Văn bản pháp luật: Quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ

Nguyễn Đức Kiên
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ
Quyết định
01/01/2002
26/12/2001

Tóm tắt nội dung

Ban hành quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Tổng Cục trưởng
2.001
Tổng cục Hải quan

Toàn văn

No tile

QUYẾTĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Banhành quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

 

TỔNGCỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sátquản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạmthời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/2002. Bãi bỏ các Quyết định số 258/TCHQ-GQ ngày 14/07/1994, Quyết định số383/1998/QĐ-TCHQ ngày 17/11/1998 và các văn bản ban hành trước đây quy định vềthủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 3: Các ông Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ trưởngvà thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục hảiquan tỉnh, Thành phố, các tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan cho hàng xuấtkhẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUYĐỊNH TẠM THỜI THỦ TỤC HẢI QUAN

ĐỐIVỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

(Banhành kèm theo Quết định số: 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 12 năm2001

củaTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

I. QUYĐỊNH CHUNG:

1. Để giảm bớtgiấy tờ theo yêu cầu cải cách hành chính, những vấn đề đã quy định cụ thể trongLuật Hải quan, Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủtục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan thì trong Quy định tạmthời này không nhắc lại. Khi thực hiện Quy định này phải đối chiếu với Luật Hảiquan và Nghị định nêu trên.

2. Quytrình thủ tục Hải quan quy định tại Phần III, Phần IV Quy định này là quy trìnhcơ bản áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Đối vớilô hàng xuất khẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế, hàng có thuế suất bằng 0%,hàng thuộc đối tượng miễn thuế thì được phép bỏ qua một số bước trong quytrình cơ bản này.

3. Chicục trưởng Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Quy địnhnày. Trực tiếp phụ trách quy trình thủ tục hải quan là một Lãnh đạo Chicục để quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá và giải quyết tạichỗ các vướng mắc phát sinh và các vấn đề vượt thẩm quyền của công chức hảiquan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình.

4. Đốivới một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại các bước đăng ký tờ khai, kiểm tratính thuế mỗi bước được giao cho một công chức hải quan thực hiện và chịutrách nhiệm, không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thựchiện nhằm hạn chế tối đa hồ sơ hải quan phải luân chuyển qua nhều công chức hảiquan. Đội trưởng Đội thủ tục trực tiếp điều hành các bước trong quy trình. Cácbước kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế do một Lãnh đạo Đội trực tiếpđiều hành công việc và thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Điểm 6 dưới đây.Lãnh đạo Đội không làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp đãthực hiện. Trong quá trình điều hành công việc, nếu phát hiện công chức hảiquan làm trực tiếp thì tại các khâu nghiệp vụ có sai sót, sai phạm thì lãnh đạoĐội phải kịp thời ngăn chặn và báo ngay lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ tráchquy trình giải quyết. Đối với Chi cục Hải quan không có cấp Đội thì.

5. Công chứchải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tếhàng hoá, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu trách nhiệm về việc làm củamình đối với lô hàng đó, trường hợp nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền phảibáo cáo Lãnh đạo trực tiếp giải quyết.

6. Lô hàngxuất khẩu, nhập khẩu được thông quan là lô hàng đã được Lãnh đạo Chi cục hoặcLãnh đạo Đội xác nhận và đóng dấu nghiệp vụ "ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN" vào ô số 38 tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, ô số 26 tờ khaihàng hoá xuất khẩu.

Việc xácnhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá được quy định như sau:

a) Đối vớilô hàng phải kiểm tra thực tế nhưng có thuế suất bằng 0%, hoặc thuộc đối tượngmiễn thuế thì sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá, Lãnh đạo Đội trựctiếp điều hành tại khâu kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện;

b) Đối vớilô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm trathực tế thì do Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thực hiện ngay sau khiquyết định miễn kiểm tra;

c) Đối vớilô hàng có thuế thì do Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra tínhthuế thực hiện.

7. Hànghoá nhập khẩu phải lấy mẫu, lưu mẫu trong các trường hợp sau:

a) Khi ngườikhai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai báo hải quan;

b) Hàng giacông, hàng thuộc diện bắt buộc phải lấy mẫu theo quy định;

c) Khi hànghoá nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, nhưng công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểmtra thực tế hàng hoá không xác định được chất lượng và mã số hàng hoá phải lấymẫu để phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định;

d) Khi ngườikhai hải quan không đồng ý với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá thì ngườikhai hải quan được phép lấy mẫu hàng hóa để giám định.

Việc lấymẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.

8. Công chứchải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan làm thủ tục hải quan vàcác nội dung có liên quan theo đúng quy định.

9. Việc thựchiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Quy định nàyphải gắn liền với nghiệp vụ kiểm sát, giám sát hải quan và kiểm tra sau thôngquan. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai các biệnpháp kiểm tra sau thông quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đượcmiễn kiểm tra thực tế, kiểm tra xác suất ngay sau khi các lô hàng này đượcthông quan.

10. Quytrình này phải gắn với việc áp dụng công nghệ thông tin. Các Chi cục Hải quanáp dụng tin học trong làm thủ tục Hải quan phải sử dụng hệ thống công nghệthông tin đa chức năng của Tổng cục Hải quan.

II. QUYĐỊNH VỀ HỒ SƠ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Khi làm thủlục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phảinộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan và phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính hợp pháp còn hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nộidung kê khai trong tờ khai hải quan.

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóaxuất khẩu:

a) Chứng từ phải nộp:

Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 02bản chính;

Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờcó giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao;

Hoá đơn thương mại (nếu hàng thuộc đốitượng chịu thuế): 01 bản chính.

b) Chứng từ phải nộp thêm đối với cáctrường hợp sau đây:

Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hànghóa đóng gói không đồng nhất): 02 bản chính;

Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quannhà nước có thẩm quyền (đối với mặt hàng thuộc danh mục: hàng cấm xuất khẩuhoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu một lần);

Trường hợp văn bản này được sử dụngxuất khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hảiquan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi đóng dấu nghiệp vụ số 02vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày,tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.

Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷthác xuất khẩu): 01 bản sao.

c) Chứng từ phải xuất trình:

Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinhdoanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).

2. Hồ sơ hải quan đối với hànghóa nhập khẩu:

a) Chứng từ phải nộp:

Tờ khai hảiquan hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính;

Hợp đồng muabán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao;

Hoá đơn thươngmại: 01 bản chính;

Vận tải đơn:01 bản loại copy.

b) Chứng từphải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:

Bản kê chitiết hàng hoá (đối với hàng hóa đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 1bản sao;

Tờ khai trịgiá hàng nhập khẩu (đối với trường hợp quy định hàng thuộc diện phải khai tờkhai trị giá): 2 bản chính;

Văn bản cho phépnhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá thuộc danh mụchàng hoá cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu nhậpkhẩu 1 lần);

Trường hợpvăn bản này được sử dụng nhập khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bảnchính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi đóngdấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theodõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)hoặc chứng từ tương đương (đối với trường hợp quy định phải nộp): 01 bảnchính;

Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhận uỷthác nhập khẩu): 01 bản sao;

Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hànghóa hoặc Thông báo miền kiểm tra do cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượngcấp (đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng):01 bản chính:

Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấyđăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền cấp (đối với hàng hoá nhậpkhẩu thuộc diện phải kiểm dịch): 01 bản chính.

c) Chứng từ phải xuất trình:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01bản (bản sao hoặc bản chính);

Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinhdoanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).

3. Quy định khác về các chứng từtrong hồ sơ hải quan:

a) Quy định về chứng từ được nộp chậm,bổ sung, thay thế, sửa chữa chứng từ, hồ sơ chờ kết quả giám định thực hiệntheo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốĐiều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, các chế độ kiểm tra, giám sát hảiquan;

b) Các chứng từ trong hồ sơ hải quannếu quy định là bản sao thì Giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp hoặc ngườiđược uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóngdấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp củacác chứng từ đó.

III. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐIVỚI HÀNG XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:

Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khaihải qnan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa.

1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếpnhận, đăng ký tờ khai hải quan:

Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hảiquan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu tráchnhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:

a) Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồsơ hải quan theo qui định. Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hảiquan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết;

b) Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan,chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứngtừ thuộc hồ sơ hải quan;

c) Đối chiếu với chính sách quản lý xuấtkhẩu, chính sách về thuế, giá đối với lô hàng xuất khẩu;

d) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quanvào máy vi tính và đăng ký tờ khai hải quan;

e) Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạoChi cục.

f) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:

Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạmthuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:

Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cụcbáo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.

2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụtrách quy trình thủ tục hàng xuất khẩu:

a) Quyết định hình thức tỷ lệ kiểm tra,thực tế hàng hóa;

b) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quanvà thông quan đối với trường hợp qui định tại Điểm 6.(b) phần 1; hoặc:

Chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụkiểm tra thực tế hàng hóa, tính thuế (đối với trường hợp hàng xuất khẩu thuộcdo tượng chịu thuế và phải kiểm tra thực tế);

c) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩmquyền của công chức hải quan cấp dưới.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa,kiểm tra tính thuế:

Bước này do mồi Lãnh dạo Đội phụ trách.Việc kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra tính thuế do 02 công chức hải quancùng thực hiện (không phân biệt mỗi người một việc). Các công chức thực hiệnnhiệm vụ ở Bước 2 này phải làm đầy đủ và chịu trách nhiệmvề các công việc sau đây:

a) Đối với lô hàng phải kiểm tra: Kiểmtra thực tế hàng hóa theo quy định hiện hành và quyết định của lãnh đạo Chicục; xác nhận kết quả kiểm tra thực tế háng hoá vào tờ khai hải quan;

b) Đối với hàng thuộc đối tượng chịuthuế: Kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan, đối chiếu nội dung tựkê khai, tự tính thuế của người khai hải quan với kết quả kiểm tra thực tế hànghoá (nếu có), ra thông báo thuế;

c) Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạoĐội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế đểký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan;

d) Đối với lô hàng phải lập biên bản viphạm thì:

Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạmthuộc thẩm quyền xử lý của Chí cục trưởng; hoặc:

Hoàn chỉnh hồ sơ đồ Lãnh dạo Chi cụcbáo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.

e) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm trathực tế hàng hoá và tính thuế vào máy vi tính;

f) Đóng dấu nghiệp vụ "ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN" vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu và trả chochủ hàng;

g) Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế vàphúc tập hồ sơ hải quan.

(Xem sơ đồ I quytrình thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng kèm theo).

IV. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐIVỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:

Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khaihải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa.

1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếpnhận, đăng ký tờ khai hải quan:

Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hảiquan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm làmđầy đủ các công việc sau đây:

a) Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phảicưỡng chế làm thủ tục hải quan;

b) Các công việc được quy định tại điểm1 Bưứơc 1 Phần III.

2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụtrách quy trình thủ tục nhập khẩu.

a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm trathực tế hàng hóa;

b) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩmquyền của công chức hải quan cấp dưới;

c) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quanvà thông quan đối với trường hợp quy định tại Điểm 6.(b) phần I; hoặc chuyển hồsơ hải quan cho Bưứơc 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển hồsơ hải quan cho Bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.

Bước này do một Lãnh đạo Đội phụtrách. Việc kiểm tra hàng hoá phải do ít nhất hai công chức hải quan thực hiệnchịu trách nhiệm về các công việc sau đây:

a) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quyđịnh và quyết định của Lãnh đạo Chi cục;

b) Xác nhận kết quả kiểm tra thực tếhàng hoá vào tờ khai hải quan;

c) Đối với lô hàng phải lập biên bản viphạm thì:

Đề xuất xử lý đối với hành vi viphạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:

Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báocáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.

d) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm trathực tế hàng hoá vào máy vi tính;

e) Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếptheo như sau:

Chuyển cho Bước 3 đối với lô hàng cóthuế, có lệ phí hải quan để công chức hải quan kiểm tra việc tính thuế của chủhàng;

Chuyển cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điềuhành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với lô hàng không thuế đề xác nhận đãlàm thủ tục hải quan và thông quan theo quy định tại Điểm 6(a) phần I và trả tờkhai hải quan cho chủ hàng;

Chuyển cho lãnh đạo Chi cục phụ tráchquy trình giải quyết các trường hợp nêu tại điềm 2.(b),(c) Bước 1 Phần IV.

Bước 3: Kiểm tra tính thuế.

Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ tráchViệc kiểm tra tính thuế cho một lô hàng cho một công chức thực hiện (trừ việcthu tiền do thủ qũy thực hiện). Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra tínhthuế phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau đây:

a) Căn cứ vào các quy định pháp luậthiện hành, kết quả tự tính thuế của người khai hải quan và kết quả kiểm trathực tế hàng hóa (nếu có) để kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng;

b) Ra thông báo thuế hoặc viết biên laithu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí hải quan;

c) Chuyển biên lai thu thuế và biên lailệ phí cho thủ quỹ;

d) Nhập dữ liệu vào máy vi tính;

e) Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Đội trựctiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan vàthông quan theo quy định tại điểm 6.(c) Phần I và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;

f) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kếtoán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21764&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận