Văn bản pháp luật: Quyết định 14/2004/QĐ-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo số 16 & 17 - 01/2004;
Quyết định 14/2004/QĐ-BTC
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
14/02/2004
16/01/2004

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt

Thứ trưởng
2.004
Bộ Tài chính

Toàn văn

QUY?T Đ?NH C?A B? TRU?NG B? TÀI CHÍNH

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bồi thường cho

người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;

Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/8/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/2003 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 76/2003/TT-BTC ngày 4/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này./.

QUY TẮC

BẢO HIỂM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BTC
ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Theo Quy tắc bảo hiểm này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động: Là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

2. Tai nạn lao động: Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

3. Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật.

4. Quá trình lao động: Là quá trình làm việc theo hợp đồng lao động, bao gồm cả lao động trong và ngoài giờ, thời gian đi công tác và quá trình đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc.

5. Tiền lương: Là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành của Chính phủ. Trường hợp thời gian làm việc không đủ để tính tiền lương theo hợp đồng bình quân của 6 tháng liền kề, thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tính bồi thường, trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

6. Sự kiện bảo hiểm: Là tai nạn lao động và/hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

7. Người được bảo hiểm: Là người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt được bảo hiểm theo các điều kiện, điều khoản của Quy tắc bảo hiểm này.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Theo Quy tắc bảo hiểm này, trong trường hợp người được bảo hiểm đã trả hoặc đồng ý trả số phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người lao động khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Điều 3. Quyền lợi bảo hiểm

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền sau đây:

1. Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên:

a) 30 tháng tiền lương nếu không do lỗi của chính người lao động đó.

b) 12 tháng tiền lương nếu do lỗi của chính người lao động đó.

2. Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn dưới 81%:

a) 30 tháng tiền lương nhân với tỷ lệ bồi thường theo Bảng bồi thường bảo hiểm quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy tắc bảo hiểm này nếu không do lỗi của chính người lao động đó.

b) 40% số tiền bồi thường tính theo điểm a, khoản 2 nêu trên nếu do lỗi của chính người lao động đó.

3. Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị (không phân biệt lỗi) được tính bằng 100% tiền lương ngày (1/30 tiền lương tháng) đối với mỗi ngày nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ điều trị cho đến khi thương tật vĩnh viễn được xác định, nhưng không vượt quá 6 tháng trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

4. Chi phí y tế thực tế (không phân biệt lỗi) bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 6 tháng tiền lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp người sử dụng lao động muốn tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn, phạm vi bảo hiểm rộng hơn quy định tại Quy tắc bảo hiểm này thì có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về mức trách nhiệm bảo hiểm và phí bảo hiểm.

Điều 4. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 5. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với:

1. Trách nhiệm mà người được bảo hiểm thỏa thuận không theo quy định của pháp luật về lao động;

2. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm;

3. Bất kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nào có thể quy cho chiến tranh, hành động xâm lược hoặc thù địch của nước ngoài, nội chiến, bạo loạn, khủng bố, đình công, bãi công;

4. Bất kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nào trực tiếp hay gián tiếp phát sinh từ:

a) Nguyên liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân;

b) Phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ hạt nhân;

5. Bất kỳ tai nạn, bệnh nghề nghiệp nào phát sinh do sử dụng và bị ảnh hưởng trực tiếp của rượu, bia, ma tuý và các chất kích thích khác, trừ trường hợp sử dụng các chất kích thích nhằm mục đích điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Riêng đối với những người nghiện ma tuý thì dù sử dụng ma tuý theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm;

6. Người lao động bị ngộ độc thức ăn, đồ uống;

7. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra do hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người lao động;

8. Tai nạn xảy ra do người lao động đánh nhau, trừ trường hợp để tự vệ, cứu người, tài sản;

9. Tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra do người được bảo hiểm hoặc người lao động vi phạm pháp luật;

10. Tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6. Điều kiện bảo hiểm

1. Người được bảo hiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong Quy tắc bảo hiểm này. Trường hợp người được bảo hiểm không tuân theo đúng quy định trong Quy tắc bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không bồi thường hoặc yêu cầu người được bảo hiểm trả lại toàn bộ số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường.

2. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

4. Trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này, người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 72 giờ kể từ khi phát hiện.

5. Người được bảo hiểm phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm tất cả các thư từ khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động và thông báo các vấn đề khác có liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

6. Người được bảo hiểm không được tự ý chấp nhận, hứa hẹn chấp nhận bồi thường hoặc chi trả bất cứ khoản tiền nào liên quan đến Quy tắc bảo hiểm này nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.

7. Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của người được bảo hiểm có những thay đổi làm tăng mức độ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người được bảo hiểm phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết và phải được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản trước khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra.

8. Doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm đều có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.

a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết trước 7 ngày. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho người được bảo hiểm số phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.

b) Trường hợp người được bảo hiểm huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo trước bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho người được bảo hiểm khoản phí bảo hiểm chênh lệch giữa số phí bảo hiểm đã đóng và phí bảo hiểm ngắn hạn cho thời gian hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực với điều kiện chưa có yêu cầu đòi bồi thường nào đã được doanh nghiệp giải quyết trong thời hạn bảo hiểm.

Phí bảo hiểm ngắn hạn được xác định theo Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy tắc bảo hiểm này.

9. Nếu có thương tật hoặc bệnh tật tồn tại trước hoặc sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm trầm trọng thêm mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về sự trầm trọng thêm đó.

10. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường hết mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm này cho bất kỳ sự kiện bảo hiểm nào thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với sự kiện bảo hiểm đó.

11. Người được bảo hiểm có trách nhiệm bảo quản mọi hồ sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan đến hợp đồng lao động và việc thực hiện hợp đồng lao động. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra những tài liệu này vào bất kỳ lúc nào trong thời hạn bảo hiểm.

12. Trong trường hợp bảo hiểm trùng, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà người được bảo hiểm đã giao kết.

Điều 7. Phí bảo hiểm và cách thức xác định phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở tổng quỹ tiền lương mà người được bảo hiểm phải trả cho người lao động trong thời hạn bảo hiểm.

Nếu tổng quỹ tiền lương mà người được bảo hiểm trả cho người lao động trong thời hạn bảo hiểm khác với tổng quỹ tiền lương tính phí bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh lại theo tổng quỹ tiền lương thực tế. Việc điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 8.

Phí bảo hiểm được xác định theo Biểu phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy tắc bảo hiểm này.

Điều 8. Thay đổi số lượng lao động và tiền lương của người lao động:

1. Người lao động do người được bảo hiểm tuyển thêm trong thời hạn bảo hiểm tự động được bảo hiểm từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực. Định kỳ 60 ngày, người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản mọi sự thay đổi về số lượng lao động cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Mọi thay đổi về tiền lương của người lao động hiện đang làm việc được tự động bảo hiểm ngay từ ngày thay đổi. Định kỳ 60 ngày, người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản mọi sự thay đổi tiền lương của người lao động cho doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Điều chỉnh phí bảo hiểm do thay đổi số lượng lao động hoặc tổng quỹ tiền lương:

a) Nếu số lượng lao động hoặc tổng quỹ tiền lương thực tế thay đổi quá 25% so với số lao động hoặc tổng quỹ tiền lương ghi trong hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh ngay tại thời điểm có sự thay đổi.

b) Nếu số lượng lao động hoặc tổng quỹ tiền lương thực tế thay đổi ít hơn 25% số lao động hoặc tổng quỹ tiền lương ghi trong hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh vào cuối thời hạn bảo hiểm.

Điều 9. Bảo đảm quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Trong trường hợp bên thứ ba có lỗi trong việc gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, người được bảo hiểm phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm sẽ được đưa ra Toà án tại Việt Nam để giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14454&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận