Văn bản pháp luật: Quyết định 133/HĐBT

 
Công báo số 22/1986;
Quyết định 133/HĐBT
Quyết định
01/10/1986
01/11/1986

Tóm tắt nội dung

Bổ sung, sửa đổi một số điểm về chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với công nhân viên chức

 
1.986
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 133/HĐBT NGÀY 1-11-1986

BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, TAI NẠN

LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC.

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Nghị quyết số 31-HĐBT ngày 28-3-1986 của Hội đồng Bộ trưởng;

Theo đề nghị của Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Công nhân viên chức là Anh hùng lao động, Anh hùng quân đội chuyển ngành, hoặc hoạt động Cách mạng trước tháng 8 năm 1945, không kể thời gian công tác, khi nghỉ việc vì ốm đau, được hưởng trợ cấp thay lương bằng 100% lương và phụ cấp lương (nếu có) cho đến khi khỏi bệnh hoặc chuyển sang chế độ khác.

Điều 2. - Công nhân viên chức (ngoài diện nói ở điều 1) và những người lao động hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn khi nghỉ việc vì ốm đau, được trợ cấp thay lương bằng 75% đến 95% lương và phụ cấp lương (nếu có) theo thời gian công tác của mỗi người. Công nhân viên chức là thương binh hoặc làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, hoặc đã tham gia công tác trước tháng 7 năm 1954 (ngoài trợ cấp khi nghỉ việc vì ốm đau theo quy định chung) còn được cộng thêm 5% lương và phụ cấp lương (nếu có).

Điều 3. - Thời hạn được hưởng trợ cấp thay lương khi nghỉ việc vì ốm đau (nói ở điều 2) tối đa là 12 tháng. Trường hợp ốm đau do các bệnh mãn tính hay xã hội v.v... cần phải điều trị dài ngày, Tổng Công đoàn Việt Nam và Bộ Y tế xác định loại bệnh và quy định thời hạn được hưởng trợ cấp.

Khi hết thời hạn được trợ cấp thay lương do nghỉ việc vì ốm đau, công nhân viên chức và những người lao động hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn được hưởng trợ cấp 220 đồng/tháng cộng với phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng cho đến khi khỏi bệnh hoặc chuyển sang chế độ khác.

Điều 4. - Công nhân viên chức bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được trợ cấp bằng 100% lương và phụ cấp lương (nếu có) trong thời gian nghỉ việc để điều trị (kể cả thời gian phục hồi chức năng lao động và điều trị vết thương cũ tái phát).

Điều 5. - Công nhân viên chức bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật và tỷ lệ mất sức lao động theo 4 hạng như sau:

Hạng 1 mất từ 81% đến 100% sức lao động.

Hạng 2 mất từ 61% đến 80% sức lao động.

Hạng 3 mất từ 41% đến 60% sức lao động.

Hạng 4 mất từ 21% đến 40% sức lao động.

Điều 6. - Công nhân viên chức bị thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng tính trên lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) theo quy định như sau:

Hạng

Trợ cấp thương tật khi về gia đình

thương tật

Thương tật do có hành động dũng cảm

Thương tật bình thường

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Hạng 4

100%

70%

50%

20%

80%

55%

35%

15%

Công nhân viên chức được xếp hạng thương tật đang hưởng lương hoặc lương hưu thì được trợ cấp thương tật bằng 30% mức trợ cấp thương tật khi về gia đình.

Điều 7. - Ngoài trợ cấp thương tật nói ở điều 6, công nhân viên chức xếp thương tật hạng 1 được nuôi dưỡng ở gia đình, còn được phụ cấp hàng tháng 70 đồng cho người phục vụ.

Điều 8. - Công nhân viên chức đã được xác nhận thương tật và cấp sổ thương tật trước ngày ban hành Quyết định này, nay chuyển sang xếp hạng thương tật theo quy định ở điều 6 và căn cứ vào mức lương cũ khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp chuyển đổi sang mức lương mới cùng thang bậc lương để tính lại trợ cấp thương tật theo quy định ở điều 6, điều 7.

Điều 9. - Công nhân, viên chức bị tai nạn lao động được xác định mất từ 5% đến 20% sức lao động được trợ cấp một lần từ 1 đến 2 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có).

Điều 10. - Tất cả các khoản trợ cấp thương tật hàng tháng quy định ở điều 6, điều 7 được cộng thêm phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng quy định tại điểm 2, điều 5 Nghị định số 235-HĐBT ngày 18- 9- 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang.

Điều 11. - Công nhân viên chức được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng, khi về gia đình được hưởng phụ cấp khu vực của nơi cư trú (nếu nơi đó có phụ cấp khu vực) tính trên mức trợ cấp thương tật hàng tháng.

Điều 12. - Quyết định này thi hành từ ngày 1 tháng 10 năm 1986. Mọi quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 13. - Tổng Công đoàn Việt Nam cùng các Bộ, các cơ quan có liên quan quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 14. - Thủ trưởng các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2844&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận