Văn bản pháp luật: Quyết định 06/2002/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 06/2002/QĐ-TTg
Quyết định
22/01/2002
07/01/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020.

Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ

Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 4434/GTVT-KHĐTngày 27 tháng 12 năm 2000) và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (côngvăn số 5952 BKH/CSHT ngày 04 tháng 9 năm 2001);

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắtViệt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a)Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 là cơsở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường sắt hợp lý vàthống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thànhnhững trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải đường sắt, tạo điều kiệnkhai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tảiđường sắt.

Từngbước xây dựng ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam phát triển đồng bộ vàhiện đại cả về các tuyến đường, nhà ga, kho, ke ga, bãi hàng, thông tin, tínhiệu; cơ sở bảo trì, sản xuất phụ kiện, vật liệu phục vụ cơ sở hạ tầng và hệthống phương tiện vận tải, trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống cơ khí đóng mới, lắpráp, sửa chữa phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hànhkhách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi, an toàn, nhanhchóng và hiệu quả.

b)Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành giao thông vận tải đườngsắt trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồnvốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộnghoạt động cung cấp các dịch vụ, bảo đảm an toàn giao thông, phát huy và nângcao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật của ngành.

2. Nội dung và quy mô các yếu tố chính của Quy hoạch

a)Giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng 25% - 30% về tấn và tấn-km, 20%- 25% về hành khách và hành khách - km trong tổng khối lượng vận tải của toànngành giao thông vận tải. Đến năm 2020 có tỷ trọng vận chuyển hành khách đô thịbằng đường sắt đạt ít nhất là 20% khối lượng hành khách tại các thành phố HàNội và thành phố Hồ Chí Minh.

b)Duy trì khổ đường sắt hiện tại, gồm các khổ đường 1.000mm, 1.435mm và đườnglồng (1.000mm và 1.435mm) để nâng cấp, cải tạo đạt cấp kỹ thuật. Khi xây dựngcác đoạn, tuyến đường sắt mới phải phù hợp và kết nối thuận tiện với khổ đườngsắt hiện có ở khu vực đó. Riêng đường sắt cao tốc Bắc - Nam xây dựng theo tiêuchuẩn khổ đường 1.435mm.

c)Phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng đa dạng với cơ cấu hợp lý,đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, chútrọng phát triển các đoàn tầu tốc độ cao, tầu tự hành, tầu chở container,... Áp dụng công nghệ tiên tiếntrong vận tải và đóng mới phương tiện nhằm tăng tốc độ chạy tầu để đến năm2020, tốc độ tầu hàng đạt 80 km/giờ trở lên và tốc độ tầu khách đạt 120 km/giờtrở lên.

d)Những tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy địnhsau khi thống nhất với các cơ quan liên quan và phù hợp các quy định hiện hành.

đ)Đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2020:

Giaiđoạn đến 2010:

Nângcấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một sốđoạn, tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọngđiểm trong cả nước và kết nối với các tuyến hiện tại; ưu tiên nâng cao năng lựcvà hiện đại hoá trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây; tiến hành điện khí hoá tuyếnHà Nội - Hải Phòng để làm cơ sở phát triển sức kéo điện cho giai đoạn sau.

Đồngthời với việc xây dựng đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh phải tiến hành xây dựng mới và đồng bộ các nhà ga, các cơ sở sửa chữa, vậndụng đầu máy - toa xe.

Làmmới hệ thống: thông tin cáp quang, tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự độngtiến tới tự động, ghi điện khí tập trung, dừng tầu tự động, hệ thống cảnh báo đườngngang tự động... Tham gia thị trường viễn thông chung để tận dụng hết năng lựccủa ngành đường sắt.

Quyhoạch sắp xếp lại để phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng,phụ kiện cơ khí phục vụ sửa chữa, bảo trì và làm mới cơ sở hạ tầng đường sắt.

Nângcấp, làm mới để từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hoá ởcác khu vực trọng điểm; đặc biệt lưu ý các ga hành khách tại trung tâm Thủ đôHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vừa là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầumối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, đồng thời là trung tâmdịch vụ đa năng.

Giaiđoạn đến 2020:

Hoànthành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khuvực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hoá các tuyến HàNội -Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới đểtạo thành mạng đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Trên trụcBắc - Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có cần xây dựng thêm một tuyếnđường đôi riêng biệt chạy tầu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435mm để giảmthời gian chạy tàu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và cókhả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế. Tiếp tục xây dựng đường sắtvành đai, nội đô các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thànhphố lớn khác để tạo thành mạng lưới giao thông đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ.

Dựkiến nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đường sắt đến năm 2020: 98.051 tỷVNĐ.

Trong đó:Giai đoạn từ 2001 - 2010: 23.530 tỷ VNĐ.

Giaiđoạn từ 2010 - 2020: 74.521 tỷ VNĐ.

(Danhmục các công trình đầu tư giai đoạn 2001 - 2020 theo phụ lục kèm theo Quyếtđịnh này).

e)Đầu tư để phát triển kinh doanh vận tải đến năm 2020:

Mạnglưới cơ khí công nghiệp đường sắt để đóng mới, sửa chữa, bảo trì phương tiệnvận tải và trang thiết bị phải được phân bổ một cách hợp lý, đáp ứng được nhucầu vận tải và phù hợp với sự phát triển chung của ngành cũng như quy hoạch tạicác địa phương, các ngành có liên quan.

Từnay đến năm 2010, từng bước loại bỏ đầu máy có công suất nhỏ, cũ, lạc hậu kỹthuật, nhập các loại đầu máy có công suất lớn từ 1.500 - 2.200 mã lực; nhập dâychuyền đại tu đầu máy diesel đồng bộ để đại tu toàn diện các loại đầu máy vàtiến tới lắp ráp đầu máy trong nước.

Pháthuy nội lực tự đóng mới các loại toa xe khách chất lượng cao, hiện đại, đóngmới các loại toa xe hàng nhiều chủng loại để dùng trong nước và tiến tới xuấtkhẩu cho một số nước trong khu vực.

Pháttriển đóng mới các đoàn tầu tự hành.

Hiệnđại hoá cơ sở sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe.

Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thôngtin tiên tiến vào công tác quản lý và điều hành vận tải.

Sắpxếp tổ chức, nâng cao tay nghề, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, côngnhân viên trong ngành đường sắt.

Nhucầu vốn đầu tư đến năm 2020: 62.870 tỷ VNĐ.

Trong đó:Giai đoạn từ 2001 - 2010: 12.870 tỷ VNĐ.

Giaiđoạn từ 2010 - 2020: 50.000 tỷ VNĐ.

Điều 2. Vềđầu tư và các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểntheo quy hoạch được duyệt

a)Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ các dự án trung hạn và dài hạn,kèm theo kiến nghị về tạo vốn đầu tư, các chính sách huy động, sử dụng vốn vàcác nguồn lực của từng dự án, nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu,thiếu đồng bộ, chưa vào cấp kỹ thuật của đường sắt để đáp ứng nhu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển bền vững ngành đường sắt Việt Nam.

b)Các nhóm giải pháp và chính sách chủ yếu:

Đểđẩy nhanh sự phát triển của ngành đường sắt cần đầu tư trong thời gian ngắn mộtlượng vốn lớn và tập trung vào các dự án trọng điểm.

Đốivới từng dự án cụ thể, ngành đường sắt được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ pháttriển hoặc các nguồn tín dụng khác với lãi suất phù hợp chính sách ưu đãi trongtừng thời kỳ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới phương tiện vận tảihoặc trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng công nghệ mới.

Nhànước có chính sách về kinh tế - xã hội thông qua giá cước, bù giá, trợ giá,v.v... đối với những tuyến đường bị lỗ trong khai thác vận tải nhưng vẫn duytrì chạy tàu phục vụ dân sinh, an ninh, quốc phòng.

Đườngsắt Việt Nam là đường sắt quốc gia, cần sớm xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chếtổng quát theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.

Điều 3. Quảnlý và tổ chức thực hiện quy hoạch

a)Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý vàtổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắtViệt Nam đến năm 2020 và phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển đường sắttừng chuyên ngành, từng giai đoạn và từng khu vực phù hợp với Quy hoạch tổngthể đã duyệt.

b)Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệmvụ để chủ trì hoặc phối hợp thực hiện những việc liên quan đến Quy hoạch tổngthể được duyệt.

c)Các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các địa phương có đường sắt điqua có trách nhiệm đóng góp, bảo vệ đường sắt.

d)Liên hiệp Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm quản lý, khai thác các công trìnhcơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, cơ sở công nghiệp, trang thiết bị và cácdịch vụ khai thác đường sắt theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiệnhành.

Điều 4. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 5. Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốcLiên hiệp Đường sắt Việt Nam, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

PHỤ LỤC

DANH MỤC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg

ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Danh mục

Nhu cầu đầu tư

(triệu đồng)

Ghi chú

 

 

2001 - 2010

2011 - 2020

 

1

2

3

4

5

 

TỔNG SỐ

23.530.075

74.521.605

 

A

Nâng cấp các tuyến đường sắt hiện tại

14.017.675

 

 

1

Tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh

10.308.480

 

 

2

Tuyến Hà Nội - Lào Cai

1.620.000

 

 

3

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng

1.123.500

 

 

4

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng

294.695

 

 

5

Tuyến Kép - Hạ Long

572.000

 

 

6

Tuyến Đông Anh - Quán Triều

60.100

 

 

7

Tuyến Kép - Lưu Xá

38.900

 

 

B

Xây dựng mới các đoạn, tuyến

643.400

3.591.000

 

1

Hạ Long - Cái Lân

140.800

 

 

2

Yên Viên - Phả Lại

411.600

 

 

3

Đường sắt nối vào các cụm cảng

91.000

65.000

 

4

Đường sắt Sài Gòn - Vũng Tầu

 

1.509.200

 

5

Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh

 

968.800

 

6

Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ

 

648.000

Đầu tư một phần

7

Đường sắt Thái Nguyên- Yên Bái

 

400.000

Đầu tư một phần

8

Dĩ An - Chơn Thành - Đắc Nông

 

 

Khai thác Bô xít

9

Vũng Áng - Mụ Dạ

 

 

Tùy thuộc

đường sắt xuyên Á

10

Đông Hà - Lao Bảo

 

 

 

 

1

2

3

 

4

C

Đường sắt đô thị, đầu mối, nội đô

8.869.000

42.446.105

 

1

Đường sắt đô thị Hà Nội :

 

 

 

 

Đường sắt trên cao Yên Viên - Văn Điển

5.000.000

 

 

2

Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh :

 

 

 

 

Đường sắt trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng

3.869.000

 

 

3

Đường sắt đầu mối Hà Nội

 

6.511.008

 

4

Đường sắt nội đô Hà Nội

 

9.516.872

Đầu tư một phần

5

Đường sắt đầu mối TP Hồ Chí Minh

 

11.640.225

 

6

Đường sắt nội đô TP Hồ Chí Minh

 

14.778.000

 

D

Nâng cao năng lực, hiện đại hoá

 

28.484.500

 

1

Đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

 

14.078.000

 

2

Đường sắt Bắc - Nam khổ 1.435mm

 

6.808.000

Đầu tư một phần

3

Đường sắt Hà Nội -Yên Viên - Phả Lại - Hải Phòng

 

3.350.000

 

4

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai

 

4.248.500

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22871&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận