Quyết địnhQUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP
Ban hành quy phạm kỹ thuật
trồng rừng thông Cari bê (Pinus Caribaea) (QPN 13- 90)
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
Căn cứ quy định, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 35/CP ngày 2/9/1981 của Hội đồng Chính phủ.
Căn cứ vào Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu xây dựng xét duyệt ban hành và quản lý các quy phạm quy trình kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp, ban hành kèm theo Nghị định số 124/CP ngày 24/8/1963 của Hội đồng Chính phủ.
Căn cứ kết luận của Hội đồng khoa học - Kỹ thuật (Tiểu ban lâm sinh) họp ngày 9/2/1990.
Theo đề nghị của các ông Chủ nhiệm chương trình trồng rừng PAM 3352, Vụ trưởng Vụ Lâm sinh - Công nghiệp rừng, Vụ kỹ thuật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành quy phạm kỹ thuật trồng rừng Thông caribê (pinus caribaea).
Điều 2: Quy phạm này áp dụng cho 4 tỉnh trồng rừng theo dự án PAM - 3352 Vĩnh Phú, Hà Nội, Bắc Thái và Hà Sơn Bình và những tỉnh có điều kiện lập địa tương tự.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ lâm sinh - Công nghiệp rừng, Vụ kỹ thuật, Vụ Tổ chức cán bộ Lao động, Vụ Kế hoạch, Vụ Kế toán - Tài chính, Cục Kiểm lâm nhân dân, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, trường Trung học lâm nghiệp và công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp. Các ông Giám đốc Sở lâm nghiệp và Chủ nhiệm dự án PAM - 3352 của 4 tỉnh ở Điều 2, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY PHẠM KỸ THUẬT
TRỒNG RỪNG THÔNG CARIBÊ (PINUS CARIBAEA)
CHO 4 TỈNH VÙNG PAM - 3352 (QPN13-90)
(Ban hành theo Quyết định số 112-LS/CNR ngày 26/2/1990)
CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1:
Quy phạm này quy định nguyên tắc, yêu cầu và nội dung kỹ thuật trồng rừng thông caribê từ khâu hạt giống gieo ươm tạo cây non, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi khai thác được sản phẩm gỗ, nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi với chu kỳ 10 đến 12 năm cho gỗ giấy, trên 30 năm cho gỗ lớn. Năng suất 10-12m3/ha/năm.
Điều 2:
Quy phạm này là cơ sở pháp lý về mặt kinh tế, kỹ thuật để các địa phương xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho mỗi vùng, có điều kiện hoàn cảnh gây trồng khác nhau, đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình đối với cơ sở.
CHƯƠNG II
HOÀN CẢNH CÂY TRỒNG
Điều 3:
Điều kiện đất trồng
1. Độ dốc dưới 30o
2. Độ cao dưới 500m
3. Độ dày tầng đất hữu hiệu từ 60cm trở lên
4. Loại đất: thông caribê trồng được trên các loại đất feralit, trên các vùng đồi thấp trung du và duyên hải tốt nhất là loại đất cát pha thịt nhẹ phát triển trên các loại đá granit, phiến thạch sét, sa thạch, thoát nước, đất có độ pH dưới 5,5. Thực bì thể hiện dưới dạng cỏ Lông lợn, sim mua, ràng ràng, lau lách và một số cây bụi mọc thưa thớt, chiều cao đến 1 - 1,5m. Không trồng trên các loại đất sét nặng bí, glây, ở những thung lũng đất bồi tụ kiềm cao.
Thực bì còn tương đối tốt, có nhiều cây bụi, nứa tép, nứa tép thoái hoá ba bét, ba soi rải rác, còn một số cây gỗ cỡ nhỏ đường kính dưới 15cm.
Điều 4: Khí hậu thời tiết.
Thông caribê phù hợp với hầu hết các vùng khí hậu ở Việt Nam song thích hợp nhất với khí hậu nóng ẩm, ít xuất hiện sương giá.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 22 - 23oC
- Nhiệt độ tối cao 37 - 38oC
- Nhiệt độ tối thấp tới 5oC
- Độ ẩm độ bình quân năm 85%
- Tổng lượng mưa hàng năm 1500 - 2000mm
CHƯƠNG III
GIEO ƯƠM TẠO CÂY CON
Điều 5:
Hạt giống
Hạt giống nội về cần phải bảo quản trong điều kiện khô lạnh, ở nhiệt độ 5oC, với hàm lượng nước trong hạt từ 6-8%.Thời gian bảo quản không quá một năm. Khi cơ sở sản xuất nhận hạt về cần phải gieo ngay.
Điều 6: Vườn ươm làm đất
a. Chọn địa điểm vườn ươm phải đạt các yêu cầu sau:
+ Thiết lập ở những nơi cao ráo, thoáng, thoát nước
+ Gần nguồn đất đóng bầu
+ Gần nguồn nước tưới
+ Thuận lợi cho việc vận chuyển
+ Trung tâm khu vực trồng (trồng rừng tập trung)
b. Chuẩn bị đất gieo.
+ Hạt có thể gieo trên luống hoặc trên khay, đất để gieo cần có thành phần cơ giới nhẹ, đất mùn, đất đập nhỏ, sang bỏ các hạt to trên 5mm và các tạp vật.
- Cho đất vào những khay gỗ, hoặc tôn, kích thước dài 1m, 0,5m, cao 0,10m, đáy có đục lỗ (5-6 lỗ), đường kính 5cm.
- Khử trùng đất trước lúc gieo 5 - 7 ngày bằng dung dịch Benlat hoặc Boóc đô nồng dộ 1% liều lượng 1 lít/1m2.
- Trước lúc gieo hạt 1 ngày tưới cho luống gieo hoặc khay đủ ẩm.
Điều 7: Xử lý vào gieo hạt
+ Phải tiến hành gieo ươm trước khi thời vụ trồng từ 3-5 tháng.
+ Hạt: phải loại bỏ hết tạp chất, hạt lép. Có thể dùng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% ngâm hạt trong 6-12 giờ sau đó rửa sạch bằng nước lã.
Gieo hạt: Hạt sau khi xử lý được gieo đều trên nền gieo với số lượng 1kg/5 - 10m2. Gieo xong rắc một lớp đất bột phủ kín hạt, phủ kín mặt luống một lớp rạ mỏng đã tẩy trùng. Dùng odoa có lỗ nhỏ hoặc bình phun thuốc đã rửa sạch tưới nhẹ. Giữ ẩm cho đến khi hạt nứt nanh thì dỡ ra. Tiếp tục chăm sóc khi cây mầm dài khoảng 1,5 - 2cm (cây mầm hình que diêm) chọn những cây mầm khoẻ đem cấy vào bầu.
Điều 8: Tạo bầu, đóng và xếp bầu
- Tạo bầu: Vỏ bầu làm bằng chất dẻo (PE) với kích cỡ như sau:
+ Cao 11 cm
+ Đường kính 4,5 - 5cm
+ Thành phần ruột bầu: Dùng đất vườn ươm, đất dưới lớp thực bì có ràng ràng, dưới lớp cây bụi. Đất đập nhỏ, sàng nhặt hết cỏ, sỏi lẫn, đem trộn với 1-2% sepe lân.
Tốt nhất nên cho thêm đất mùn rừng thông
Đóng và xếp bầu:
+ Tạo luống đặt bầu: Rẫy sạch cỏ dại, san phẳng nền vườn, lên luống rộng 1m nện chặt mặt luống, rãnh luống 0,06m, chiều dài từ 5 đến 10m.Trước khi đóng bầu từ 7-10 ngày phun một trong các dung dịch sau: Benlát, Boócđô, 666 nồng độ 1% liều lượng 1 lít/m2 trên toàn bộ diện tích để phòng trừ sâu bệnh.
+ Đóng bầu
+ Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ quy định ở Điều 8 (mỗi mẻ trộn khoảng 100kg) nếu đất quá khô cần tưới nước đủ ấm để dễ trộn.
+ Cho đất vào vỏ bầu, phần đáy khoảng 1-2cm phải nén chặt để định hình bầu và giữ đất trong bầu không bị rơi vãi ra ngoài, sau đó tiếp tục cho đất đầy tới miệng bầu.
+ Xếp bầu: Bầu được xếp sát nhau trên luống đất đáp quanh luống thành gờ cao 3-4cm (có thể đóng bầu trong nhà sau đó vận chuyển ra xếp tại vườn).
+ Bầu được đóng trước khi cấy cây từ 20 - 30 ngày vài ba ngày tưới một lần, giữ ẩm cho ruột bầu, trước khi cấy 1-2 ngày, nhổ sạch cỏ và phá váng.
Điều 9: Cấy cây mầm
- Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy 1 ngày, dựng lại các bầu bị nghiêng ngả đổ vỡ, cho đất vào những bầu bị vơi đất.
- Phun nước vào nền gieo thật ẩm trước khi chọn những cây mầm đem đi cấy.
- Cấy cây: Dùng 2 ngón tay nhổ nhẹ nhàng mỗi lần 1 đến 2 cây mầm bỏ vào khay cho ngập nước.
- Dùng dụng cụ chuyên dùng (que, bay nhọn) chọc lỗ vào giữa bầu cấy cây mầm đảm bảo không bị nghiêng ngả đổ gẫy.
- Cấy xong cần tưới nước đủ ấm, có biện pháp phòng chống chuột, kiến phá hoại cây mầm.
Điều 10: Chăm sóc cây non
Sau khi cấy 5 - 10 ngày, tiến hành kiểm tra, cây nào chết phải tra dặm ngay, đảm bảo mật độ cấy vào độ đồng đều của cây con sau này, mỗi bầu phải có một cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Tưới nước đủ độ ẩm cho cây con, đặc biệt lưu ý những ngày đầu tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, số lần tưới và lượng nước tưới tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình phát triển của cây con. Về mặt nguyên tắc là phải luôn luôn giữ đủ độ ẩm trong bầu tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng bình thường. Bình quân lượng nước tưới mỗi lần 3-5 lít/m2.
Tưới phân .
Trong thời gian từ khi cây được 20 - 30 ngày cho đến trước khi trồng 3-4 tuần, tiến hành tưới thúc 6 đến 7 lần bằng nước có pha phân tổng hợp NPK với nồng độ 0,5% (1kg/200 lít nước).
Tưới như sau (tính theo khối lượng NPK cho 10.000 cây con mỗi lần):
Lần thứ nhất 0,5kg
Lần thứ hai 1,0kg
Lần thứ ba 1,5kg
Lần thứ tư 2,0kg
Lần thứ năm 2,0kg
Lần thứ sáu 1,0kg
Lần thứ bảy 1,0kg
- Tưới bằng ôdoa lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều tối. Không tưới phân vào những ngày mưa.
- Sau khi tưới phân phải tưới rửa toàn bộ cây con bằng nước sạch đề phòng táp lá, dùng 2 lít nước tưới trên 1m2.
- Làm cỏ phá váng: nhổ hết cỏ trong mỗi bầu quanh luống, kết hợp với xới xáo phá váng bằng một que nhỏ, xới nhẹ sâu khoảng 5-10mm, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10-15 ngày một lần. Ngoài ra cần có biện pháp chống nóng, mưa rào lớn (về mùa hè), chống rét, sương muối (về mùa đông), chống chim chuột phá hoại.
Điều 11. Phòng trừ sâu bệnh hại.
Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại, nếu thấy xuất hiện nấm thì dùng Benlát với nồng độ 6g/10 lít nước tưới cho 100m2. Nếu có điều kiện thì có thể phòng chống sâu hại bằng phun fenitrotion với tỷ lệ 0,5 lít/10 lít nước/100m2.
Điều 12: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn.
+ 3-5 tháng tuổi
+ Chiều cao bình quân 15-30cm, đường kính 0,2-0,3cm.
+ Cây xanh tốt, phát triển cân đối không cong queo, sâu bệnh, không bị cụt ngọn.
Điều 13: Bốc dỡ xếp và vận chuyển cây con đi trồng.
- Chọn địa điểm bằng phẳng, cao ráo, dãy sạch cỏ tạo thành mặt phẳng tơi xốp để tập kết cây trước khi phân phát đi trồng trên các lô.
- Chọn nơi trung tâm khu vực trồng, thuận lợi trục giao thông chính.
Trường hợp chưa trồng ngay hoặc trồng không hết cây cần tưới cây ngày 2 lần. Thời gian giữ cây không quá 2 tuần.
CHƯƠNG IV
TRỒNG RỪNG
Điều 15:
Xử lý thực bì.
Ở
những vùng đồi núi trọc, có cây bụi nhỏ, sim mua, ràng ràng không cản trở lớn cho việc làm đất thì không cần phải áp dụng một biện pháp kỹ thuật nào để xử lý thực bì.Ở
những nơi thực bì tốt rậm, cần áp dụng biện pháp phát, xếp thành từng đống hay băng rồi đốt.Điều 16: Làm đất cuốc hố thì:
- Cuốc hố theo đường đồng mức, trên băng theo hình nanh sấu.
- Kích thước hố 30 x 30 x 30cm. Có điều kiện thì 40 x 40 x 40cm.
- Lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Dùng lớp đất mặt trộn đều với đất quanh thành hố, lấp đầy miệng hố.
Làm đất bằng cơ giới thì:
- Cày toàn diện, cày theo băng, san bằng bậc thang, tuỳ theo địa hình và khả năng máy móc đầu tư.
- Cày ngầm sâu 0,5-0,6cm. Cày trước khi trồng ít nhất là 20 ngày không cày trước quá 1 tháng.
- Cuốc hố trên bậc cày 20 x 20 x 20cm có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng.
Có điều kiện thì bón lót bằng phân chuồng, hoặc phân hoá học.
Phân chuồng bón 0,5 - 1kg/hố.
Phân hoá hoặc NPK, hoặc hỗn hợp đạm lân kali trong đó tỷ lệ lân chiếm khoảng 2/3. Bón vào thời gian lấp hố, trước khi trồng 5-7 ngày.
Điều 17: Trồng rừng
1. Thời vụ: Chủ yếu trồng vào vụ xuân. Trong điều kiện đặc biệt cho phép trồng vào vụ thu.
Trong vụ trồng phải tránh những ngày có gió nóng tây nam, nắng gắt nhiệt độ lên cao (Tới 30oC), có gió mạnh (tới cấp 4) hoặc lượng mưa không đủ ấm.
2. Mật độ trồng 2500 cây/ha.
3. Tiến hành trồng: Tránh làm bầu bị biến dạng hoặc bị vỡ phải bỏ vỏ bầu trước khi trồng.
- Dùng cuốc trộn lại đất trong hố cho đều, sau đó lấy thêm đất đắp dần vào hố.
- Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ đủ để đặt bầu ngang mặt hố giữ cho cây ngang thẳng, lấp đất dần và lèn chặt quanh bầu.
CHƯƠNG V
CHĂM SÓC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
Điều 18:
Trồng dặm
- Sau khi trồng 2 - 3 tuần và định kỳ 3 tháng tiến hành kiểm tra tỷlệ giống, trồng giặm kịp thời những cây bị chết, để đảm bảo cây sống đồng đều và sinh trưởng phát triển tốt.
- Khi trồng dặm phải tuyển chọn những cây con đạt tiêu chuẩn và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất.
Điều 19: Chăm sóc
- Thực hiện chăm sóc: từ 2 - 3 năm
- Mỗi năm chăm sóc: từ 2 - 3 lần.
Nội dung chăm sóc: cuốc xới, nhặt cỏ, vun đất vào quanh gốc cây, đường kính 0,8 - 1,0m. Gỡ và cắt tận gốc giây leo sát sạch thực bì xâm lấm.
- Trong quá trình chăm sóc, cần cuốc xới để tạo thành băng bậc thang rộng 1m.
- Nếu có điều kiện, tiến hành bón thúc bằng phân NPK.
Trường hợp khi trồng đã bón lót thì bón thúc sau khi trồng vào đầu mùa xuân năm thứ 2. Với số lượng phân NPK 75 - 1000g/1 gốc.
Điều 20: Nghiệm thu
- Ngoài nhiệm vụ nghiệm thu công việc hàng ngày, nghiệm thu theo công đoạn sản xuất (sản phẩm dở dang) còn phải nghiệm thu theo giai đoạn nhằm đánh giá kết quả sản phẩm trong một giai đoạn 2 - 5 năm.
Nội dung: Đánh giá diện tích thành rừng, khối lượng gỗ cây đứng, tổng số cây thể hiện trên 3 tiêu chuẩn.
- Diện tích thực trồng, diện tích rừng còn lại so với thiết kế.
- Tỷ lệ sống.
- Tình hình sinh trưởng (cây xanh tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm) đánh giá các chỉ tiêu ở biểu sau:
Các giai đoạn trồng | Năm đầu | Hết thời gian | Thành thực | |
Loại cây
| So sánh % | Tỷ lệ sống % | Diện tích | Tỷ lệ sống % | Diện tích | Vm3 | Số cây | Ghi chú |
Thông caribê thuần loại Thông + cây khác (hỗn giao nếu có) | 93
| 90
| 85
| 70
| 80
| 100
| | |
Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định trên biểu đơn vị sẽ lập biểu so sánh tính toán về diện tích chất lượng rừng, sản phẩm thu hoạch được về củi, gỗ... nhằm đánh giá đúng hiệu quả theo điều 1.
Điều 21: Bảo vệ
- Có biện pháp phòng chống cháy, phòng chống sâu bệnh hại.
- Cấm người vào rừng chặt phá, bẻ cành hoặc quét lá nhất là vào giai đoạn rừng chưa khép tán.
- Thường xuyên có người tuần tra, canh gác, trong nom bảo vệ rừng kịp thời phát hiện những tác nhân phá hoại để ngăn ngừa.
Điều 22: Tỉa thưa nuôi dưỡng.
Sau 3 năm hết thời gian chăm sóc, tiếp tục nuôi dưỡng bảo vệ cho đến khi rừng khép tán tiến hành tỉa thưa nuôi dưỡng. Khi có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng.
Điều 23: Xây dựng hồ sơ, lý lịch rừng và lưu trữ.
Tất các các cơ sở sản xuất đều phải xây dựng hồ sơ lý lịch rừng trồng, bao gồm:
- Tài liệu thiết kế rừng
- Tài liệu thi công.
- Tài liệu nghiệm thu sản phẩm qua mỗi công đoạn và giai đoạn sản xuất.
- Tài liệu theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng (tù khâu hạt giống đến sản phẩm cuối cùng).
Hồ sơ tài liệu thu thập được là cơ sở để nghiệm thu thanh toán đồng thời là tài liệu để kiểm tra đánh giá cả quá trình sản xuất.
Hồ sơ được xây dựng theo từng lô khoảnh tập hợp lại lưu trữ cho đến khi khai thác rừng.
CHƯƠNGVI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24:
Quy phạm này áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất, trồng rừng caribê thuộc 4 tỉnh vùng PAM 3352. Những tỉnh khác có điều kiện tự nhiên tương tự muốn trồng thông caribê có thể tham khảo vận dụng quy phạm này.
Điều 25:
Quy phạm này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.
CHỈ TIÊU
KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO
VIỆC TRỒNG RỪNG THÔNG CARIBÊ
Các loại chỉ tiêu định mức | Đơn vị | Chỉ tiêu định mức được quy định | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
I. Tiêu chuẩn kỹ thuật | | | |
- Tuổi cây giống | Năm | Trên 12 | |
- Tuổi cây con đem trồng | Ngày | 90-150 | (3 tháng - 5 tháng) |
- Tiêu chuẩn chất lượng | | | |
H | cm | 18-30 | |
f | mm | 2-3 | |
Mật độ trồng | cây/ha | 2500 | |
Tỷ lệ trồng dặm | % | 10-12 | |
Phương pháp làm đất | | | |
+ Thủ công | | Cuốc băng rộng | |
| | 0,8-1,0m | |
| | Đào hố | |
| | 30 x 30 x 30cm | |
| | 40 x 40 x 40cm | Nếu có điều kiện |
+ Cơ giới | | Cày ngầm 0,6cm | nt |
- Phương pháp xử lý thực bì | | Phát theo băng, phát toàn diện tuỳ địa hình và tốc độ | |
II. Định mức vật liệu | | | |
- Hạt giống | kg/1000cây | 0,01-0,05 | Hạt nhập nội |
- Vỏ bầu (PE) | kg/1000cái | 1 | 1 |
Phân | | | |
+ Chuồng hoai | kg/cây | 1 | |
+ Vô cơ (NPK) | | 0,05-0,10 | |
- Thuốc trừ sâu | kg/ha | | |
+ Sâu hại | - | 2-3 | |
+ Bệnh hại | - | 1-1,5 | |
III. Định mức lao động | công/ha | | |
- Gieo ươm | " | 38 | |
- Trồng rừng | " | 201-210 | |
+ Thiết kế | " | 5 | |
+ Phát thực bì | công/ha | 30 | |
+ Đào hố | - | 50-60 | |
+ Lấp hố | - | 25-30 | |
+ Vận chuyển và bỏ phân | " | 25 | |
+ Đào bứng vận chuyển cây đem trồng | "
| 25
| |
+ Trồng dặm | " | 5 | |
+ Lao động quản lý | " | 20 | |
+ Phục vụ sinh hoạt | | 1 | |
+ Bảo vệ | " | 15 | |
| Tổng cộng | 239-254 công/ha | |
Chăm sóc
- Thông caribê được chăm sóc trong 3 năm liền
- Mỗi năm chăm sóc 3 lần
- Mỗi lần chăm sóc bảo vệ từ 25 đến 30 công/ha (tổng cộng 225 - 270 công).
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Cuốc xới quanh gốc
f : 0,8 - 1,0m+ Gỡ cắt dây leo, phát thực bì xâm lấn
+ Bón thúc phân (nếu có điều kiện)