Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) thời kỳ từ nay đến năm 2010 với những nội dung sau:
1. Về kinh tế:
Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 406 USD vào năm 2000; và đạt 1.337 USD vào năm 2010.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,5% từ nay đến năm 2000 và đạt 15% giai đoạn 2001 - 2010.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 25% đến 30% trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Tỷ lệ tích luỹ từ GDP phấn đấu đến năm 2000 đạt 10%, và đến năm 2010 đạt trên 19%.
Về xã hội:
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đa dạng hoá hình thức đào tạo để nâng cao dân trí, trình độ học vấn, nâng số lao động được đào tạo lên 16% vào năm 2000, và đạt 35% vào năm 2010, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi giáo dục mầm non được tiếp nhận vào nhà trẻ và mẫu giáo; bảo đảm trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đều được đi học;
Phát triển mạng lưới y tế cơ sở và chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Bảo đảm tốt các nhu cầu về điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc, đáp ứng các điều kiện sống cơ bản cho nhân dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn, vùng núi cao, hải đảo và vùng bãi ngang ven biển. Thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá gắn với cộng đồng, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Phấn đấu giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động, thực hiện tốt mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
3. Về an ninh quốc phòng:
Phát triển kinh tế phải đi đôi với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền đất nước thông qua sử dụng hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực.
Giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.
.Phát triển hệ thống cảng biển: Thuận An, Tiên Sa, Sông Hàn, Kỳ Hà, Sa Kỳ; từng bước xây dựng và hiện đại hoá ba cảng nước sâu: Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây.
Từng bước hiện đại hoá các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cải tạo sân bay Chu Lai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Dung Quất, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Chân Mây. Chú trọng giải quyết nước sạch cho khu vực thành thị và nông thôn.
Cải tạo và làm mới các công trình thuỷ lợi đầu nguồn một số sông để giữ nước ngọt, điều tiết, kiểm soát lũ, chống nhiễm mặn, bảo đảm tưới tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh.
Về mạng lưới điện: Đầu tư xây dựng các trạm biến thế cho các khu công nghiệp, phát triển mạng lưới điện các tỉnh và vùng kết hợp với mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời phát triển lưới điện phục vụ công nghiệp chế biến và tiêu dùng nông thôn.
Về bưu chính viễn thông: Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hoá mạng lưới thông tin viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc trong, ngoài vùng và giao lưu quốc tế. Phấn đấu đạt 3,5 máy trên 100 dân vào năm 2000; và đạt 13,4 máy trên 100 dân vào năm 2010.
Về tổ chức không gian lãnh thổ: Nâng cấp và phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn hiện có. Xây dựng các đô thị mới, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát triển thành phố Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo các hành lang phát triển; đồng thời tổ chức phát triển các điểm dân cư khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và chung cả nước.
2. Về phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp thời kỳ từ nay tới năm 2000 là 4,5%, giai đoạn 2001 - 2010 đạt trên 4%.
Phát triển ngành nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh cao phù hợp với hệ sinh thái và môi trường, phòng tránh thiên tai lụt bão; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến tạo ra thế phát triển bền vững. Đặc biệt chú trọng những cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, thuốc lá... phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá: nạc hoá đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, bò thịt, phát triển gia cầm phục vụ đời sống và công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Phát triển nông nghiệp cần gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Lâm nghiệp: Chú trọng công tác quản lý bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường, duy trì và phát triển nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn. Kết hợp chặt chẽ giữa nông lâm nghiệp với thuỷ lợi. Đẩy mạnh trồng rừng vùng đất trống, đồi núi trọc và tăng cường trồng cây phân tán, rừng phòng hộ và cây trồng ven biển. Đặc biệt chú ý rừng đầu nguồn, khu du lịch sinh thái, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Từng bước thực hiện giao đất, giao và khoán rừng.
Ngư nghiệp: Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng kết hợp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, làm muối; làm nông nghiệp và trồng rừng ven biển. Hình thành và phát triển các làng cá vừa làm dịch vụ du lịch, vừa cung cấp thực phẩm tươi sống có chất lượng và giá trị cao. Đầu tư hiện đại hoá phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đánh bắt thuỷ hải sản, đặc biệt là đánh bắt hải sản xa bờ, khuyến khích tạo điều kiện chế biến xuất khẩu.
Về phát triển công nghiệp:
Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở phát triển những ngành được đầu tư tập trung, có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, thị trường để tăng trưởng với tốc độ cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình hoà nhập với khu vực và quốc tế. Đầu tư cho các khu công nghiệp như: Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hoà Khánh - Liên Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp hàng tiêu dùng. Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư.
Thực hiện hướng phát triển công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành: vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, gia công cho các khu công nghiệp lớn nhằm tạo ra sự đổi mới trong nông thôn.
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ nay tới năm 2000 đạt 18% - 20%, và giai đoạn 2001-2010 đạt 17%-18%.
4. Về phát triển thương mại và các ngành dịch vụ:
Phát triển thương mại và các ngành dịch vụ phải gắn chặt với quá trình phát triển chung của các ngành kinh tế của toàn vùng nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Xây dựng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng thành đầu mối giao lưu xuất nhập khẩu. Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thương mại tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và đô thị mới.
Từ nay tới năm 2000 xây dựng trung tâm thương mại và hội chợ quốc tế tại thành phố Đà Nẵng. Phát triển xuất nhập khẩu, chuyển đổi cơ cấu các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ cảng.
Phát triển du lịch gắn kết với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn, bảo tàng. Kết hợp du lịch với nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc gia. Chú trọng phát triển chuỗi du lịch trọng điểm: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Luỹ và các khu vực phụ cận. Gắn kết du lịch giữa các tỉnh, thành phố nội vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các hình thức du lịch, từng bước hình thành các tuyến du lịch khu vực miền Trung. Về lâu dài nối liền với tuyến du lịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông Pha Băng (Lào) - Angkorvat (Cămpuchia).
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, phát triển tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc. Bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết tạo sức mạnh tổng hợp, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của vùng.
5. Về văn hoá, giáo dục y tế và xã hội:
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, cân đối quy mô ngành học, đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2000; phổ cập phổ thông trung học vào năm 2010. Cải tạo và nâng cấp các cơ sở y tế hiện có, củng cố và phát triển mạng lưới y tế toàn vùng đủ điều kiện chữa bệnh cho đồng bào. Nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh, thực hiện đông tây y kết hợp trong chữa bệnh; thanh toán cơ bản các loại dịch bệnh, ký sinh trùng, sáu bệnh truyền nhiễm trẻ em.
Đầu tư phát triển văn hoá, truyền thông, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao đạt trình độ hiện đại đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.
Xây dựng các cụm xã miền núi, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo.
Giải quyết hữu hiệu vấn đề nước thải, chất thải rắn và khí thải để chống ô nhiễm, giữ gìn cảnh quan môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong vùng cần tổ chức thực hiện và vận dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm huy động cao nhất tiềm năng và nguồn lực từng tỉnh, của toàn vùng, trong nước và ngoài nước. Trên địa bàn từng tỉnh cần vận dụng sáng tạo các biện pháp và các bước đi thích hợp nhằm cụ thể hoá phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình và dự án cụ thể nhằm điều hành và quản lý phát triển theo định hướng đã đề ra.
Về phát triển nguồn nhân lực, tạo lập và phát triển thị trường, triển khai nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống phải được các địa phương trong vùng, các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ thông qua các chính sách và giải pháp khả thi nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi, thu hút, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
Đầu tư tập trung để đem lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển cho một số ngành chủ lực mà vùng có thế mạnh: lọc hoá dầu, giao thông vận tải, đầu mối trung chuyển hàng hoá, du lịch và dịch vụ.
Thực hiện chính sách khuyến khích kinh tế cao đối với các khu vực kinh tế cửa khẩu nhằm tạo động lực cho toàn vùng phát triển.
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được phê duyệt, các địa phương trong vùng phải soát xét lại Quy hoạch tổng thể các chương trình, kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội để bố trí thứ tự ưu tiên hợp lý thông qua các kế hoạch hàng năm và dự án thành phần.
Điều 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp với Quy hoạch.
Trong quá trình thực hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch từng tỉnh, thành phố với Quy hoạch vùng và cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.