Quyết địnhQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN
Về việc ban hành quy định phân công trách
nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
UỶ BAN NHÂN TỈNH NGHỆ AN.
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.
Căn cứ pháp lệnh chất lượng hào hoá ban hành ngày 27/12/1990 cuat Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Nghị định 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhịêm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, thông tư số 560/tT-KCM ngày 21/03/1996 của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định 86/CP của Chính phủ .
Xét đề nghị của ông giám đốc Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học, công nghệ và môi trường, Y tế, Thuỷ sản, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, GTVT, Thương mại, Xây dựng, Văn hoá thông tin, Cục Hải quan, Thủ trưởng các Ban ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
Phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về
chất lượng hàng hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
"Ban hành kèm theo Quyết định số 1156/1998/QĐ-UB ngày 25 tháng 05 năm 1998 của UBND tỉnh Nghệ An".
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá là đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; Kịp thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, của nhân dân và sức khoẻ của người tiêu dùng do hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây ra.
Điều 2: Việc phân công thực hiện, nhiệm vụ quyền hạn quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cho các Sở, ngành và trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền trong tỉnh nhằm mục đích sau:
1 - Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hoá của Sở, ngành các cấp trong các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng hàng hoá (từ khâu sản xuất đến tiêu dùng trên thị trường).
2 - Đề xuất với UBND tỉnh ban hành các chủ trương chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước, về chất lượng hàng hoá thích hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Điều 3: Việc phân công thực hiện nhiệm, vụ quyền hạn quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá theo nguyên tắc:
Đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất trong tỉnh, đồng thời phân công trách nhiệm hợp lý đối với các Sở, ngành, trách nhiệm quản lý của các cấp chính quuyền nhằm tránh chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng quản lý.
Chương II
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Điều 4
: Việc phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cho các Sở, ngành, các cấp như sau:
1 - Sở Khoa học công nghệ và môi trường:
1.1. Sở khoa học và công nghệ môi trường (Chi cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng) là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, quản lý thống nhất về nghiệp vụ và kiểm tra các Sở chuyên ngành, các huyện, thành phố, thị xã trong việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.
1.2. Phổ biến, hướng dẫn các cơ sở áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCV), Các Tiêu chuẩn quốc tế khác với điều kiện sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn địa phương (TCV), Tiêu chuẩn cơ sở (TC), nghiệp vụ quản lý chất lượng hàng hoá, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các hàng hoá Nhà nước bắt buộc áp dụng TCVN, được chứng nhận hợp tiêu chuẩn và các sản phẩm của các doanh nghiệp tự chứng nhận và công bố phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.
1.3. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký chất lượng hàng hoá danh mục do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường công bố hàng năm và đăng ký chất lượng hàng hoá không nằm trong diện bắt buộc đăng ký, nếu các cơ sở xin đăng ký.
1.4. Sở Khoa học công nghệ và môi trường chỉ đạo, hường dẫn Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng có kế hoạch xây dựng phòng thử nghiệm - kiểm định đủ mạnh để kiểm nghiệm, giám định chất lượng hàng hoá, kiểm định, hiệu chỉnh phương tiện đo nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định và nâng cao chất lượng hàng hoá, luôn đáp ứng được yêu cầu cảu sản xuất và người tiêu dùng.
2 - Sở y tế :
2.1. Tổ chức đăng ký và quản lý chất lượng các hàng hoá theo danh mục Bộ y tế công bố hàng năm bao gồm: Dược phẩm, dược liệu, Mỹ phẩm và thực phẩm. Trước khi đăng ký chất lượng phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Dược phẩm, dược liệu mới, làm thuốc chữa bệnh cho người, trước khi đưa ra thị trường phải được khảo nghiệm, đánh giá lâm sàng, đăng ký sản xuất theo quy định của Bộ y tế.
- Hàng mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người phải kiểm tra vệ sinh, an toàn, khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định của Bộ y tế.
2.2. Thông báo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất trang thiết bị dụng cụ Y tế (do Bộ y tế quy định) đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý chất lượng tỉnh (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chật lượng tỉnh).
3 - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn:
3.1. Quản lý, tổ chức đăng ký chất lượng, cấp giấy phép sản xuất giống cây trồng, kiểm tra các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh giống, thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, giống cây trồng theo quy định tại Quyết định số 1893/QĐ-UB ngày 10 thnág 05 năm 1997 của UBND tỉnh Nghệ An.
3.2. Quản lý thuốc thú y thực hiện theo Pháp lệnh thú y ngày 12 tháng 03 năm 1993 và Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y.
3.3. Khảo nghiệm, xác nhận kết quản các loại phân bón mới, các loại thức ăn chăn nuôi đã được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất, yêu cầu các cơ sở sản xuất thực hiện đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý chất lượng tỉnh.
3.4. Thông báo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thực hiện đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý chất lượng tỉnh theo Quyết định số 100/NN-BVTV/QĐ ngày 28 tháng 02 năm 1995 và Quyết định số 150/NN-BTVT/QĐ ngày 10 tháng 03 năm 1995 của bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) thực hiện quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Quyết định 692/1998/QĐ-UB ngày 11 tháng 03 năm 1998 của UBND tỉnh Nghệ An.
4 - Sở thuỷ sản:
4.1. Cấp đăng ký và quản lý chất lượng hàng hoá thuốc thú y thuỷ sản sau khi đã được khảo nghiệm, thử nghiệm theo quy định của Bộ thuỷ sản.
4.2. Khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng, tuyển chọn công nhận và cấp đăng ký giống và quản lý nhập khẩu giống thuỷ sản sống, quản lý thức ăn thuỷ sản theo quy định của Bộ thuỷ sản.
4.3. Thông báo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất hàng hoá thuỷ sản đã qua chế biến công nghiệp, các cơ sở sản xuất phương tiện nghề cá (do Bộ thuỷ sản quy định) đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý chất lượng tỉnh.
5 - Sở giao thông vận tải:
5.1. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, chỉ đạo công tác đăng kiểm, cấp tem kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kiểm tra việc cấp phép đưa ra sử dụng các phương tiện cơ giới đường bộ theo phân cấp của Bộ giao thông vận tải tại Quyết định số 1885 QĐ/KHKT-PCVT ngày 28 tháng 07 năm 1997.
5.2. Tổ chức quản lý chất lượng công trình hạ tầng giao thông phù hợp với nghị định số 42/CP ngày 16 thnág 07 năm 1996 về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng Nghị định 92/CP ngày 23 tháng 08 năm 1997 và văn bản quy định của UBND tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực này.
5.3. Cấp phép cải tạo, xét duyệt thiết kế và chỉ đạo Hội đồng nghiệm thu của Sở thực hiện công tác nghiệm thu chất lượng, kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ được cải tạo tại địa phương theo phân cấp của bộ được cải tạo tại địa phương theo phân cấp của Bộ giao thông vân tải tại Quyết định số 1260 QĐ/KHKT-PCVT ngày 04 tháng 06 năm 1996 ban hành quy định " Về cải tạo phương tiện đường bộ".
6 - Sở xây dựng:
- Quản lý chất lượng các công trình xây dựng theo nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 07 năm 1996 của Chính phủ và Quyết định số 498/BXD-QĐ ngày 18 tháng 09 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7 - Sở văn hoá thông tin:
- Quản lý chất lượng các ấn phẩm, nhạc cụ và các sản phẩm văn hoá khác.
8 - Sở công nghiệp:
8.1. Quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp theo nghị định số 27/CP ngày 20/04/1995 của Chính phủ và thông tư số 11/TT-CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
8.2. Quản lý chất lượng các công trình điện theo Nghị định 70/HĐBT ngày 30/04/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) quy định về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
9 - Cục hải quan:
Chỉ đạo hải quan tại các cửa khẩu chỉ làm thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng hàng hoá khi đã được cơ quan kiểm tra chất lượng cấp giấy xác nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định.
10 - Sở thương mại:
Chủ trì công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng chất lượng kém lưu thông trên thị trường và các hành vi kinh doanh vi phạm các quy tắc về quản lý chất lượng.
11 - UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Phối hợp với các ngành chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cgho công tác đăng ký chất lượng hàng hoá trên địa bàn, kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm pháp luật quy định về chất lượng hàng hoá.
Chương III
KIỂM TRA, THANH TRA NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Điều 5:
Sở khoa học công nghệ và môi trường Nghệ An chỉ đạo Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành kiểm tra, thanh tra các hàng hoá đăng ký thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức kiểm tra giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu theo danh mục hàng hoá được phân công.
Điều 6: Các Sở chuyên ngành chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đăng ký phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, kiểm tra, thanh tra các hàng hoá đặc thù được Chính phủ phân công quản lý theo điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995.
Điều 7: Sở Thương mại phối hợp với Sở khoa học công nghệ và môi trường, Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các Sở chuyên ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường
Điều 8: Xử lý vi phạm:
1 - Các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về pháp lệnh và các quy định cảu Nhà nước về chất lượng hàng hoá sẽ bị xử lý theo các hình thức : Xử phạt hành chính theo Nghị định số 57/Cp ngày 31/05/1997 hoặc bị truy tố theo pháp luật hiện hành.
2 - Trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra về chất lượng hàng hoá chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và biện pháp xử lý trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
Điều 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền khiếu nại với cơ quan kiểm tra, thanh tra hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cấp trên trực tiếp và các cơ quan chức năng về kết luận và biện pháp xử lý của đoàn kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng hoá tại cơ sở mình.
- Các cơ quan có chức năng phải giải quyết các khiếu nại theo quy định pháp luật hịên hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10:
Định kỳ, hàng quý, hàng năm các Sở có tên tại Điều 4, UBND các huyện, thánh phố, thị xã thống kê, đánh giá tình hình chất lượng của các hành hoá được phân công quản lý, thông báo cho Sở khoa học công nghệ và môi trường (
Chi cục tiêu chuẩn đô lường chất lượng Nghệ An) để tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh và tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước.
Điều 11: Sở khoa học công nghệ và môi trường có trách nhiệm phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Công nghiệp, Xây dựng, Văn hoá thông tin, Thương mại, Giao thông vận tải, Cục Hải quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này.