quyết định QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ NHIỆM UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC SỐ 13/UBXD NGÀY 17-1-1986 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
CHỦ NHIỆM UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 156/CP ngày 16-4-1979 của Hội đồng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 232/CP ngày 6-6-1981 ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Xét nhu cầu bảo hành công tác xây lắp các công trình xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế bảo hành xây lắp công trình".Điếu 2.
Bản quy chế này áp dụng cho tất cả các loại công trình xây dựng trong ngành xây dựng cơ bản.Điều 3.
Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-2-1986.
QUY CHẾ
BẢO HÀNH XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quy định số 13/UBXD
ngày 17-1-1986 của Chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy chế bảo hành xây lắp công trình là văn bản quy định trách nhiệm của các tổ chức nhận thầu xây lắp (quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn ...). Đối với việc bảo hành chất lượng công trình trong một thời gian được quy định, nhằm thực hiện Điều 35 (về chế độ bảo hành) của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định 23/C P ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ và góp phần xoá bỏ dần cơ chế quản lý hành chính bao cấp trong ngành xây dựng.Điều 2.
Tất cả các công trình (hạng mục công trình) xây dựng xong, đủ điều kiện đưa vào sản xuất sử dụng đều phải có thời hạn bảo hành. Các tổ chức nhận thầu xây lắp phải thực hiện chế độ bảo hành đối với công trình (hạng mục công trình) do mình đảm nhiệm thi công xây lắp.Đối tượng bảo hành là tất cả những phần công việc, những chi tiết, những kết cấu, những bộ phận hay hạng mục công trình, những cấu kiện, thiết bị lắp đặt v.v... của công trình.
Thời hạn bảo hành phải được ghi ngay vào văn bản ký kết hợp đồng nhận thầu xây lắp.
Điều 3.
Chỉ những công trình (hạng mục công trình) đã được nghiệm thu bàn giao đúng thủ tục có đầy đủ hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu bàn giao theo quy định mới có giá trị bảo hành.
CHƯƠNG II
THỜI HẠN BẢO HÀNH
Điều 4.
Thời hạn bảo hành là thời gian cần thiết để công trình và thiết bị lắp đặt vận hành ổn định, đạt các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật chủ yếu theo yêu cầu thiết kế công trình.Thời hạn bảo hành phần xây, lắp cho các loại công trình xây dựng cơ bản tuỳ theo cấp của công trkình (cấp của công trình xác định theo tiêu chuẩn Nhà nướcTC VN 2748-78).
a) Bảo hành phần xây dựng:
Công trình cấp IV thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng.
Công trình cấp III thời hạn bảo hành không ít hơn 15 tháng.
Công trình cấp II thời hạn bảo hành không ít hơn 18 tháng.
Công trình cấp I thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng.
Công trình đặc biệt thời hạn bảo hành không ít hơn 36 tháng.
b) Bảo hành phần lắp đặt:
Công trình cấp IV thời hạn bảo hành không ít hơn 3 tháng.
Công trình cấp III thời hạn bảo hành không ít hơn 6 tháng.
Công trình cấp II thời hạn bảo hành không ít hơn 9 tháng.
Công trình cấp I thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng.
Công trình cấp đặc biệt thời hạn bảo hành không ít hơn 15 tháng.
Điều 5.
Căn cứ vào tiêu chuẩn Nhà nước 2748-78 về phân cấp công trình và quy định chung về thời hạn bảo hành trong văn bản này các ngành cần tiến hành phân cấp và xác định cấp công trình (đối với các loại công trình chưa được phân cấp) và cụ thể hoá thời hạn bảo hành cho mỗi loại công trình của ngành mình nhưng không được thấp hơn thời hạn đã quy định trong Điều 4.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM SỬA CHỮA BỒI THƯỜNG VÀ THỂ THỨC
THỰC HIỆN
Điều 6.
Khi công trình (hạng mục công trình) phát sinh hư hỏng trong giai đoạn bảo hành thì:a) Nếu hư hỏng không mang tính chất khẩn cấp, chưa cần phải sửa chữa ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý sử dụng (chủ công trình) phải giữ nguyên hiện trạng và bằng mọi cách thông báo bằng văn bản cho tổ chức nhận thầu xây lắp biết ngay khi nhận được thông báo của chủ công trình, tổ chức nhận thầu xây lắp phải cử đại diện đến hiện trường cùng với chủ công trình lập biên bản xác định hiện trạng, nguyên nhân hư hỏng và thời gian hoàn thành việc sửa chữa.
Nếu sau khi nhận được thông báo mà tổ chức nhận thầu xây lắp không cử đại diện lập biên bản thì chủ đầu tư có quyền đơn phương lập biên bản gửi cho tổ chức xây lắp và cấp trên của tổ chức ấy biết về hiện trạng của sự cố, nguyên nhân hư hỏng và yêu cầu thời hạn hoàn thành việc sửa chữa.
b) Nếu hư hỏng cần sửa chữa gấp để tránh hư hỏng tiếp thì cơ quan chủ công trình (chủ đầu tư, cơ quan quản lý, sử dụng ) phải:
- Tiến hành các thủ tục theo đúng quy định về xoá bỏ hiện trường của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành.
- Cùng các cơ quan có liên quan xác định nguyên nhân và trách nhiệm gây nên sự cố.
Trường hợp chưa kết luận được nguyên nhân trách nhiệm ngay mà yêu cầu phải sửa chữa gấp thì cơ quan chủ công trình được thuê một tổ chức xây lắp đảm nhiệm việc sửa chữa hư hỏng do sự cố gây nên, trước hết là thuê đơn vị đã thi công công trình này.
Sau khi có kết luận về nguyên nhân trách nhiệm của từng bên liên quan thì bên nào gây ra sự cố phải bồi hoàn phí tổn sửa chữa cho cơ quan chủ công trình.
Điều 7.
Trường hợp hư hỏng nghiêm trọng mà chưa rõ nguyên nhân hoặc có sự bất đồng giữa hai bên về nguyên nhân, mức độ hư hỏng mà không giải quyết được thì yêu cầu cơ quan giám định xây dựng Nhà nước làm trọng tài giải quyết.Kết luận của cơ quan giám định xây dựng Nhà nước là căn cứ để các bên thực hiện và cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có trách nhiệm phân xử khi cần thiết.
Điều 8.
Việc sửa chữa phải bảo đảm chất lượng, bảo đảm thời gian như tiến độ quy định trong biên bản đã lập giữa các bên khi công trình xuất hiện hư hỏng.Điều 9. Trường hợp tổ chức nhận thầu xây lắp không còn tồn tại, nếu do sát nhập thì tổ chức nào tiếp nhận, quản lý tổ chức này nếu do tách ra thành nhiều tổ chức xây lắp hay giải thể thì tổ chức đã ra quyết định tách ra hay giải thể phải chịu trách nhiệm giải quyết những hư hỏng đã phát sinh trong thời gian bảo hành.
CHƯƠNG IV
THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC BẢO HÀNH
Điều 10.
Thời điểm bắt đầu bảo hành tính từ ngày công trình (hạng mục công trình, dây chuyển công nghệ v.v...) được bàn giao giữa tổ chức nhận thầu xây lắp và chủ đầu tư đưa công trình (hạng mục công trình ...) vào sản xuất sử dụng. Nếu công trình (hạng mục công trình...) chưa đưa vào sử sản xuất sử dụng vì những nguyên nhân không phải do các tổ chức nhận thầu xây lắp gây nên thì thời điểm bắt đầu bảo hành vẫn tính từ ngày ký biên bản bàn giao.Điều 11.
Trường hợp khi bàn giao công trình (hạng mục công trình ... ) vẫn còn có những phần cần xử lý hoặc hoàn thiện thì tổ chức nhận thầu xây lắp phải khẩn trương hoàn thành và thời điểm bắt đầu bảo hành chỉ được tính từ ngày ban phúc tra những tồn tại ký biên bản chấp nhận.Điều 12.
Thời hạn bảo hành được kết thúc là thời điểm tính đến 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn bảo hành.Trường hợp công trình (hạng mục công trình) phát sinh hư hỏng và ngày giờ cuối của thời hạn bảo hành thì trong vòng 5 ngày tính từ ngày hết bảo hành, chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý sử dụng bằng mọi cách phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức xây lắp biết để đến lập biên bản xử lý. Nếu quá thời hạn trên mà tổ chức nhận thầu xây lắp không nhận được giấy báo công trình phát sinh sự cố thì coi như tổ chức nhận thầu xây lắp đã hết trách nhiệm bảo hành.
Điều 13.
Trường hợp sau thời hạn bảo hành công trình mới phát sinh sự cố do việc thi công có sai phạm lớn về kỹ thuật, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng, gây hư hỏng nặng hay sập đổ công trình thì tổ chức nhận thầu xây lắp vẫn phải có trách nhiệm bôì thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ có thể bị truy tố trước pháp luật.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14.
Quy chế bảo hành công trình áp dụng cho tất cả các loại công trình xây dựng trong khu vực quốc doanh và tập thể.Đối với những công trình xây dựng của tư nhân và do những người thợ xây dựng tự do đảm nhiệm thì việc áp dụng Quy chế này do hai bên thoả thuận.
Điều 15.
Bản Quy chế này áp dụng từ ngày 1-1-1986.