đồng sao in đề thi,nhân viên bảo vệ phải là những người không có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chịem ruột thịt dự kỳ thi đó.

3. Làm việc tập trung, cách ly từ khi mở niêmphong đĩa mềm chứa đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng.

4. Thời gian bắt đầu sao in đề thi do Giám đốcSở Giáo dục-Đào tạo quyết định căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi, địa điểmcác Hội đồng coi thi, điều kiện tổ chức sao in và vận chuyển đề thi...

5. Số lượng đề của mỗi môn thi của từng Hội đồngcoi thi bằng số lượng thí sinh của Hội đồng cộng thêm 01 đề cho Chủ tịch Hộiđồng.

6. Các công việc giải mã, sao in, vào bì bộ mônchỉ được thực hiện trong phòng máy. Trong một phòng máy chỉ được phép in, vàobì lần lượt từng môn thi.

 

Chương IX

HỘI ĐỒNG COI THI

Điều 30:

Toàn bộ công việc tổ chức cho các thí sinh dựthi tại một địa điểm thi trong những ngày tiến hành kỳ thi do một Hội đồng coithi đảm nhiệm.

Nhiệm vụ của Hội đồng coi thi là:

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thi của thísinh do Sở Giáo dục-Đào tạo giao, quản lý hồ sơ đó trong thời gian thi.

2. Kiểm tra, tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chấtvà phương tiện làm việc của Hội đồng.

3. Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng đề thi theo hướngdẫn.

4. Tổ chức quản lý và giám sát thí sinh thi cácmôn theo đúng lịch thi, nội quy thi, Quy chế thi.

5. Thu nhận bài thi do thí sinh nộp, làm thủ tụcniêm phong bài thi, hồ sơ thi, bảo quản và bàn giao đầy đủ cho Hội đồng chấmthi.

Điều 31:

Quyền hạn của Hội đồng coi thi là:

1. Không tiếp nhận địa điểm thi nếu địa điểm đókhông có đủ những điều kiện bảo đảm cho kỳ thi có thể tiến hành theo đúng Quichế thi và các văn bản hướng dẫn của Bộ.

2. Không cho thí sinh dự thi nếu phát hiện hồ sơcủa thí sinh không đúng với qui định của Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn.

3. Đình chỉ một phần, hoặc toàn bộ kỳ thi trongphạm vi quản lý của hội đồng nếu thấy Qui chế thi bị vi phạm nghiêm trọng,không có điều kiện bảo đảm để kết quả kỳ thi phản ánh trung thực trình độ họcvấn của phần lớn thí sinh. Quyền này chỉ sử dụng sau khi đã báo cáo với Giámđốc Sở Giáo dục-Đào tạo và Chính quyền địa phương mà không được giải quyết.

4. Thi hành kỷ luật đối với thí sinh vi phạm nộiquy thi.

5. Đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật đối với cácthành viên Hội đồng vi phạm Qui chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳthi.

6. Đề nghị các cấp giáo dục có thẩm quyền khenthưởng những đơn vị hoặc cá nhân làm tốt công tác phục vụ kỳ thi.

Điều 32:

1. Thành phần của Hội đồng coi thi gồm: Chủtịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các giám thị.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hộiđồng:

Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởngtrường trung học hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên;hoặc cán bộ chỉ đạo của Sở hay Phòng Giáo dục-Đào tạo có năng lực quản lý, cótrình độ về chuyên môn, nắm vững nghiệp vụ về thi và quy chế thi.

Phó Chủ tịch Hội đồng là những cán bộ, giáo viêncó năng lực quản lý, chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ thi cử.

Thư ký Hội đồng là cán bộ, giáo viên đã từng coithi Bổ túc, nắm vững nghiệp vụ thi, có thể xây dựng được các bảng, biểu và ghichép trung thực các biên bản cần thiết.

Giám thị là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm,nắm vững nghiệp vụ thi và có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu của Hộiđồng.

Điều 33:

Nguyên tắc thành lập Hội đồng coi thi:

1. Số lượng Hội đồng coi thi do Giám đốc Sở Giáodục-Đào tạo quyết định trên cơ sở:

Bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở Giáo dục-Đàotạo;

Có đủ điều kiện và phương tiện để Hội đồng làmviệc và đảm bảo an toàn cho kỳ thi;

Có đủ cán bộ quản lý Hội đồng, đúng tiêu chuẩnnhư điều 32 quy định;

Thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của thísinh.

2. Số lượng phòng thi của từng Hội đồng tuỳthuộc số thí sinh dự thi và bảo đảm cho mỗi phòng thi không quá 25 thí sinh

3. Việc bổ nhiệm các thành viên Hội đồng phảibảo đảm:

Không bố trí vào Hội đồng những người có họcviên dự thi tại Hội đồng đó.

Trong mỗi phòng thi phải có đủ 2 giám thị, khôngkể giám thị ngoài phòng thi. Số giám thị ngoài phòng thi do Sở Giáo dục-Đàotạo, Cục Nhà trường quy định tuỳ theo yêu cầu riêng của từng Hội đồng nhưng đảmbảo tối thiểu cứ 3 phòng thi phải có 1 giám thị ngoài phòng thi.

Trong Hội đồng coi thi, ứng với mỗi môn thi,phải có ít nhất một giáo viên dạy môn đó ở cấp học tương ứng với kỳ thi.

Điều 34:

Nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trongHội đồng:

1. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Giámđốc Sở Giáo dục-Đào tạo:

Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;

Hướng dẫn các thành viên của Hội đồng nắm đượcvà thực hiện đúng qui chế thi, các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của các cấpquản lý giáo dục.

Tổ chức cho thí sinh học tập nội quy thi;

Xem xét và quyết định những hình thức kỷ luậtđối với những người vi phạm qui chế thi, nội qui thi và các văn bản hướng dẫntổ chức kỳ thi của Bộ và Sở Giáo dục-Đào tạo.

Quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận địađiểm thi, quyết định tiếp tục hay đình chỉ kỳ thi khi xẩy ra những trường hợpghi ở Điều 31 sau khi tham khảo ý kiến các thành viên trong Hội đồng.

Quyết định không cho thí sinh dự thi nếu nhữngthí sinh đó không có đủ hồ sơ qui định.

Giao nộp toàn bộ bài thi, hồ sơ thi đã niêmphong cho Hội đồng chấm thi.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch trongcông tác điều hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần việc đượcChủ tịch Hội đồng phân công.

3. Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm giúp Chủtịch Hội đồng soạn thảo các văn bản, lập các bảng biểu cần thiết, ghi biên bảncác cuộc họp và các sự việc xẩy ra trong quá trình làm việc của Hội đồng.

4. Giám thị chịu trách nhiệm:

Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thí sinhthực hiện đúng nội qui trong khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công;

Giao đề thi đã in sẵn cho thí sinh.

Thu bài do thí sinh nộp, kiểm tra đủ số bài, sốtờ của từng bài và nộp đầy đủ cho Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch Hội đồng uỷnhiệm.

Lập biên bản và đề nghị kỷ luật những thí sinhvi phạm qui chế thi.

Làm một số việc cần thiết phục vụ nhiệm vụ coithi do Chủ tịch Hội đồng phân công.

Điều 35:

Nhân viên bảo vệ và phục vụ kỳ thi do Chủ tịchHội đồng trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm về phần việc được phân công nhằmbảo đảm cho kỳ thi tiến hành được nghiêm túc, an toàn. Nhân viên bảo vệ và phụcvụ kỳ thi không được tham gia vào các công việc dành riêng cho thành viên củaHội đồng và không được vào phòng thi khi thí sinh đang làm bài thi.

Điều 36:

Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:

1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký có mặt tại địađiểm thi trước ngày thi, thời gian cụ thể do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Cụctrưởng Cục Nhà trường quyết định, để làm các công việc:

Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi của địa phương,tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vật chất và các phương tiện để tổ chức kỳ thi.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi, xác nhận lầncuối cùng quyền dự thi của thí sinh, niêm yết danh sách thí sinh dự thi.

Giải quyết những công việc cần thiết của kỳ thi,thống nhất những qui định về hiệu lệnh, phương pháp tiến hành kỳ thi, phân côngnhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng.

2. Các giám thị trong Hội đồng có mặt tại địađiểm thi trước ngày thi ít nhất một ngày để họp Hội đồng, nghiên cứu các vănbản, các qui định có liên quan đến kỳ thi và làm một số phần việc của Hội đồng.

3. Trước mỗi buổi thi phải tập trung toàn thểHội đồng để phổ biến những việc cần làm trong buổi thi, phân công trách nhiệmcho từng thành viên của Hội đồng trong buổi thi đó.

4. Sau buổi thi phải niêm phong ngay bài thi củabuổi thi đó trước tập thể Hội đồng và rút kinh nghiệm của buổi thi.

5. Sau khi thi xong môn cuối cùng, họp Hội đồngđể:

Nhận xét đánh giá việc tổ chức kỳ thi;

Đề nghị khen thưởng kỷ luật;

Chứng kiến và ký xác nhận việc niêm phong bàithi, các hồ sơ thi, ký vào biên bản tổng kết Hội đồng.

 

Chương X

HỘI ĐỒNG CHẤM THI

Điều 37:

Toàn bộ công việc đánh giá kết quả thi của từngthí sinh thuộc thẩm quyền của Hội đồng chấm thi.

Nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi là:

1. Tiếp nhận toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi docác Hội đồng coi thi bàn giao và bảo quản trong trong thời gian chấm thi.

2. Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vậtchất và phương tiện làm việc của Hội đồng.

3. Chấm toàn bộ bài thi của thí sinh theo bản hướngdẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.

4. Ghi điểm các bài thi vào bảng ghi tên, ghiđiểm và lập danh sách thí sinh trúng tuyển.

5. Đánh giá tổng quát về đề thi và chất lượngbài thi của thí sinh. Góp ý kiến về đề thi, hướng dẫn chấm thi và công việc tổchức kỳ thi.

6. Giao nộp đầy đủ hồ sơ chấm thi và bài thi choSở Giáo dục-Đào tạo hoặc Cục Nhà trường- Bộ Tổng Tham mưu.

7. Chấp hành yêu cầu của Ban Chỉ đạo và Kiểm trathi nhằm thực hiện đúng những quy định trong Quy chế và các văn bản hướng dẫntổ chức kỳ thi.

Điều 38:

Quyền hạn của Hội đồng:

1. Không nhận địa điểm làm việc nếu xét thấykhông đảm bảo những điều kiện, phương tiện làm việc để đánh giá chính xác, côngbằng kết quả kỳ thi và an toàn của Hội đồng.

2. Không chấm bài thi của những thí sinh vi phạmqui chế thi đã bị Hội đồng coi thi lập biên bản đề nghị không chấm.

3. Lập biên bản đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo huỷ kết quả những bài thi giống nhau chứng tỏ thí sinh đã chép bài củanhau trong khi thi.

4. Không công nhận tốt nghiệp đối với những thísinh:

Không được chấm bài thi như trên;

Hồ sơ thi không hợp lệ;

Không đủ điều kiện dự thi.

Điều 39:

1. Thành phần của Hội đồng chấm thi gồm: Chủtịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các Giám khảo.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm các thành viên trong Hộiđồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Giáodục Thường xuyên, Hiệu trưởng trường Bổ túc văn hoá hoặc Phổ thông cấp cơ sở(đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở), cấp trung học phổ thông(đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông).

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cán bộ quản lý từPhó Hiệu trưởng trường trung học hoặc Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thườngxuyên trở lên, có trình độ chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ thi.

c) Thư ký Hội đồng là những cán bộ, giáo viênnắm vững nghiệp vụ thi, có khả năng ghi chép các biên bản và lập các bảng, biểucủa Hội đồng.

d) Tổ trưởng, tổ phó chấm thi phải là giáo viênđã dạy lớp cuối cấp ít nhất là 2 năm, đã từng chấm thi tốt nghiệp Bổ túc trunghọc.

đ) Giám khảo là những giáo viên đã từng dạy lớpcuối cấp học đó.

Điều 40:

Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trongHội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn:

Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng;

Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng;

Chịu trách nhiệm về đánh số phách, cắt phách,hồi phách và quản lý việc lên điểm, đánh dấu xác định những thí sinh đủ điềukiện tốt nghiệp và những thí sinh không tốt nghiệp.

Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật đốivới những người vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi;

Đề nghị khen thưởng các thành viên có thành tíchvà những thí sinh tốt nghiệp loại giỏi.

Yêu cầu giám khảo chấm lại những bài thi của thísinh khi thấy giám khảo đó chấm không đúng hướng dẫn chấm. Đình chỉ việc chấmthi của giám khảo khi giám khảo đó cố tình chấm sai mặc dù đã yêu cầu chấm lại.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồngđiều hành một số công việc của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hộiđồng về những phần việc được phân công.

c) Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủtịch Hội đồng về việc soạn thảo các văn bản, lập các bảng, biểu theo quy định,ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng.

d) Tổ trưởng, tổ phó chấm thi chịu trách nhiệm:

Nghiên cứu trước và tổ chức cho các giám khảotrong tổ nghiên cứu bản Hướng dẫn chấm thi của Hội đồng tuyển chọn và ra đềthi;

Giúp Chủ tịch Hội đồng giao, nhận và phân phốibài thi cho các giám khảo trong tổ chấm;

Điều hành việc chấm thi trong tổ và trực tiếpchấm một số bài thi của thí sinh;

Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, giám sát việcchấm thi của các giám khảo.

đ) Giám khảo chịu trách nhiệm đánh giá và chođiểm các bài thi được giao theo đúng Hướng dẫn chấm thi. Trong trường hợp haigiám khảo không thống nhất điểm bài thi thì xin ý kiến của Tổ trưởng. Nếu khôngnhất trí với ý kiến của Tổ trưởng thì đưa ra tổ chấm chung.

Điều 41:

Nguyên tắc và thể thức làm việc của Hội đồng:

1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch phải có mặt tại địađiểm chấm thi trước để làm một số phần việc dành riêng cho Lãnh đạo Hội đồng.Thời gian cụ thể do Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định căn cứ vào số lượngbài thi mà Hội đồng phải chấm.

Tổ trưởng, tổ phó chấm thi phải có mặt trướcgiám khảo một ngày để nghiên cứu trước bản hướng dẫn chấm thi và chuẩn bị choviệc chấm thi của tổ.

2. Tổ trưởng điều khiển tổ nghiên cứu và thựchiện đúng bản Hướng dẫn chấm thi. Nếu trong tổ có ý kiến thắc mắc không tự giảiquyết được hoặc phát hiện có sự nhầm lẫn trong văn bản thì yêu cầu Chủ tịch xiný kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi, tuyệt đối không được tự thayđổi hướng dẫn chấm và biểu điểm.

3. Trước khi giao bài cho giám khảo, tổ phảichấm chung l0 bài để giúp cho mọi thành viên của tổ đều quán triệt văn bản hướngdẫn chấm thi. Khi cho điểm các bài chấm chung phải ghi rõ "bài chấmchung" kèm theo chữ ký của tổ trưởng và một giám khảo.

4. Trừ những bài chấm chung, mỗi bài thi phải đượchai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách. Sau khi mỗi bài đã đượchai giám khảo chấm xong, tổ trưởng mới giao lại cho hai giám khảo đó để thốngnhất ghi điểm vào bài thi, vừa bằng chữ, vừa bằng số và cùng ký tên. Điểm củabài thi được ghi bằng mực đỏ. Nếu hai giám khảo muốn thay đổi điểm thì gạchchéo điểm đã cho và ghi điểm mới bằng cả số và chữ rồi cùng ký tên xác nhậnviệc sửa điểm.

5. Điểm bài thi là tổng số điểm của từng phầncộng lại. Điểm nhỏ nhất của từng phần là 0,25. Điểm toàn bài là một số nguyênhoặc số thập phân từ 0 đến 10 mà phần thập phân chỉ là 0 hoặc 5.

6. Ngoài Hội đồng phúc khảo, không ai có quyềnthay đổi điểm bài thi do hai giám khảo đã nhất trí ghi.

7. Chỉ được hồi phách khi đã chấm xong toàn bộcác bài thi. Nghiêm cấm Hội đồng chấm thi chấm lại và thay đổi điểm những bàiđã hồi phách. 

8. Việc ghi điểm bài thi vào bảng ghi tên, ghiđiểm của mỗi phòng thi do một nhóm giám khảo thực hiện, phải có: một người đọc,một người ghi, một người kiểm tra. Nếu có nhầm lẫn thì người ghi điểm gạch chéođiểm ghi sai, ghi điểm mới bên cạnh. phầnchú thích ghi lý do sửa điểm. Cuối mỗi bảng ghi điểm bài thi phải ghi rõ: họtên người đọc, người ghi, người kiểm tra, tổng số điểm sửa đổi, rồi cả ba ngườicùng ký.

Trường hợp lập bảng ghi tên ghi điểm qua máy vitính cũng phải bảo đảm một người đọc, một người nạp đĩa mềm, một người kiểm travà cuối bảng ghi tên, ghi điểm phải ghi rõ họ, tên của cả ba người và ba ngườicùng ký.

 

Chương XI

HỘI ĐỒNG PHÚC KHẢO

Điều 42:

1- Thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi củamình khi điểm của bài thi thấp hơn điểm trung bình môn đó ở lớp cuối cấp từ 2điểm trở lên.

2- Đơn xin phúc khảo phải nộp cho Sở Giáodục-Đào tạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả kỳ thi.

3- Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo căn cứ vào hướngdẫn của Bộ và nội dung cụ thể ghi trong đơn của thí sinh để quyết định việcphúc khảo bài thi. Những trường hợp không phúc khảo phải thông báo cho đương sựrõ.

Điều 43:

Toàn bộ việc phúc khảo các bài thi của Hội đồngchấm thi thuộc thẩm quyền của Hội đồng phúc khảo.

Điều 44:

Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo ra Quyết định thànhlập Hội đồng Phúc khảo khi có một trong 3 trường hợp sau:

1. Có đơn phúc khảo của thí sinh như quy định ởĐiều 42.

2. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo thấy có hiện tượngchấm thi không theo đúng hướng dẫn chấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.

3. Ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi của Bộ yêu cầu.

Điều 45:

Thành phần của Hội đồng Phúc khảo gồm:

1. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giámđốc Sở Giáo dục- Đào tạo.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Giáodục Thường xuyên hoặc Trưởng phòng chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo.

3. Thư ký Hội đồng là chuyên viên phụ trách côngtác thi Bổ túc của Sở Giáo dục - Đào tạo.

4. Giám khảo là những giáo viên nắm chắc kiếnthức bộ môn, trong quá trình chấm thi luôn thể hiện tính công bằng, chính xác.

Những người bị tố giác là có vi phạm Quy chế thikhông được tham gia Hội đồng phúc khảo.

Điều 46:

Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc, thể thức làmviệc của Hội đồng phúc khảo như quy định cho Hội đồng chấm thi.

Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm làm lại sốphách sao cho giữ được bí mật tên thí sinh.

Hội đồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm của bàithi khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1 điểm trở lên.

Điều 47:

Việc phúc khảo phải được bắt đầu trước ngày thứ15 kể từ ngày công bố kết quả thi và phải được hoàn thành trong thời gian khôngquá 10 ngày. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai sau khi được Bộ Giáo dụcvà Đào tạo chuẩn y.

 

Chương XII

XÉT DUYỆT, CÔNG NHẬN KẾT QUẢTHI,

Điều 48:

Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhàtrường chịu trách nhiệm xét duyệt, công nhận kết quả thi của Hội đồng chấm thiTốt nghiệp Bổ túc trung học cơ sở.

Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhàtrường chịu trách nhiệm sơ duyệt kết quả của Hội đồng Chấm thi Tốt nghiệp Bổtúc trung học phổ thông. Kết quả kỳ thi được công bố chính thức sau khi được BộGiáo dục và Đào tạo chuẩn y.

Kết quả thi được niêm yết công khai tại phòngGiáo dục-Đào tạo quận, huyện, thị xã hoặc tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyênhay Trường Bổ túc văn hoá.

Điều 49:

Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở Giáodục-Đào tạo trong việc sơ duyệt, công nhận kết quả thi:

1. Trách nhiệm:

Kiểm tra danh sách thí sinh tốt nghiệp do Hộiđồng chấm thi đề nghị.

Ký công nhận danh sách thí sinh tốt nghiệp và kýBằng tốt nghiệp cho thí sinh sau khi được Bộ phê duyệt.

2. Quyền hạn:

Huỷ bỏ kết quả kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trunghọc cơ sở.

Huỷ bỏ kết quả thi của thí sinh, của phòng thi ởkỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo huỷ bỏ kết quả kỳthi của một Hội đồng thi tốt nghiệp Bổ túc trung học phổ thông.

Điều 50:

Hồ sơ để báo cáo kết quả kỳ thi do Sở Giáodục-Đào tạo gửi về Bộ:

1. Đối với kỳ thi Tốt nghiệp Bổ túc trung họcphổ thông bao gồm:

Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo kỳ thi của SởGiáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường kèm theo các loại thống kê số liệu;

Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi của thí sinh kèmdanh sách thí sinh tốt nghiệp;

Các quyết định thành lập hội đồng sao in đề thi,coi thi, chấm thi, ban Chỉ đạo và Kiểm tra thi;

Các biên bản của Hội đồng coi thi;

Biên bản tổng kết của Hội đồng chấm thi và cácbiên bản của các tổ chấm thi bộ môn;

Những biên bản khác liên quan đến kỳ thi tốtnghiệp Bổ túc trung học phổ thông.

Hồ sơ Phúc khảo (nếu có) gồm: quyết định thànhlập hội đồng, biên bản tổng kết, danh sách tốt nghiệp sau phúc khảo và các biênbản khác liên quan.

2. Đối với kỳ thi tốt nghiệp Bổ túc trung học cơsở bao gồm:

Báo cáo về việc tổ chức kỳ thi và kết quả thi;

Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi;

Một bộ đề thi và hướng dẫn chấm thi.

3. Thời hạn nộp hồ sơ:

Chậm nhất sau 25 ngày kể từ ngày thi môn cuốicùng, tất cả các hồ sơ trên phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục Thường xuyên).

Chậm nhất sau 50 ngày kể từ ngày thi môn cuốicùng, tất cả các hồ sơ phúc khảo ( nếu có) phải có ở Bộ (Vụ Giáo dục Thườngxuyên).

Điều 51:

Việc lưu trữ hồ sơ thi:

1. Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường lưu trữ:

a) Không thời hạn;

Bảng ghi tên, ghi điểm bài thi,

Danh sách thí sinh tốt nghiệp,

Sổ cấp bằng tốt nghiệp.

b) Trong 3 năm:

Quyết định thành lập các Hội đồng thi Bổ túctrung học phổ thông;

Hồ sơ khiếu nại của thí sinh;

Hồ sơ kỷ luật.

c) Trong 1 năm:

Quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi BTTHCS;

Đề thi và hướng dẫn chấm thi (kể cả phong bìđựng đề thi);

Các loại biên bản;

Bài thi của thí sinh;

Các loại hồ sơ khác.

2. Mốc thời gian lưu trữ: Tính từ ngày thi môncuối cùng của mỗi kỳ thi.

3. Hồ sơ xin dự thi của thí sinh trả lại cácPhòng Giáo dục-Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hoặc các trường Bổtúc để trả lại thí sinh sau khi hoàn tất mọi công việc của kỳ thi.

  

Chương XIII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 52:

Trong khi thi hành nhiệm vụ, những người làmcông tác thi có tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, những người có công phát hiện và ngăn chặn những trường hợp vi phạm quychế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi sẽ được khen thưởng.

Các hình thức khen thưởng gồm có:

1. Được Sở Giáo dục-Đào tạo, Cục Nhà trường cấpGiấy khen.

2. Được UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ Tổng Tham mưuQuân đội Nhân dân Việt Nam cấp Bằng khen.

3. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằng khen.

Điều 53:

Khi thi hành nhiệm vụ những người làm công tácthi vi phạm Quy chế thi, gây ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức kỳ thi và kếtquả thi sẽ bị thi hành kỷ luật.

Các hình thức kỷ luật gồm có:

1. Khiển trách.

2. Cảnh cáo.

3. Hạ bậc công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, hạ lương,chuyển đi làm công tác khác.

4. Buộc thôi việc hoặc có thể truy tố trước phápluật.

Điều 54:

Việc áp dụng hình thức kỷ luật ghi ở điều 53 tuỳthuộc tính chất, mức độ khuyết điểm và hậu quả do khuyết điểm đó gây ra.

1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng trongnhững trường hợp phạm khuyết điểm do thiếu tinh thần trách nhiệm song chưa gâytác hại lớn:

Không có mặt tại Hội đồng thi đúng thời gian quyđịnh.

Làm việc riêng trong khi coi thi.

Trong trường hợp phải chép đề thi, giám thị đãchép sai, chép sót đề thi hoặc có trách nhiệm kiểm tra việc chép đề thi nhưngkhông phát hiện ra chỗ sai, sót, gây khó khăn trong việc làm bài của thí sinh,nhưng chưa đến mức phải thi lại đề dự bị.

2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng trongcác trường hợp khuyết điểm gây ra tương đối nghiêm trọng đến kết quả thi:

Làm thất lạc hồ sơ thi, làm cho một thí sinh mấtquyền dự thi hoặc mất bài thi của một thí sinh, làm cho hội đồng thi không xácđịnh được kết quả thi của thí sinh đó.

Chấm bài thi không chính xác so với hướng dẫnchấm của Hội đồng tuyển chọn và ra đề thi.

Những nơi còn dùng cách chép đề trong kỳ thi tốtnghiệp Bổ túc trung học cơ sở mà giám thị chép sai, chép sót đề thi hoặc ngườicó trách nhiệm kiểm tra việc chép đề nhưng không phát hiện ra chỗ sai, chỗ sótlàm thí sinh phải thi đề dự bị.

Chuyển đề thi ra ngoài phòng thi.

Dung túng cho thí sinh đem tài liệu vào phòngthi, nhìn bài, chép bài của nhau trong khi thi.

Cộng sai, cộng sót điểm thi làm sai lệch kết quảthi của thí sinh.

Không chấp hành sự phân công của Hội đồng.

3. Hình thức kỷ luật hạ cấp bậc, hạ lương đượcáp dụng trong các trường hợp vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn gâytác hại lớn đến việc tổ chức kỳ thi.

Giải bài và chuyển cho thí sinh lúc đang thi.

Ra đề thi sai kiến thức cơ bản hoặc ngoài phạmvi chương trình phải tổ chức thi lại.

Để lộ đề thi gây tác hại nghiêm trọng đến việctổ chức kỳ thi.

4. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc hoặc truy tốtrước pháp luật được áp dụng trong những trường hợp cố tình vi phạm Qui chế thivà các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi gây tác hại nghiêm trọng đến kết quả kỳthi:

Cố tình chữa điểm bài thi để thí sinh được tốtnghiệp.

Ăn hối lộ để thí sinh tốt nghiệp.

Cố tình làm lộ đề thi, gây tác hại nghiêm trọngđến việc tổ chức kỳ thi.

Hành hung người làm công tác thi, gây mất trậttự, an ninh ở khu vực thi.

Trong tất cả các trường hợp trên, cấp quản lýtrực tiếp người vi phạm kỷ luật phải đình chỉ ngay công việc đang làm tại Hộiđồng thi của đương sự và đề nghị với cấp trên thi hành kỷ luật.

Điều 55:

Các hình thức kỷ luật áp dụng với thí sinh baogồm:

1. Giám thị khiển trách trong phòng thi.

2. Chủ tịch Hội đồng coi thi:

Cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong Hội đồng.

Không cho tiếp tục dự thi các môn còn lại.

Yêu cầu Hội đồng chấm thi không chấm bài thi.

3. Chủ tịch Hội đồng chấm thi quyết định khôngchấm bài thi.

4. Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo quyết định:

Xoá bỏ kết quả thi của một bài thi hoặc xóa bỏkết quả của cả kỳ thi.

Tước quyền dự thi từ 1 đến 3 kỳ thi tiếp sau.

Đề nghị truy tố trước pháp luật.

Khi áp dụng hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trởlên, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo phải thông báo về cơ quan, đơn vị quản lýhoặc gia đình người bị kỷ luật biết.

Điều 56:

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật kể trên đốivới thí sinh căn cứ vào mức độ khuyết điểm và tác hại do khuyết điểm đó gây ra.Cụ thể là:

1. Giám thị khiển trách trong phòng thi; Chủtịch Hội đồng cảnh cáo trước toàn thể thí sinh thuộc Hội đồng thi trong các trườnghợp:

Đã nhắc tới lần thứ hai mà vẫn nhắc bài cho thísinh khác.

Đã nhắc đến lần thứ hai mà vẫn hỏi bài thí sinhkhác.

2. Huỷ bỏ kết quả bài thi trong những trườnghợp:

Giữ tài liệu bị cấm mang vào phòng thi trongthời gian thi dù chưa sử dụng.

Đưa hoặc nhận bài giải sẵn hoặc giấy nháp của ngườikhác dù chưa sử dụng.

Có bài giống nhau chứng tỏ đã chép bài của nhautrong khi thi.

Cố tình không nộp bài thi, dùng bài làm hoặcgiấy nháp của người khác nộp làm bài thi của mình.

Bài làm tỏ ra không nghiêm túc (có những câu tỏra không tôn trọng người làm công tác thi).

3. Huỷ bỏ kết quả kỳ thi hoặc tước quyền dự thihoặc truy tố trước pháp luật:

Làm mất an ninh, trật tự, gây rối loạn ở khu vựcthi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiến hành kỳ thi và kết quả thi.

Xúi dục người khác gây gổ, đe doạ, xúc phạm đếnngười làm công tác thi, gây rối loạn làm mất trật tự ở khu vực thi.

Lăng mạ, hành hung người làm công tác thi và bảovệ kỳ thi.

Có hành động phá hoại, khiến kỳ thi không thểtiến hành được.

Khai man hồ sơ thi.

Nhờ người thi hộ hay thi hộ người khác.

Điều 57:

Những người có trách nhiệm duyệt kết quả kỳ thi,cố tình làm sai kết quả tốt nghiệp, tuỳ theo mức độ, tính chất và tác hại, Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố hoặc Tổng Thammưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ quyết định hình thức kỷ luật từ khiểntrách đến cách chức hoặc đề nghị truy tố trước pháp luật./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7233&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận