Văn bản pháp luật: Quyết định 1087/BYT-QĐ

 
Toàn quốc
Kỷ yếu 1991 của Bộ Y tế;
Quyết định 1087/BYT-QĐ
Quyết định
05/12/1991
05/12/1991

Tóm tắt nội dung

Thành lập tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế cấp Trung ương

 
1.991
 

Toàn văn

quyết định

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập tổ chức thanh tra Nhà nước về y tế cấp trung ương

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về hệ thống Thanh tra Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Thanh tra Nhà nước về Y tế và Thông tư số 18/BYT-TT ban hành ngày 2/7/1991 hướng dẫn thực hiện Điều lệ Thanh tra Nhà nước về Y tế;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ TC - LĐ Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay thành lập tổ chức Thanh tra Nhà nước về Y tế cấp Trung ương tại Bộ Y tế gọi tắt là Thanh tra Bộ Y tế bao gồm:

Thanh tra Vệ sinh

Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh (cả Y học dân tộc)

Thanh tra Dược (cả Y học dân tộc)

Thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 2: Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Y tế:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược của các tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân, các tổ chức xã hội và công dân trong cả nước.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét, giải quyết, khiếu nại tố cáo đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao tại cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ.

3. Làm tham mưu cho Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thanh tra và chỉ đạo công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ.

4. Hướng dẫn, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ thanh tra chung, thanh tra chuyên ngành cho thanh tra các Sở Y tế.

5. Tổng hợp, đánh giá và đề ra kế hoạch hoạt động hàng năm cho công tác thanh tra Y tế trong cả nước.

6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên theo Nghị định 191/HĐBT ngày 18/6/1991 và Thông tư số 18/BYT-TT ban hành ngày 2/7/1991 hướng dẫn thực hiện Điều lệ thanh tra Nhà nước về Y tế.

Điều 3: Thanh tra Bộ Y tế được tổ chức như sau:

1. Chánh thanh tra Bộ Y tế: Phụ trách toàn bộ công tác thanh tra Y tế bao gồm: Thanh tra vệ sinh, thanh tra khám bệnh, chữa bệnh, thanh tra dược và thanh tra xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Các Phó chánh thanh tra Bộ Y tế: được phân công phụ trách giúp việc cho Chánh thanh tra Bộ theo từng lĩnh vực sau:

Thanh tra vệ sinh

Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh

Thanh tra dược

Thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công tác tổng hợp

Thường trực phía Nam.

3. Thanh tra viên Bộ Y tế: Số lượng do Chánh thanh tra Bộ đề nghị Bộ trưởng quyết định

4. Bộ máy giúp việc cho Chánh thanh tra Bộ Y tế bao gồm:

Bộ phận tổng hợp

Bộ phận thanh tra vệ sinh

Bộ phận thanh tra khám bệnh, chữa bệnh

Bộ phận thanh tra dược

Bộ phận thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ phận thường trực phía Nam

Điều 4: Thanh tra Bộ y tế được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 5: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này bãi bỏ.

Điều 6: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ TC-LĐ, Trưởng ban thanh tra Bộ và các Vụ, Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11256&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận