Uỷ ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Về việc phê chuẩn Điều lệ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng
gọi tắt là Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Xét đề nghị tại công văn số 88/CV-HVN ngày 31/10/1995 của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng về việc xin phê chuẩn Điều lệ Hội;
Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay phê chuẩn Điều lệ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, gọi tắt là Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng. (Có điều lệ kèm theo). Riêng về bầu cử Ban chấp hành và Chủ tịch Hội theo nguyên tắc và thể lệ bầu cử qui định chung cho các Hội và Đoàn thể.
Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng căn cứ điều lệ được phê chuẩn để hoạt động.
Điều 2: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, giám đốc sở Văn hóa Thông tin-Thể thao, Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng và các ông, bà hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG -------------- Hội văn nghệ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------- |
ĐIỀU LỆ
Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng
Chương I
TÊN HỘI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
Điều 1
: Hội lấy tên là Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng gọi tắt là Hội Văn nghệ Lâm Đồng.
Điều 2: Hội Văn nghệ Lâm Đồng là một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của những người hoạt động sáng tạo văn học-nghệ thuật của tỉnh, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, trực tiếp là Tỉnh ủy Lâm Đồng, Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý trực tiếp về hành chính-Nhà nước của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, và là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở của Hội đặt tại Thành phố Đà Lạt.
Điều 3: Hội Văn nghệ Lâm Đồng là một tổ chức của những người tự nguyện, có khả năng làm công việc sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình, biểu diễn... nhằm phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng năng lực và bản lĩnh sáng tạo phát triển các loại hình văn học-nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới- con người có trí tuệ, đạo đức trong sáng, tình cảm phong phú, lối sống và nhân cách tốt đẹp thiết thực xây dựng nền văn hóa-nghệ thuật "Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", mang đặc trưng Lâm Đồng.
Chương II
NHIỆM VỤ
Điều 4: Hội Văn nghệ Lâm Đồng có nhiệm vụ:
a) Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật có giá trị, xứng đáng với lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc lao động của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phản ánh sâu sắc hiện thực và sắc thái riêng của địa phương, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
b) Quán triệt và chấp hành nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ chính trị nghiệp vụ; Động viên sáng tạo các tác phẩm có nội dung và nghệ thuật ngày càng cao.
c) Góp phần khai thác, bảo tồn và phát triển vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc trong tỉnh; nâng cao không ngừng trình độ cảm thụ của công chúng và năng lực sáng tạo nghệ thuật của hội viên. Thông qua LangBian- tạp chí của Hội, giới thiệu các tác phẩm văn học-nghệ thuật của hội viên và các cộng tác viên, giới thiệu có chọn lọc những tinh hoa văn học-nghệ thuật trong nước và thế giới.
d) Kiên quyết chống mọi tàn dư văn hóa thực dân, đế quốc, phong kiến; Ngăn chặn khuynh hướng thương mại trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; Đấu tranh với các loại văn nghệ phản động, đồi trụy, kích động tội ác, bạo lực; Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng văn nghệ để hoạt động thù địch, chống đối chế độ, phủ định lịch sử, gây kích động, bè phái; lên án và bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.
đ) Tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức và cá nhân có nhu cầu hoạt động văn học-nghệ thuật để phục vụ phong trào văn nghệ trong tỉnh; động viên mọi lực lượng, mọi tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong hoạt động văn học-nghệ thuật; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát huy năng khiếu, phát triển đội ngũ hội viên và cộng tác viên.
e) Thực hiện những nghị quyết, chủ trương của
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học-nghệ thuật Việt Nam, của Mặt trận Tổ quốc (trong phạm vi văn học-nghệ thuật); Mở rộng mối quan hệ giao lưu với các Hội chuyên ngành Trung ương, trao đổi thông tin với các Hội bạn; Nghiên cứu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh và Trung ương những chế độ chính sách về văn hóa-văn nghệ, tạo những điều kiện tinh thần và vật chất cho sự sáng tạo của văn nghệ sĩ.g) Góp phần tư vấn và thẩm định các tác phẩm văn học-nghệ thuật và các công trình văn hòa do tỉnh chỉ đạo.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 5: Hội viên Hội Văn nghệ Lâm Đồng là những người hoạt động văn học-nghệ thuật trong tỉnh (kể cả cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn của tỉnh) bao gồm những người sáng tác, biểu diễn, những người làm công tác lý luận, phê bình, nghiên cứu, dịch thuật, những nghệ nhân... tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội.
Điều 6: Tiêu chuẩn hội viên
a) Phải là những công dân trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
b) Có trình độ, năng lực nhất định về sáng tác và có quá trình tham gia hoạt động văn nghệ do Hội tổ chức ít nhất một năm trở lên.
Về sáng tác: Đã có ít nhất 3 tác phẩm được in trên sách, báo, phát trên đài, được trưng bày, triển lãm hoặc dàn dựng trên sân khấu và điện ảnh trong hoặc ngoài tỉnh.
Về biểu diễn: Nếu là đạo diễn, ít nhất phải dàn dựng thành công 2 kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh. Nếu là diễn viên, ít nhất phải thành công vai diễn trong 2 tác phẩm sân khấu và được giải thưởng ở cấp huyện trở lên.
Về lý luận, phê bình, nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật; đã có ít nhất 3 bài viết hoặc công trình được in trên báo trong, ngoài tỉnh.
Hội viên kết nạp phải thực hiện đúng những thủ tục theo sự hướng dẫn của văn phòng Hội và các Chi hội.
Điều 7: Nhiệm vụ của hội viên:
a) Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ và nghị quyết của Hội. Ra sức lao động sáng tạo để có những tác phẩm có chất lượng, góp phần tích cực xây dựng nền văn học-nghệ thuật của tỉnh nhà và cả nước.
b) Đoàn kết, giúp đỡ giữa hội viên và cộng tác viên, những người yêu thích hoạt động văn học-nghệ thuật; Phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu và tài năng trẻ, giới thiệu Hội viên mới.
c) Thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, nghề nghiệp; Nêu cao tinh thần trách nhiệm chung trong xây dựng Hội; góp ý kiến với Ban chấp hành, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp; đóng hội phí đều đặn theo qui định.
Điều 8: Quyền hạn Hội viên:
Tham gia mọi hoạt động theo Điều lệ hội, cụ thể:
a) Tham gia mọi hoạt động, sinh hoạt chính trị, nghề nghiệp do Hội tổ chức.
b)
Ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo Hội.c) Được sự giúp đỡ vào tạo điều kiện sáng tác, được hưởng các quyền lợi vật chất, tinh thần của Hội, tùy thuộc vào khả năng của Hội và chế độ chính sách của Nhà nước.
d) Được thỏa luận, góp ý về công tác Hội; phê bình và tự phê bình trong tổ chức Hội; đề nghị kiểm tra các hoạt động của Hội.
e) Có quyền xin ra khỏi Hội với bất cử lý do nào.
Chương IV
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 9: Hội Văn nghệ Lâm Đồng là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên; quan hệ giữa Hội với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh là quan hệ phối hợp, bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau.
Điều 10: Hội được phép thành lập các Chi hội chuyên ngành và Chi hội địa phương. Việc thành lập các Chi hội chuyên ngành, Chi hội địa phương do Ban chấp hành Hội quyết định . Chi hội chuyên ngành, Chi hội địa phương phải có từ 5 hội viên trở lên, Ban chấp hành Chi hội chuyên ngành hay Chi hội địa phương phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động chuyên môn cho các hội viên của mình.
Hàng năm, qúi, tháng, các Chi hội có kế hoạch hoạt động theo sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của hội. Nếu là Chi hội địa phương còn phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Điều 11: Quyền cao nhất của Hội là Đại hội văn nghệ toàn tỉnh (đại hội toàn thể hay Đại hội đại biểu). Đại hội toàn thể hội viên (hay đại hội đại biểu) 5 năm họp 1 kỳ, nhằm đánh giá tổng kết tình hình nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trong nhiệm kỳ tiếp theo; Thông qua Điều lệ sửa đổi và bầu ra Ban chấp hành mới. Trong trường hợp thật cần thiết có thể triệu tập đại hội bất thường của Hội, nhưng phải có yêu cầu của 2/3 hội viên và Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Ủy ban Nhân dân tỉnh cho phép và báo cáo lên Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam.Giữa nhiệm kỳ (2 năm rưỡi) tổ chức hội nghị toàn thể để hội viên tham gia bầu tín nhiệm đối với các ủy viên Ban chấp hành. Nếu số lượng Ban chấp hành thiếu ảnh hưởng đến việc lãnh đạo Hội thì được bầu bổ sung.
Chương V
BAN CHẤP HÀNH CỦA HỘI
Điều 12: Giữa hai kỳ đại hội, Ban chấp hành Hội là cơ quan chấp hành nghị quyết của đại hội. Ban chấp hành do đại hội bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Số ủy viên Ban chấp hành do đại hội quyết định. Người trúng cử vào Ban chấp hành phải có quá 1/2 tổng số hội viên có mặt tại đại hội bỏ phiếu bầu cử. Nếu số ủy viên ban chấp hành bị khuyết, nếu xét thấy cần thiết thì có thể triệu tập hội nghị toàn thể bất thường bầu bổ sung, nhưng số bổ sung không quá 1/3 so với tổng số ủy viên ban chấp hành do đại hội bầu ra. Thể thức bầu cử bổ sung ban chấp hành được tiến hành theo qui chế được hội nghị toàn thể thông qua.
Chủ tịch hội do đại hội bầu trực tiếp trong danh sách ban chấp hành trúng cử. Các Phó chủ tịch và ủy viên thường vụ do ban chấp hành bầu.
Điều 13: Ban chấp hành của Hội có các quyền hạn và nhiệm vụ:
Thảo luận và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chỉ thị của Tỉnh ủy,
Ủy ban Nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam.Tổ chức thực hiện các nghị quyết do đại hội đề ra.
Chỉ đạo đại hội các chi bộ.
Bầu cử các Phó chủ tịch Hội và các ủy viên thường vụ.
Quyết định kết nạp, khen thưởng và kỷ luật hội viên.
Quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức cán bộ và tài chính của Hội.
Thường xuyên quan tâm tới sáng tác và đời sống của hội viên.
Xây dựng và triển khai chương trình công tác từng thời gian của hội, đặc biệt quan tâm chỉ đạo toàn diện tạp chí LangBian.
Sơ kết, tổng kết, báo cáo cấp trên theo qui định và thông báo cho Hội viên được biết.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ, nhất là lực lượng trẻ.
Ra Nghị quyết triệu tập đại hội, đồng thời chuẩn bị toàn bộ khâu tổ chức và nội dung để triển khai đại hội.
Ban chấp hành Hội họp thường kỳ 6 tháng 1 lần. Khi cần thiết có thể họp bất thường.
Điều 14: Thường trực của Hội và nhiệm vụ của thường trực Hội:
Thường trực Hội gồm Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch tại cơ quan chuyên trách.
Thường trực hội thay mặt ban chấp hành triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy,
Ủy ban Nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Liên hiệp các hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam và của Ban chấp hành Hội đề ra.Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác hàng tháng, hàng quí... của Hội.
Giải quyết công việc hàng ngày của Hội, cả công tác đối nội và đối ngoại.
Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị ban chấp hành.
Các thành viên trong Văn phòng Hội là bộ máy hành chính của ban chấp hành và thường trực hội, chịu sự phân công của thường trực Hội.
Điều 15: Chủ tịch Hội là người đứng đầu Ban chấp hành và là Thủ trưởng cơ quan chuyên trách Hội chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy,
Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học-nghệ thuật Việt Nam, trước ban chấp hành, thường trực Hội và toàn thể hội viên về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội có quyền hạn, nhiệm vụ:Triệu tập chủ trì hội nghị ban chấp hành, các cuộc họp cơ quan Hội.
Điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành.
Điều 16: Các Phó chủ tịch Hội giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành mọi công việc của Hội theo qui định của Điều lệ và phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Chủ tịch Hội, trong đó có 1 Phó chủ tịch được phân công làm nhiệm vụ Tổng biên tập tạp chí LangBian, Thường trực thay Chủ tịch Hội khi Chủ tịch vắng mặt.
Chương VI
BAN KIỂM TRA CỦA HỘI
Điều 17: Ban Kiểm tra do các Chi hội cử và đại hội thông qua bằng biểu quyết, 1 thành viên trong ban chấp hành được cử vào Ban kiểm tra và làm Trưởng ban.
Điều 18: Ban kiểm tra của Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:
Kiểm tra việc thực hiện điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị quyết ban chấp hành Hội.
Kiểm tra tài chính hội.
Kiểm tra tư cách hội viên và đề nghị Ban chấp hành xét kỷ luật cán bộ và hội viên.
Trưởng (hoặc phó) Ban kiểm tra được dự các kỳ họp của Ban chấp hành hội.
Ban Kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trước ban chấp hành kết quả về những vấn đề kiểm tra, kết luận, khi xét thấy cần thiết thì thông báo tới toàn thể hội viên.
Ban chấp hành và cơ quan Hội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban kiểm tra thi hành nhiệm vụ theo Điều lệ qui định.
Chương VII
KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 19:
Hội viên có cống hiến xứng đáng sẽ được Hội khen thưởng và đề nghị lên cấp có thẩm quyền xét khen thưởng (Liên hiệp các Hội Văn học-nghệ thuật Việt Nam,
Ủy ban Nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hay các Hội chuyên ngành Trung ương).Hội viên nào làm trái Điều lệ hội, nghị quyết của hội, vi phạm kỷ luật đoàn thể, pháp luật của Nhà nước, làm tổn thương đến danh dự Hội, tùy mức độ khuyết điểm sẽ xét và thi hành kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức, đến khai trừ ra khỏi tổ chức của Hội.
Hội viên có thể bị tuyên bố xóa tên trong danh sách Hội, nếu không hoạt động và không tham gia sinh hoạt Hội và Chi hội từ 12 tháng trở lên.
Các ủy viên Ban chấp hành Hội khi phạm sai lầm, khuyết điểm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng các hình thức nêu trên đều phải đưa ra hội nghị toàn thể ban chấp hành xem xét, quyết định và phải được trên 1/2 tổng số ủy viên ban chấp hành nhất trí thông qua. Riêng Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội khi bị thi hành kỷ luật do Ban chấp hành quyết định và phải báo cáo ủy ban Nhân dân tỉnh phê chuẩn. Nếu Chủ tịch Hội bị kỷ luật cách chức hoặc vì một lý do nào đó thôi giữ chức Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực Hội sẽ đảm nhiệm chức quyền Chủ tịch Hội đến khi ban chấp hành tổ chức hội nghị toàn thể để bầu Chủ tịch (theo điều 12 chương 5 về ban chấp hành của Hội) thời gian không quá 3 tháng.
Chương VIII
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 20: Hội có các nguồn thu sau đây:
a) Hội phí do hội viên đóng góp theo qui định.
b) Tài trợ của Nhà nước.
c) Nguồn thu của các Chi hội chuyên ngành tạo ra.
d) Tiền thu do bán tạp chí, các ấn phẩm văn nghệ: tái bản, xuất bản sách, các hoạt động văn nghệ và dịch vụ có thu của Hội được Nhà nước cho phép.
đ) Nguồn thu do quĩ "bảo trợ tác phẩm". Nguồn này do tiền hoặc hiện vật của hội viên, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và của cá nhân... (chỉ dành riêng cho việc in ấn và công bố tác phẩm). Toàn bộ việc thu dùng cho "quĩ bảo trợ tác phẩm" phải được
Ủy ban Nhân dân tỉnh cho phép.e) Mọi hoạt động thu, chi tài chính của Hội (kể cả "quĩ bảo trợ tác phẩm") đều phải đặt dưới sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính Nhà nước và phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán-thống kê của Nhà nước.
Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức của Hội giải thể hoặc bị giải tán thì toàn bộ tài sản và kinh phí của Hội được sung vào công quĩ Nhà nước.
Chương IX
SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ
Điều 21: Chỉ có đại hội toàn thể hội viên (hay đại hội đại biểu) Hội Văn nghệ tỉnh mới có quyền sửa đổi Điều lệ này.
Điều lệ này gồm có 9 chương, 21 điều, được đại hội Văn nghệ toàn tỉnh lần thứ hai góp ý, bổ sung ngày 8 tháng 9 nắm 1995. Điều lệ có hiệu lực kể từ ngày
Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi đã được chỉnh lý./.