Văn bản pháp luật: Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN

Nguyễn Thị Kim Phụng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN
Quyết định
01/01/2002
14/12/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng

Phó Thống đốc
2.001
Ngân hàng Nhà nước

Toàn văn

ngân hàng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liênNgân hàng

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tíndụng số 01/1997/QH10 ngày 12 /12/1997;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ vềhoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Căn cứ Quyết định số 196/TTg ngày 01/4/1997 của Thủ tướng Chính phủvề việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toánvà thanh toán của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành theo Quyết định này "Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngânhàng".

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2002.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ Tinhọc ngân hàng; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giámđốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố; Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng, tổ chức khác đượclàm dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                     

Quy chế

Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định

 số1557/2001/QĐ- NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

Chương I

Các Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1-Quy chế này điều chỉnh hoạt động thanh toán bù trừ qua mạng máy tính các khoảnthanh toán có giá trị dưới 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) giữa các ngânhàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt namcó mở tài khoản tiền gửi tại một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, do đơn vị đó tổchức và chủ trì thanh toán bù trừ điện tử.

Tấtcả các khoản chuyển tiền Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng đềuphải có uỷ quyền trước: Các Ngân hàng thành viên phải ký hợp đồng chuyển nợ vớinhau và phải có thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng chủ trì trước khi thựchiện.

2-Chuyển tiền điện tử; các khoản thanh toán giữa Việt nam với nước ngoài và cáchình thức thanh toán quốc tế khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chếnày.

Điều 2. Đối tượng được phép tham gia thanh toán bù trừ điện tử

1-Các Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổViệt nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) có đủ các điều kiện tiêu chuẩncủa ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quyđịnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có đơn xin tham gia thanh toán bù trừđiện tử và được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản.

2-Các Ngân hàng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều này nếu muốn thamgia thanh toán bù trừ điện tử thì phải chọn một ngân hàng thành viên trực tiếplàm đại diện (Ngân hàng thành viên được uỷ quyền) để mở tài khoản tiền gửithanh toán và thông qua ngân hàng này thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừđiện tử liên ngân hàng.

Ngânhàng thành viên được uỷ quyền phải có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng chủtrì và các ngân hàng thành viên trực tiếp khác về việc tiếp nhận các chứng từthanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên gián tiếp do mình làm đại diện và cótrách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản thanh toán này. Ngânhàng thành viên được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất nếuviệc uỷ quyền vì bất cứ lý do gì gây thiệt hại đối với các bên liên quan. Quanhệ thanh toán giữa ngân hàng thành viên được uỷ quyền và ngân hàng uỷ quyền dohai ngân hàng này xác định với nhau theo quy định hiện hành về thanh toán giữacác ngân hàng.

Điều 3. Giải thích các thuật ngữ sử dụng trong Quy chế này

-Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (sau đây gọi tắt làthanh toán bù trừ điện tử) là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán quamạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ởcác chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằngkỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các Ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tínhcác chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau sốchênh lệch.

- Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngânhàng chủ trì): là đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thanhtoán bù trừ điện tử và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử; ngân hàng chủtrì có thể tham gia thanh toán bù trừ điện tử như một ngân hàng thành viên .

-Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử: là bộ phận cónhiệm vụ xử lý tự động các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngânhàng thành viên và xác định kết quả thanh toán bù trừ điện tử cho các ngân hàngthành viên. Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vịthuộc tổ chức hay một bộ phận cấu thành của ngân hàng chủ trì hoặc là một đơnvị (công ty) độc lập thực hiện thu nhận, xử lý số liệu thanh toán và thông báokết quả thanh toán bù trừ cho ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viênliên quan.

- Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngânhàng thành viên trực tiếp): là ngân hàng được nối mạng trực tiếp với hệthống máy tính của Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bùtrừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là đơnvị độc lập) để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử. Trong thanhtoán bù trừ điện tử, ngân hàng thành viên trực tiếp vừa là ngân hàng gửi lệnhthanh toán (gọi tắt là Ngân hàng gửi) vừa là ngân hàng nhận lệnh thanh toán(gọi tắt là Ngân hàng nhận).

- Ngân hàng thành viên được uỷ quyền: là ngân hàng thành viên trựctiếp được đại diện cho một hoặc một số ngân hàng thành viên gián tiếp để thựchiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.

- Ngân hàng thành viên gián tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là ngânhàng thành viên gián tiếp): Là ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toánbù trừ điện tử nối mạng thông qua một ngân hàng thành viên được uỷ quyền. Ngânhàng thành viên gián tiếp có thể là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng thànhviên được uỷ quyền hoặc là ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiềngửi thanh toán tại ngân hàng thành viên được uỷ quyền.

-Lệnh thanh toán: là một chỉ định dưới dạng các yếu tố của chứngtừ kế toán được mã hoá của ngân hàng gửi đối với Ngân hàng chủ trì, Trung tâmxử lý thanh toán bù trừ điện tử và ngân hàng nhận nhằm thực hiện thanh toán bùtrừ điện tử.

- Lệnh chuyển Có là lệnh thanh toán, được xem như như một khoản phảitrả của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.

- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền là Lệnh thanh toán, được xem như một khoản phảithu của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.

-Lệnh Huỷ lệnh chuyển Nợ: là một tin điện có giá trị như một Lệnhchuyển có, do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận để huỷ Lệnh chuyểnNợ đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền).

- Yêu cầu Huỷ lệnh chuyển có: là một tin điện do ngân hàng gửi lập và chuyểncho ngân hàng nhận đề nghị huỷ Lệnh chuyển có đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộsố tiền tuỳ theo từng trường hợp sai sót cụ thể); Là căn cứ để ngân hàng nhậnlập Lệnh chuyển có đi, trả lại cho ngân hàng gửi trên cơ sở đã thu hồi lại đượctiền đã trả.

- Ngày giao dịch thanh toán bù trừ điện tử (gọi tắt là Ngày giao dịch):là khoảng thời gian trong ngày làm việc, được xác định kể từ thời điểm bắt đầungày làm việc cho đến thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngân hàngthành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Phiên thanh toán bù trừ điện tử: Là khoảng thời gian được xácđịnh trong ngày giao dịch, trong khoảng thời gian này lệnh thanh toán của cácNgân hàng thành viên gửi tới Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanhtoán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừđiện tử là một đơn vị độc lập) sẽ được xử lý bù trừ vào một thời điểm quyđịnh. Trong Ngày giao dịch có thể có một hoặc một số phiên thanh toán bùtrừ điện tử.

- Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử: là bảngsố liệu do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử (trườnghợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập)lập cho từng ngân hàng thành viên trực tiếp sau khi kết thúc phiên giao dịchthanh toán bù trừ và tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợpsố phải thu, phải trả theo các Lệnh thanh toán mà ngân hàng thành viên đã gửiđi, nhận về và thể hiện số thực phải trả hoặc được hưởng của từng ngân hàngthành viên. Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử được coi là một loại chứngtừ kế toán.

- Khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên: là số dư trên tài khoản tiềngửi của ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.

 

Chương II

Các quy định cụ thể

Điều 4.Thủ tục xin tham gia và xét duyệt ngân hàng thành viên tham gia thanh toánbù trừ điện tử

1- Cácngân hàng khi đã có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thamgia thanh toán điện tử liên ngân hàng, nếu muốn tham gia thanh toán bù trừ điệntử liên ngân hàng thì phải lập và nộp các hồ sơ sau đây cho Ngân hàng Nhà nước,nơi mình mở tài khoản:

-Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

-Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thànhviên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

2-Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điệntử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàngthành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin thamgia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng chủ trì chấp nhận,kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàngvà thông báo bằng văn bản cho tất cả các ngân hàng thành viên biết để giao dịchthanh toán.

Trườnghợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn đểkết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàngthì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

Điều 5. Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử

1-Chứng từ ghi sổ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng là các Lệnhthanh toán và các Bảng kê thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng Nhà nước quyđịnh. Chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ thanhtoán sử dụng để chuyển tiền theo quy định hiện hành. Việc lập, kiểm soát, luânchuyển, xử lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ trong thanh toán bù trừ điệntử phải tuân thủ theo đúng quy định của chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổchức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2-Các Ngân hàng thành viên phải thực hiện việc chuyển hoá chứng từ bằng giấy sangchứng từ điện tử hoặc ngược lại khi cần thiết phù hợp với quy trình kỹ thuậtnghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử. Việc chuyển hoá chứng từ phải đảm bảo sựkhớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ chuyển hoá và chứng từ được chuyển hoá,đúng mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý của chứng từ.

3-Ngân hàng gửi (bao gồm cả ngân hàng thành viên trực tiếp và ngân hàng thànhviên gián tiếp) có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ chứng từ thanh toán hợplệ được sử dụng làm căn cứ lập Lệnh thanh toán theo đúng quy định hiện hành.

Điều 6. Thời gian giao dịch trong thanh toán bù trừ điện tử

1- Thờiđiểm bắt đầu giao dịch, thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngânhàng thành viên, thời điểm xử lý của phiên thanh toán bù trừ điện tử và thờiđiểm quyết toán thanh toán bù trừ điện tử của ngày giao dịch do Ngân hàng chủtrì quy định dựa trên các căn cứ sau đây:

-Khả năng xử lý của Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và yêucầu của các ngân hàng thành viên trực tiếp;

-Sự kết nối mạng máy tính của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử với các hoạtđộng nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan của các ngân hàng thành viên trựctiếp.

2-Khi có sự thay đổi về thời gian giao dịch thanh toán bù trừ điện tử thì Ngânhàng chủ trì phải thông báo kịp thời cho các ngân hàng thành viên trực tiếp.

Điều 7. Truyền, nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điệntử

1-Khi truyền qua mạng máy tính, dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử phải được mãhoá và áp dụng các biện pháp bảo mật theo quy định hiện hành đối với chứng từđiện tử và các quy định có liên quan khác về truyền tin và xử lý dữ liệu quamạng máy tính trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2-Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trườnghợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập)và các Ngân hàng thành viên phải tuân thủ quy định về phương thức truyền, nhậnvà xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử. Phương thức truyền, nhận vàxử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử do Ngân hàng chủ trì hoặcTrungtâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử quy định sau khi đã thống nhất vớicác Ngân hàng thành viên và phải phù hợp với các quy định về truyền, nhận và xửlý dữ liệu thanh toán chuyển tiền do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận.

3-Trong trường hợp bị sự cố kỹ thuật, truyền tin và các nguyên nhân bất khả khángkhác dẫn đến không thể truyền, nhận dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử qua mạngmáy tính thì Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừđiện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là mộtđơn vị độc lập) và các Ngân hàng thành viên phải có giải pháp xử lý thích hợp;nếu có điều kiện thì có thể áp dụng biện pháp giao, nhận trực tiếp dữ liệu trêncác vật mang tin (băng, đĩa từ v.v...) theo quy định hiện hành của Ngân hàngNhà nước đồng thời phải tìm mọi biện pháp để khắc phục sự cố nhanh nhất.

Điều 8. Đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bịvà cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử

1-Ngân hàng chủ trì, các Ngân hàng thành viên phải có quy định chặt chẽ về càiđặt, sử dụng, bảo quản và bảo trì các trang thiết bị và chương trình máy tínhphục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi mình quản lý.

2-Ngân hàng chủ trì, Ngân hàng thành viên phải có hệ thống máy tính, trang thiếtbị và cơ sở dữ liệu dự phòng cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và phải tổchức lưu trữ dữ liệu dự phòng đồng thời dữ liệu đang hoạt động. Hệ thống máytính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu dự phòng phải đặt tại địa điểm an toàn,tách rời với hệ thống đang hoạt động chính thức và phải có phương án sử dụng cụthể để đảm bảo cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử được tiến hành an toànvà liên tục.

Điều 9.Bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử

1-Ngân hàng chủ trì và từng Ngân hàng thành viên chịu trách nhiệm quy định cácbiện pháp bảo mật thích hợp áp dụng trong nội bộ đơn vị mình.

2-Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm quy định về chữ ký điện tử được sử dụng đểbảo vệ và kiểm soát dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử khi thực hiện truyền,nhận qua mạng máy tính giữa Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trựctiếp. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng chủ trì có thể quy định thêm cácbiện pháp bảo mật khác để đảm bảo sự an toàn của yếu tố chứng từ đã được mãhoá.

3-Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử chịu trách nhiệm quy định vềmã khoá bảo mật được sử dụng để truy cập vào hệ thống máy tính của Trung tâm xửlý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (gọi tắt là mã khoá bảo mật máy tính).

4-Các quy định về chữ ký điện tử và mã khoá bảo mật máy tính trong thanh toán bùtrừ điện tử nêu tại khoản 2 và 3 điều này, phải tuân thủ quy định hiện hành củaNgân hàng Nhà nước về việc xây dựng, cấp phát, sử dụng, bảo quản và quản lý chữký điện tử, mã khoá bảo mật máy tính trong thanh toán chuyển tiền điện tử.

Điều 10. Xử lý tại phiên thanh toán bù trừ điện tử

1-Tại thời điểm xử lý bù trừ được quy định cho từng phiên thanh toán bù trừ điệntử, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (nếu Trung tâm xử lý bùtrừ là đơn vị độc lập) hoặc Ngân hàng chủ trì thực hiện:

-Xử lý bù trừ đối với các lệnh thanh toán hợp lệ đã nhận được từ các ngân hàngthành viên.

-Lập và gửi Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để phục vụ cho việc kiểm soátđối chiếu và hạch toán tại Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trựctiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2-Ngân hàng chủ trì căn cứ Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để thanh toánvà hạch toán theo số chệnh lệch phải trả hoặc được hưởng của mỗi ngân hàngthành viên trực tiếp.

3-Khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xửlý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử chuyển tới Ngân hàng thành viên trực tiếpphải kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ theo quy định đối với các Lệnh thanh toán,Kết quả thanh toán bù trừ điện tử trước khi xử lý, hạch toán.

Điều 11. Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử

1-Quyết toán thanh toán bù trừ điện tử là việc xử lý thanh toán bù trừ điện tửlần cuối cùng trong ngày giao dịch và vào một thời điểm quy định sau khi Ngânhàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên đã đối chiếu xong, chính xác cho toànbộ các khoản phải thu, phải trả và số thực phải trả hoặc được hưởng của từngNgân hàng thành viên trong ngày giao dịch; Trường hợp Ngân hàng chủ trì và cácNgân hàng thành viên còn chưa xử lý xong sai sót, chênh lệch số liệu trước thờiđiểm quyết toán quy định thì Ngân hàng chủ trì có thể lùi lại thời điểm quyếttoán của ngày giao dịch và phải thông báo cho tất cả các Ngân hàng thành viênđể có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định.

2-Tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, Ngân hàng chủ trì xử lý:

-Xử lý bù trừ điều chỉnh đối với những Lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viêntrực tiếp đã bổ sung đủ nguồn vốn để bù đắp khoản thiếu hụt trong thanh toán bùtrừ điện tử.

-Trả lại hoặc Huỷ bỏ những Lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của Ngânhàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.

-Gửi kết quả quyết toán bù trừ cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp.

- Căncứ kết quả quyết toán bù trừ đã được điều chỉnh, Ngân hàng Chủ trì thực hiệnviệc hạch toán ghi Nợ , ghi Có cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo sốthực phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong Ngày giao dịch. Sau khi quyếttoán xong, tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì phải hết số dư.

3- Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thực hiện:

-Kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ theo quy định đối với các Lệnh thanh toán, số phảithu, phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch của ngân hàng mìnhvới Kết quả quyết toán bù trừ điện tử nhận được trước khi xử lý, hạch toán.

-Nếu khớp đúng thì phải gửi điện xác nhận ngay cho Ngân hàng chủ trì hoặc Trungtâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (nếu Trung tâm xử lý kỹ thuậtthanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập); Trường hợp phát hiện có saisót, nhầm lẫn thì phải tra soát ngay và có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàngchủ trì, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàngthành viên có liên quan để điều chỉnh theo đúng quy định.

-Tại các Ngân hàng thành viên trực tiếp, sau khi hạch toán xong số thực phải trảhoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch theo kết quả quyết toán bù trừ,tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên trực tiếp phải hết số dư.

Điều 12. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý trường hợp thiếu khảnăng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp trong thanh toán bù trừ điện tử

1-Ngân hàng thành viên trực tiếp phải cam kết và có biện pháp duy trì đủ khả năngchi trả của mình để đảm bảo thanh toán kịp thời và đầy đủ số tiền phải trảtrong thanh toán bù trừ điện tử, bao gồm số tiền phải trả cho khách hàng và chocác Ngân hàng thành viên liên quan khác.

2-Kể từ thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán cho đến thời điểm quyết toán thanhtoán bù trừ điện tử , (các) ngân hàng thành viên trực tiếp bị thiếu khả năngchi trả phải áp dụng các biện pháp tìm kiếm nguồn để bù đắp số thiếu hụt củangân hàng mình.

3- Trườnghợp khi tiến hành quyết toán thanh toán bù trừ điện tử hoặc sau một thời giantheo quy định đã được thông báo mà Ngân hàng thành viên trực tiếp bị thiếu khảnăng chi trả vẫn chưa tạo đủ nguồn để bù đắp số bị thiếu hụt trong thanh toánbù trừ thì Ngân hàng chủ trì có quyền trả lại hoặc huỷ bỏ (theo quy định tạiQuy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)những lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của ngân hàng này và sẽ đìnhchỉ tham gia thanh toán bù trừ nếu việc này xảy ra 3 lần liên tiếp , đồng thờithông báo cho các ngân hàng thanh viên liên quan biết.

Điều 13.Kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử

1-Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trườnghợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập),các Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thực hiện đúng các quy định về kiểmsoát và đối chiếu nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử nhằm đảm bảo số liệuchính xác và thống nhất; phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót.

2-Các Ngân hàng thành viên trực tiếp, Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹthuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanhtoán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) phải kiểm tra chặt chẽ theo quyđịnh đối với chữ ký điện tử, các mã khoá bảo mật và ký hiệu mật khác (nếu có),các Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử và các chứng từ cóliên quan khác được sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử.

3-Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trực tiếp phải thường xuyên kiểmtra, đối chiếu số liệu tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên tại ngânhàng chủ trì.

4-Ngân hàng chủ trì phải tính toán, kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ theo đúng quyđịnh về kết quả xử lý bù trừ của từng lần xử lý kết quả thanh toán bù trừ điệntử trong ngày giao dịch bảo đảm số liệu chính xác và thống nhất.

Điều 14. Tổ chức hạch toán và xử lý sai sót, điều chỉnh sai sóttrong thanh toán bù trừ điện tử

1- Tổ chức hạch toán: Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên phảituân thủ đúng chế độ về hạch toán kế toán trong thanh toán bù trừ điện tử doNgân hàng Nhà nước quy định.

Ngânhàng thành viên trực tiếp phải tổ chức hạch toán trên máy vi tính để đảm phùhợp và đồng bộ với hệ thống thanh toán bù trừ điện tử; thực hiện thanh toánchính xác, kịp thời, đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán và phải chịu trách nhiệm vềnhững chậm trễ, sai sót khi mình gây ra thiệt hại cho các bên liên quan.

2- Sai sót và điều chỉnh sai sót: Khi phát hiện các sai sót hoặc chênh lệch sốliệu trong thanh toán bù trừ điện tử (gọi chung là sai sót), Ngân hàngchủ trì, hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợpTrung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) vàcác Ngân hàng thành viên liên quan phải có biện pháp xử lý, điều chỉnh theođúng quy định nhằm đảm bảo số liệu chính xác, thống nhất, an toàn tài sản,không để ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và gây thiệt hại chokhách hàng. Việc điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử phải đảmbảo các nguyên tắc sau:

a-Tuân thủ chặt chẽ các quy định và phương pháp điều chỉnh sai sót trong kế toánvà trong thanh toán bù trừ điện tử; Sai sót phát sinh ở khâu nào thì phải đượcsửa chữa, điều chỉnh ở khâu đó. Nghiêm cấm việc tự ý sửa chữa số liệu, điềuchỉnh sai sót.

b-Cá nhân, đơn vị gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, quy định điều chỉnhsai sót, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hànhchính và phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất về những thiệt hại do mìnhgây ra cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Huỷ Lệnh thanh toán

1-Tại thời điểm quyết toán, Ngân hàng chủ trì có quyền trả lại hoặc huỷ bỏ đốivới những Lệnh thanh toán không đủ điều kiện thanh toán của Ngân hàng thànhviên trực tiếp. Trong trường hợp này, Ngân hàng thành viên trực tiếp phải chấpnhận vô điều kiện về những lệnh thanh toán bị trả lại hoặc huỷ bỏ.

2-Trước thời điểm quyết toán, một Lệnh thanh toán có thể được ngừng thanh toánbởi một Lệnh huỷ (đối với huỷ Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền) hoặc Yêu cầuhuỷ (đối với huỷ Lệnh chuyển Có) của Ngân hàng gửi. Lệnh huỷ hoặc Yêucầu huỷ của Ngân hàng gửi chỉ có hiệu lực trong trường hợp cụ thể sau:

- Lệnhchuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi Ngân hàng gửi chưa trả tiền cho kháchhàng theo lệnh sai hoặc trả rồi nhưng thu hồi lại được.

- Lệnhchuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng nhận chưa ghi Có vào tài khoản của kháchhàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại .

Điều 16.Các quy định về phí trong thanh toán bù trừ điện tử

1- CácNgân hàng thành viên trực tiếp phải nộp đầy đủ và kịp thời cho Ngân hàng chủtrì (các) khoản phí cố định sau đây:

a-Phí tham gia thanh toán bù trừ điện tử là khoản tiền chỉ nộp một lần của cácNgân hàng trước khi được kết nạp thành Ngân hàng thành viên trực tiếp. Khoảnphí này do Ngân hàng Nhà nước Trung ương quy định hoặc chấp thuận theo đề nghịcủa Ngân hàng chủ trì.

b-Phí thường niên là khoản tiền nộp mỗi năm một lần của các Ngân hàng thành viêntrực tiếp để duy trì hoạt động của hệ thống. Việc áp dụng phí thường niên doNgân hàng chủ trì quyết định sau khi đã thống nhất với các Ngân hàng thành viêntrực tiếp.

2-Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trườnghợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) đượcthu phí dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử đối với các Ngân hàng thành viên trựctiếp theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanhtoán qua Ngân hàng.

3- Ngânhàng thành viên trực tiếp được thu phí dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử đốivới khách hàng, Ngân hàng thành viên gián tiếp, ngân hàng có liên quan theo quyđịnh hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngânhàng.

Chương III

Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thanhtoán bù trừ điện tử

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng thành viên trực tiếp

1- Ngân hàng thành viên trực tiếp có quyền:

-Sử dụng dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử và các dịch vụ có liên quan do Ngânhàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử quy địnhvà cung cấp.

-Được nhận làm đại diện (uỷ quyền) thanh toán bù trừ điện tử cho Ngân hàng thànhviên gián tiếp và thu phí theo quy định hiện hành.

-Từ chối thực hiện đối với các trường hợp: Lệnh thanh toán không hợp lệ, sai địachỉ; Lệnh chuyển Nợ không có uỷ quyền hoặc quá mức được uỷ quyền; Yêu cầu huỷLệnh chuyển Có do tài khoản của người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán không cóđủ tiền hoặc không thu hồi lại được.

-Đề nghị Ngân hàng chủ trì thông báo số dư và tình hình hoạt động của tài khoảntiền gửi của ngân hàng mình tại Ngân hàng chủ trì.

-Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thànhviên khác gây ra cho mình. Mức bồi thường giới hạn trong phạm vi số tiền phảithanh toán cộng với tiền phạt chậm trả tính trên số tiền phải thanh toán nhânvới lãi suất phạt chậm trả được áp dụng theo quy định hiện hành.

2- Ngân hàng thành viên trực tiếp có trách nhiệm:

-Đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các khoản phải trảtrong thanh toán bù trừ điện tử của ngân hàng mình (cũng như đối với các ngânhàng thành viên gián tiếp trong trường hợp mình đại diện) .

-Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quyđịnh.

-Đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phụcvụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi ngân hàng mình quảnlý; Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về truyền, nhận, xử lý dữ liệu và bảomật trong thanh toán bù trừ điện tử.

-Chịu sự kiểm tra do Ngân hàng chủ trì , Trung tâm xử lý ký thuật thanh toán bùtrừ điện tử tiến hành về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệthống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanhtoán bù trừ điện tử và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

-Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác và đầy đủ của các Lệnh thanhtoán, các bảng kê và chứng từ có liên quan do ngân hàng mình lập.

-Kiểm soát chặt chẽ Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử vàcác chứng từ có liên quan khác nhận được từ Ngân hàng chủ trì (hoặc Trung tâmxử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử) và phải xác nhận lại theo đúng quyđịnh; Trả lại ngay Lệnh thanh toán bị từ chối và nếu có vướng mắc phải đưa ralý do chính đáng.

-Tra soát Ngân hàng gửi, Ngân hàng chủ trì và Trung tâm xử lý kỹ thuật thanhtoán bù trừ điện tử khi thấy có sai lầm, nghi ngờ hoặc không rõ ràng trên cácLệnh thanh toán nhận được.

-Xác nhận và trả lời tra soát về Lệnh thanh toán theo yêu cầu của các bên liênquan.

-Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ các Lệnh thanh toán hợp lệ nhận được .

-Thông báo ngay cho người hoặc đơn vị được thụ hưởng, đơn vị có nghĩa vụ thanhtoán biết về Lệnh thanh toán chuyển đến và kết quả xử lý. Chịu trách nhiệmthanh toán với người hoặc đơn vị nhận kể từ khi chấp nhận Lệnh thanh toán.

-Trong trường hợp đã thanh toán sai hoặc thừa cho người hoặc đơn vị nhận Lệnhthanh toán, khi phát hiện phải thông báo cho người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanhtoán biết và áp dụng ngay các biện pháp theo quy định để thu hồi lại số tiền đãtrả sai hoặc trả thừa.

-Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gâyra. Mức bồi thường đối với khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phảitrả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.

-Khi không tham gia thanh toán bù trừ điện tử nữa, Ngân hàng thành viên trựctiếp vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các giao dịch thanh toán bù trừ điệntử do ngân hàng mình đã thực hiện (bao gồm các khoản thanh toán của Ngân hàngthành viên trực tiếp và các khoản thanh toán được uỷ quyền của ngân hàng thànhviên gián tiếp) trong thời gian tham gia thanh toán bù trừ điện tử trước đây.

Điều 18. Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng chủ trì

1- Ngân hàng chủ trì có quyền:

-Xem xét và chấp thuận cho các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nướccó đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham gia thanh toán bù trừ điện tử.

-Thu các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quy định.

-Quy định về thời gian giao dịch và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

-Trích tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp để thanhtoán số chênh lệch phải trả theo kết quả thanh toán bù trừ điện tử; áp dụng cácbiện pháp khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phòng ngừa và xử lý trườnghợp thiếu khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp.

-Trả lại hoặc huỷ bỏ đối với những lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả củaNgân hàng thành viên trực tiếp tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử.

-Quyết định xử phạt Ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm trong thanh toán bùtrừ điện tử theo thẩm quyền do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2- Ngân hàng chủ trì có trách nhiệm:

-Lập đề án tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ điện tử; Phổ biến, hướng dẫn, tậphuấn nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên trựctiếp.

-Đảm bảo an toàn đối với các máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụcho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi Ngân hàng mình quản lý;Thực hiện đúng các quy định về truyền, nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toánbù trừ điện tử.

-Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điệntử.

-Tổ chức và hướng dẫn việc kiểm soát, đối chiếu và xử lý, điều chỉnh sai sóttrong thanh toán bù trừ điện tử theo đúng quy định.

-Quản lý và giám sát khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên trực tiếp;Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ kết quả thanh toán bù trừ điện tử.

-Đề ra biện pháp và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất đối vớiTrung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàng thành viêntrực tiếp trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống máytính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừđiện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

-Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gâyra; Mức bồi thường giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậmtrả theo quy định hiện hành.

3- Quyền và trách nhiệm khác của Ngân hàng chủ trì:

a-Khi tham gia thanh toán bù trừ điện tử với tư cách như một Ngân hàng thành viêntrực tiếp thì Ngân hàng chủ trì phải tuân thủ các quy định đối với Ngân hàngthành viên trực tiếp.

b-Khi Ngân hàng chủ trì đảm nhiệm cả vai trò là Trung tâm xử lý kỹ thuật thanhtoán bù trừ điện tử thì Ngân hàng chủ trì còn có các quyền và trách nhiệm củaTrung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử như sau:

-Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máytính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừđiện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.

-Quy định và hướng dẫn về phương thức truyền, nhận và xử lý dữ liệu giữa bộ phậnxử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng thành viên trực tiếpvà Ngân hàng chủ trì.

-Bảo đảm việc lưu trữ dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử an toàn và đúng thờigian quy định.

-Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của Bảng kết quả thanhtoán bù trừ và các chứng từ có liên quan khác do mình lập.

-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử theođúng quy định. Tra soát và trả lời kịp thời tra soát của các Ngân hàng thànhviên trực tiếp và Ngân hàng chủ trì về các sai sót, chênh lệch số liệu có liênquan.

-Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thành viên trực tiếp trongviệc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trangthiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử.

-Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót, chậm trễ do mình gây ra.Mức bồi thường đối với các khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phảitrả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.

 

Chương IV

Xử lý vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử

Điều 19. Vi phạm và xử lý vi phạm

1- Các hành vi vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử là:

a- Khôngchấp hành đúng các quy định có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán bù trừ điệntử do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

b-Ngân hàng thành viên trực tiếp không duy trì đủ khả năng chi trả để thanhtoán kịp thời, đầy đủ số tiền phải trả vào thời điểm quyết toán thanh toán bùtrừ điện tử cho toàn bộ các Lệnh thanh toán của ngân hàng mình đã gửi đi vàphải nhận về trong Ngày giao dịch.

c-Chậm trễ (hoặc trì hoãn) trong việc trả lại Lệnh chuyển Có đã bị từ chối vớidụng ý chiếm dụng vốn; Từ chối Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền hợp lệ để tránh tìnhtrạng thiếu hụt vốn của Ngân hàng mình.

2- Xử lý vi phạm:

a-Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 1 điều này, nếu gâythiệt hại về vật chất cho khách hàng hoặc Ngân hàng thành viên khác thì phảibồi thường thiệt hại đó cho khách hàng hoặc ngân hàng bị thiệt hại.

b- Đìnhchỉ tham gia hoạt động thanh toán bù trừ điện tử:

-Đình chỉ tạm thời: Nếu ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm liên tiếp 3 lầnliền về một trong các quy định tại khoản 1 điều này thì sẽ bị đình chỉ tham giathanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng tạm thời ít nhất trong thời gian 6tháng để chấn chỉnh. Sau 6 tháng, nếu muốn tiếp tục tham gia thanh toán bù trừđiện tử, Ngân hàng thành viên này phải có văn bản gửi Ngân hàng chủ trì để xemxét.

-Đình chỉ vĩnh viễn: Nếu vi phạm đến lần thứ tư các quy định tại khoản 1 điềunày, Ngân hàng thành viên trực tiếp sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn và xoá tên trongdanh sách ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ điện tử .

Chương V

Điều khoản thi hành

Điều 20. Thủtrưởng các Vụ, Cục và đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Giám đốc chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ củamình có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và giám sát thực hiện Quy chế này.

TổngGiám đốc (Giám đốc) Ngân hàng, Tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán cótrách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện đối với hệ thống của mình theo đúng cácquy định của Quy chế này.

Điều 21.Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 

                                   


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22886&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận