QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các BanQuản lý dự án Thuỷ lợi
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 01/ 11/ 1995 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/ 7/ 1999 của Chính phủ và Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5/ 5/ 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một sốđiều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/ 1999 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Đầu tưxây dựng cơ bản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.-Ban Quản lý dự án thuỷ lợi là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước đểthực hiện đầu tư xây dựng thuỷ lợi theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án,theo quy định của pháp luật.
Điều 2.-Ban Quản lý dự án thuỷ lợi có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầutư quy định tại khoản 2 Điều 14, Điều 33, khoản 3 Điều 61 và các điều có liênquan trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/ 7/ 1999 của Chính phủ, được cụ thể như sau:
1/-Tiếp nhận dự án đầu tư được duyệt, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch đầu tư của dựán, tiến hành lập kế hoạch thực hiện đầu tư ( bao gồm kế hoạch chuẩn bị thựchiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án), trình Bộ và tổ chức, quản lý thực hiệnđầu tư của từng dự án theo quyết định của Bộ.
2/-Tổ chức đấu thầu tư vấn ( hoặc tuyển chọn tư vấn) để thực hiện các công việckhảo sát, thiết kế xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán hạng mục công trìnhphù hợp với quyết định đầu tư.
Kýhợp đồng với tổ chức tư vấn đã trúng thầu ( hoặc được chọn), theo dõi, giám sátquá trình khảo sát, thiết kế, lập dự toán của tổ chức tư vấn, nghiệm thu, lậphồ sơ trình Bộ phê duyệt theo trình tự, thủ tục quy định hiện hành.
3/-Tổ chức đấu thầu mua sắm, đấu thầu xây lắp ( hoặc chọn thầu) theo quy chế đấuthầu của Nhà nước. Căn cứ kết quả đấu thầu được phê duyệt, ký hợp đồng với nhàthầu được chọn ( hoặc được chỉ định) để thực hiện công việc cung ứng vật tư,thiết bị và thi công xây lắp theo đồ án thiết kế được duyệt.
4/-Làm thủ tục xin giao đất, xin phép xây dựng; phối hợp với UBND địa phương có dựán đầu tư xây dựng tổ chức thực hiện việc đền bù tái định cư, giải phóng mặtbằng xây dựng và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu xây dựng theo tiến độ.
5/-Tổ chức giám sát thi công ( hoặc thuê tư vấn giám sát) để quản lý chất lượngxây dựng công trình, kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng,thiết bị lắp đặt đúng yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.
Đượcquyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, các nhà thầu xây lắp giải trình vềchất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện. Nhữngcông việc không đạt chất lượng theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn kỹthuật xây dựng có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.
6/-Nghiệm thu từng đợt ngay sau khi làm xong những công việc, khối lượng côngtrình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình vàtoàn bộ công trình với sự tham gia của tư vấn thiết kế, xây lắp, cung ứng vật tưthiết bị ( nếu có), đơn vị tiếp nhận công trình để quản lý vận hành sau này vàcơ quan giám định chất lượng theo phân cấp.
7/-Thanh toán vốn đầu tư cho các tổ chức tư vấn thiết kế, cung ứng vật tư thiết bịvà nhà thầu xây lắp phù hợp với các quy định về thanh toán khối lượng hoànthành phù hợp với các hình thức đấu thầu hoặc giao thầu.
8/-Tổ chức vận hành thử, bàn giao từng phần, từng hạng mục công trình thuộc dự ánhoặc dự án thành phần cho đơn vị quản lý vận hành công trình và UBND địa phươngđể đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Khikết thúc xây dựng, tiến hành lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị tài liệu hướng dẫnquản lý sử dụng ( lý lịch, quy trình vận hành, bảo trì thiết bị; quy trình vậnhành công trình thuỷ công) và các tài liệu khác có liên quan, tổ chức tổngnghiệm thu, trình Bộ bàn giao công trình cho UBND cấp tỉnh.
9/-Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án trình Bộ phê duyệt hoặc để Bộ trìnhcấp có thẩm quyền.
TrìnhBộ và các cơ quan nhà nước có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trongquá trình thực hiện dự án ( nếu có ).
Điều 3.-Khi Ban Quản lý dự án thuỷ lợi được Bộ giao quản lý thực hiện các tiểu dự án (dự án thành phần) của dự án vốn vay của Ngân hàng phát triển châu A (ADB), Ngânhàng thế giới (WB) và các tổ chức tài chính quốc tế do Ban Quản lý trung ươngdự án thuỷ lợi (CPO) làm chủ dự án, thì Ban Quản lý dự án thuỷ lợi thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý tiểu dự án (SPO,SIO), đảm bảo cho
việcquản lý và điều hành của CPO thực hiện theo Hiệp định vay và quy định của Nhà nướcđối với các dự án này.
Điều 4.-Ban Quản lý dự án thuỷ lợi là tổ chức sự nghiệp kinh tế, có tư cách pháp nhân,có tài khoản và con dấu riêng, được tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ cơ quancấp vốn để thanh toán cho các tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắptheo chế độ, quy định của Nhà nước.
Cánbộ công chức Ban Quản lý dự án thuỷ lợi được xếp ngạch và xếp lương theo Quyếtđịnh số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/ 9/ 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Chiphí hoạt động của Ban tính vào kinh phí đầu tư của dự án theo quy định.
Giámđốc các Ban Quản lý dự án thuỷ lợi ban hành nội quy hoạt động và sắp xếp cán bộcủa Ban theo thẩm quyền.
Điều 5.-Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Cácquy định trước đây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lýdự án thuỷ lợi trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Cáccơ quan chức năng của Bộ có liên quan giúp Bộ quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạtđộng của các Ban Quản lý dự án thuỷ lợi theo chức năng của mình.
ChánhVăn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ đầu tư xây dựng cơ bản,Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Bộ có liên quan, các Giám đốc Ban QLDATLchịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.