Văn bản pháp luật: Quyết định 109/2002/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 109/2002/QĐ-TTg
Quyết định
16/08/2002
16/08/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ

Về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phângiới,

cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;

Để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội ngày 09 tháng 6 năm 2000 vềviệc phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phân giới, cắm mốc biên giới trên đấtliền Việt Nam - Trung Quốc (dưới đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo phân giới, cắmmốc), gồm các đồng chí sau đây:

Trưởngban: Đồng chí Vũ Khoan, Phó Thủ tướng Chính phủ.

ủyviên thường trực: Đồng chí Lê Công Phụng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng BanBiên giới Bộ Ngoại giao.

Cácủy viên:

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;

1đồng chí Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng;

1đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

1đồng chí Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

Cáctỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh: mỗi tỉnh 01đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh có tênnêu trên báo cáo tên của người được cử tham gia Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốcvới Trưởng Ban Chỉ đạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệulực.

Điều 2.Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.Chỉ đạo việc thực hiện Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc,giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong Hiệp ước biên giới trên đất liền ViệtNam - Trung Quốc và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc,đề xuất với cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước chủ trương, biện pháp xửlý thích hợp;

2.Chỉ đạo và giải quyết các vấn đề liên ngành và các nội dung quan trọng trongviệc phân giới, cắm mốc, phối hợp giữa việc bảo vệ chủ quyền biên giới, bảo đảman ninh quốc phòng, quản lý chặt chẽ biên giới kết hợp với việc phát triển kinhtế - xã hội vùng biên giới;

3.Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể phân giới, cắm mốc trêntuyến biên giới đất liền Việt - Trung nhằm chuyển chính xác đường biên giới từHiệp ước ra thực địa;

4.Chỉ đạo đàm phán song phương hoàn chỉnh các văn bản pháp lý, kỹ thuật, hướngdẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ các nội dung, trong giai đoạnchuẩn bị phân giới, cắm mốc;

5.Chỉ đạo, xử lý và kiểm tra, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụphân giới, cắm mốc được Thủ tướng Chính phủ giao; tổ chức hợp đồng giữa các Bộ,ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh của các Bộ, ngành, địa phươngtrong tổ chức triển khai phân giới, cắm mốc;

6.Chỉ đạo soạn thảo Nghị định thư và ký Nghị định thư biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc; xuất bản Nghị định thư và bản đồ kèm theo Nghị định thư; xây dựngcơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý biên giới; chỉ đạo các địa phương giảiquyết các vấn đề liên quan đến bàn giao, điều chỉnh đất đai theo đường biêngiới đã được phân giới, cắm mốc;

7.Tổ chức lực lượng phân giới, cắm mốc bao gồm cán bộ, chiến sĩ thuộc các Bộ,ngành và địa phương hữu quan có ý thức kỷ luật cao, có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ tốt, đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8.Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệmvụ phân giới, cắm mốc, cung cấp những thông tin có liên quan đến những vấn đềphức tạp phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc; báo cáo công tác định kỳtháng, qúy, năm và những vấn đề đột xuất, quan trọng vượt quá thẩm quyền củaBan Chỉ đạo lên Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3.Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo của Chínhphủ về phân giới, cắm mốc.

Điều 4.Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phân giới, cắm mốc được sử dụng con dấu của Chínhphủ và của Bộ Ngoại giao, có kinh phí riêng. Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành quychế hoạt động và sử dụng kinh phí của Ban.

Điều 5.Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phân giới, cắm mốc hướng dẫn việc thành lậpvà chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc ở địa phương và các Bộ,ngành hữu quan.

Điều 6.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22273&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận