QUYẾT ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Về việc ban hành bản quy chế bảo vệ đập và hồ Đa Nhim
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Nghị định số24/CP ngày 02/02/1976 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp Tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
Xét yêu cầu cầnthiết của công tác bảo vệ khu vực đập hồ Đa nhim;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành kèo theo quyếtđịnh này bản quy chế bảo vệ đập hồ Đa nhim.
Điều 2 : Các Ông: Chánh Văn phòng UBNDTỉnh, Ông Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công An tỉnh LâmĐồng. Trưởng ty Lâm nghiệp, trưởng ty Nông nghiệp, trưởng ty Thủy Lợi, chủnhiệm UBND huyện Đơn Dương và Thành Phố Đà Lạt. Giám đốc Nhà máy Điện Đa nhimchiếu quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
QUY CHẾ
Bảo vệ đập và hồ Đa nhim
(Ban hành kèm theo quyết định 143/QĐ-UB ngày05/04/1982 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Phần một
Các điều khoản chung
Điều 1: Đập và hồ Đa nhim là nơi giữ nướcvà chứa nước dùng để vận hành nhà máy điện Đa nhim, là tài sản vô cùng quý giácủa toàn dân, trực tiếp phục vụ cho sản xuất, đời sống và đặc biệt là phục vụcông cuộc bảo vệ, phòng thủ đất nước..
Điều 2: Việc bảo quản an toàn tuyệt đốicho hồ và đập không những bảo vệ các công trình tại chỗ và trang thiết bị tạicông trình mà còn bảo vệ nguồn nước từ thượng lưu và bảo vệ nhân dân ở vùng hạlưu, cho nên mọi người công nhân đều có trách nhiệm và bảo vệ khu vực và bảo vệhồ đập Đa nhim một cách nghiên ngặt.
Phần hai
Việc bảo vệ bên trong hồ và đập
Điều 3: Tất cả mọi người khi vào bêntrong hồ và đập để công tác hoặc tham quan, đều phải xuất trình giấy tờ hợp lệcho đơn vị bảo vệ hồ và đập Đa nhim.
Cán bộ, công nhân viênthuộc nhà máy điện Đa nhim làm việc thường xuyên tại khu vực hồ, đập. Đội nuôiđánh cá của Tỉnh và những người do nhà máy bố trí vào làm việc trong khu vực hồvà đập phải được Công an thẩm tra và xác nhận về lý lịch và phải có giấy phépra vào khu vực do của tỉnh Lâm Đồng cấp.
Đối với các cán bộ doBộ Điện lực cử đến nghiên cứu họặc công tác trong phạm vi hồ, đập phải có giấycông tác kèm theo danh sách những người cùng đi do Bộ điện lực hoặc Công tyđiện lực miềm Nam giới thiệu và phải qua cán bộ của nhà máy thủy điện Đa nhim hướngdẫn.
Đối với khách đến thamquan thì phải có giấy phép kèm theo danh sách những người cùng đi do Công antỉnh Lâm Đồng giới thiệu.
Tất cả mọi người khivào trong khu vực hồ, đập, nếu không được phép của Công an tỉnh Lâm Đồng thìkhông được mang theo các loại vũ khí, chất nổ, máy ảnh, máy quay phim và khôngđược gây tiếng nổ, quay phim, chụp ảnh trong khu vực cấm.
Đơn vị bảo vệ có tráchnhiệm ghi sổ và theo dõi hàng ngày những người ra vào trong phạm vi hồ, đập.
Điều 4: Những người không có tráchnhiệm, tuyệt đối không được sờ mó vào các thiết bị máy móc, không được vào cácbuồng máy điều khiển trong khu vực hồ, đập.
Điều 5: Cấm thả trâu, bò, ngựa và cácloại gia súc khác vào ăn trên đập và ven chân đập, làm sụt lở hư hỏng đập.
Cấm thả trâu, bò, ngựavà các loại gia súc khác vào ăn trên đập và ven chân đập, làm sụt lở hư hỏngđập.
Điều 6: Cấm tuyệt đối việc dùng súng,chất nổ để bắt cá, đánh cá trong hồ. Chỉ có đội nuôi cá của tỉnh mới được phépdùng lưới để đánh cá trong hồ, nhưng phải đánh cách xa bờ đập 200m và các cửakhẩu 300m.
Giờ giấc đi lại củađội nuôi đánh cá do Công an bảo vệ và đội nuôi đánh cá quy định cụ thể cho phùhợp với thực tế và thời vụ.
Điều 7: Nhà máy thủy điện Đa nhim thườngxuyên tổ chức kiểm tra đập kịp thời phát hiện những chỗ rạn nứt, rò rỉ, hư hỏngđể kịp thời sửa chữa.
Điều 8: Trong mùa mưa lũ, nhất là khicó bão lụt, nhà máy điện Đa nhim phải tổ chức, phân công người trực ngày đêm(24/24), thường xuyên theo dõi mực nước để chủ động xử lý, không để mực nướcdâng lên quá cao trình cho phép, Ty thủy lợi Lâm Đồng chịu trách nhiệm hướngdẫn, giúp đỡ nhà máy điện Đa nhim phòng, chống bão lụt, hạn chế mọi thiệt hạiđối với các vùng hạ lưu.
Điều 9: Đơn vị Công an bảo vệ phải thườngxuyên tuần tra, canh gác, kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, bảo vệ an toàn hồ, đậpvà các máy móc thiết bị trong khu vực hồ và đập.
Công an tỉnh Lâm Đồngcó trách nhiệm cùng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phân công phạm vi tuần tra bảo vệcho đơn vị Công an bảo vệ khu vực hồ, đập Đa nhim, đồng thời thường xuyên đônđốc kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ để đơn vị Công an bảo vệ làm tròn tráchnhiệm.
Điều 10: Nay quy định vùng cấm nằmtrong phạm vi bảo vệ an toàn hồ và đập Đa nhim bao gồm:
Từ 10O,7đến 16O vĩ bắc.
Từ 38O,5đến 42O,5 kinh đông.
Phía hạ lưu vùng cấmkéo dài cách hệ thống giếng 200m
Phần ba
Công tác bảo vệ, phòng ngừa và ngăn chặn bên ngoài
Điều 11: Người không có nhiệm vụ bảo vệvà công tác tại khu vực hồ, đập Đa nhim, không được xâm nhập vào vùng cấm ghi ởđiều 10 trên đây.
Điều 12: Rừng thuộc hai bên lưu vựcvùng thượng nguồn và chung quanh hồ Đa nhim phải được bảo vệ triệt để. Ty Lâmnghiệp Lâm Đồng chịu trách nhiệm xây dựng quy trình khai thác, trồng khoanhnuôi và bảo vệ rừng thượng nguồn, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nghiêm ngặtcác quy tắc bảo vệ rừng vùng thượng nguồn và chung quanh hồ.
Điều 13: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Côngan tỉnh, ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương và thành phố Đà lạt cùng phối hợp chỉđạo các lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương thuờng xuyên tuần tra vàtruy quyết vòng ngoài và thuần khiết địa bàn chung quanh hồ, đập, đồng thờiphát động mạnh mẽ phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng cơ sở vững mạnhvùng này, nhằm chủ động đối phó với âm mưu và hành động phá hoại của kẻ địch,bảo vệ an toàn tuyệt đối khu vực hồ và đập Đa nhim.
Phần bốn
Chế độ thưởng phạt
Điều 14: Những tổ chức hay cá nhân cóthành tích xuất sắc trong việc bảo vệ hồ, đập Đa nhim đều được khen thưởngthích đáng. Mọi trường hợp làm trái với quy chế này gây nguy hại cho sự an toàncủa hồ và đập sẽ xử lý theo pháp luật hiện hành./.