QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Định hướng
phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (tờ trình số 07/TTr-BXD ngày21 tháng 02 năm 2002 và công văn số 160/BXD-VP ngày 19 tháng 7 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 với nội dungchủ yếu sau:
1. Về mục tiêu.
a) Mục tiêu tổng quát:
Nângcao chất lượng kiến trúc, tạo lập môi trường cư trú bền vững, đáp ứng yêu cầuxây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành vàphát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
b) Mục tiêu cụ thể:
Nghiêncứu, xác lập cơ sở lý luận về tính hiện đại và tính dân tộc của kiến trúc ViệtNam;
Tuyêntruyền, nâng cao nhận thức trong giới Kiến trúc sư và toàn dân về ý nghĩa, tầmquan trọng, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại,giàu bản sắc dân tộc;
Bảotồn, phát huy các giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống và bản sắc dân tộc củakiến trúc nước nhà trong xu thế toàn cầu hóa;
Đàotạo, xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp;coi trọng và chăm lo đào tạo những Kiến trúc sư đầu ngành;
Xâydựng chính sách hành nghề kiến trúc phù hợp để các Kiến trúc sư có thể sáng tạođược nhiều tác phẩm kiến trúc có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinhthần của con người và xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước;
Pháthuy vai trò của dân cư, cộng đồng trong việc tham gia phát triển kiến trúc hiệnđại, giàu bản sắc dân tộc và tạo lập môi trường cư trú bền vững;
Tăngcường quản lý nhà nước về kiến trúc theo định hướng phát triển kiến trúc hiệnđại, giàu bản sắc dân tộc.
2. Về quan điểm.
Kiếntrúc phục vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kiến trúc phải phù hợp với đường lối củaĐảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc; phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cânbằng sinh thái; phục vụ nhân dân, coi trọng lợi ích của toàn xã hội; áp dụng cóchọn lọc các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và thích hợp; đảm bảo kiếntrúc phát triển bền vững.
3. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
a) ở khu vực đô thị.
Pháttriển và hình thành tổng thể kiến trúc ở khu vực đô thị trên cơ sở phân bố vàphát triển hệ thống đô thị theo Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thịViệt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998.
Tổngthể kiến trúc của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điềukiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyềnthống văn hóa lịch sử của địa phương và các đồ án quy hoạch xây dựng được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tổngthể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựngmới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống, nhưng không làm mất đibản sắc riêng.
Hìnhthành kiến trúc đô thị phải coi trọng nguyên tắc gắn công trình riêng lẻ vớitổng thể kiến trúc của đô thị; đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiệntại và tương lai. Mọi việc cải tạo, xây dựng mới trong đô thị phải tuân thủ cácquy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
b) ở khu vực nông thôn.
Pháttriển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạchchung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự thamgia của dân cư và cộng đồng; lưu ý giữ lại những di sản kiến trúc, thiên nhiêncủa làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạtầng. Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiếntrúc và quy hoạch xây dựng đô thị.
Hìnhthành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở tuânthủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trìnhxây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hàihoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.
Pháttriển kiến trúc tại các làng, xã cần lưu ý bảo tồn các truyền thống văn hoá,phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiênnhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai; từng bướchiện đại hóa kết cấu hạ tầng và phát triển các công trình kiến trúc mới có chấtlượng phù hợp.
c) Phát triển kiến trúc các thể loại công trình.
Pháttriển kiến trúc các thể loại công trình theo phương châm : thích dụng, mỹ quan,bảo vệ môi trường sinh thái và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chấtcủa con người, xã hội; đảm bảo tính dân tộc và tính hiện đại, quán triệt nguyêntắc phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống tốt đẹp cho mọi người, pháthuy hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường trong thiết kế, thi công vàquản lý sử dụng công trình, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, vươn lênđạt trình độ tiên tiến quốc tế.
Kiếntrúc nhà ở phải đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường cư trú, thoảmãn các yêu cầu sinh hoạt đa dạng của dân cư; phấn đấu đến năm 2020 thực hiện đượccác chỉ tiêu cơ bản phát triển nhà ở.
Kiếntrúc công cộng phải thể hiện tổng hợp các yếu tố quy hoạch, cảnh quan đô thị,văn hóa nghệ thuật, kỹ thuật đạt tới trình độ tiên tiến trong khu vực. Các côngtrình trọng điểm nhà nước phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Kiếntrúc công nghiệp phải coi trọng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong và ngoàinước đối với tổ chức không gian, môi trường sản xuất và quản lý. Các công trìnhcông nghiệp lớn phải đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.
Nângcao chất lượng thiết kế điển hình kiến trúc; tiêu chuẩn hoá cấu kiện xây dựng;thực hiện công nghiệp hóa và thương mại hóa cung cấp sản phẩm cho thị trườngxây dựng.
Kiếntrúc công trình ngầm phải được coi trọng trong quy hoạch, thiết kế xây dựng;quán triệt nguyên tắc kết hợp sử dụng trong thời bình và thời chiến; hình thànhhệ thống không gian công cộng ngầm gắn kết với các công trình trên mặt đất.
4. Những nhiệm vụ chủ yếu.
Tăngcường nghiên cứu lý luận và phê bình kiến trúc;
Tiếptục đổi mới công tác quy hoạch xây dựng và hình thành chuyên ngành thiết kế đôthị;
Đổimới công nghệ thiết kế, nâng cao chất lượng các tác phẩm kiến trúc, thoả mãncác yêu cầu sử dụng cơ bản của xã hội;
Pháttriển kiến trúc đi đôi với kiểm soát phát triển kiến trúc, đảm bảo trật tự kiếntrúc và trật tự xây dựng trong quá trình phát triển;
Bảotồn, phát huy giá trị các di sản kiến trúc trong quá trình hội nhập và xu thếtoàn cầu hóa.
5. Những chính sách và giải pháp lớn thực hiện định hướng pháttriển kiến trúc Việt Nam.
Nângcao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển kiến trúc;
Mởrộng cuộc vận động nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng dân cư;
Tăngcường vai trò, trách nhiệm của các hội nghề nghiệp và của các tổ chức chính trị- xã hội;
Tổchức, sắp xếp lại lực lượng nghiên cứu, phê bình, tư vấn và thiết kế gắn vớihoạt động hành nghề kiến trúc sư;
Bảohộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc;
Đàotạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư có đức, có tàiphục vụ cho sự nghiệp phát triển kiến trúc;
Mởrộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế;
Xâydựng chương trình khung và kế hoạch hành động chi tiết đến năm 2005 và 2010 đểtổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
Điều 2.
1.Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm2020; xây dựng Chương trình khung thực hiện Định hướng phát triển kiến trúcViệt Nam.
2.Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và các hội nghề nghiệp, tổ chứcchính trị - xã hội theo trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của mình có kế hoạchchi tiết tổ chức thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm2020.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.