Văn bản pháp luật: Quyết định 165/2005/QĐ-UB

Bùi Quang Vinh
Tỉnh Lào Cai
Quyết định 165/2005/QĐ-UB
Quyết định
07/04/2005
07/04/2005

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án tổ chức sản xuất, kinh doanh chè tỉnh Lào Cai - giai đoạn 1999-2010

Chủ tịch
2.005
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI

Về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án tổ chức sản xuất, kinh doanh chè

tỉnh Lào Cai - giai đoạn 1999-2010

_______________

 
 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 4 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó tách huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai sang tỉnh Lai Châu;

Căn cứ tình hình thực tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh chè những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch &Đầu tư tại Văn bản số 146/KHĐT-KTN ngày 17/3/2005 của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 120/TT-NN ngày 25/2/2005 và Tờ trình số 187/TT-NN ngày 23/3/2005,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy mô Dự án tổ chức sản xuất kinh doanh chè tỉnh Lào Cai, giai đoạn 1999-2010 từ 10.000 ha xuống quy mô 4.800 ha.

1. Mục tiêu điều chỉnh:

- Đảm bảo quy hoạch mỗi vùng chè nguyên liệu tập trung có quy mô tối thiểu từ 300 ha trở lên (kể cả chè cũ và trồng mới). Trừ trường hợp Dự án trồng chè chất lượng cao của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, quy mô theo Dự án được UBND tỉnh chấp thuận.

- Chỉ trồng mới các giống chè có năng suất, chất lượng cao và ưu tiên các dự án khép kín từ xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, tạo ra sản phẩm chè có giá trị cao, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Sau khi đánh giá tình hình thực hiện Dự án phát triển chè trong toàn tỉnh thời gian qua và rà soát lại quy hoạch vùng chè của toàn tỉnh; điều chỉnh một số diện tích quy hoạch phân tán, không đủ điều kiện xây dựng thành vùng nguyên liệu chè tập trung; bổ sung một số địa phương nhân dân tự nguyện đăng ký trồng chè và đủ điều kiện để xây dựng thành vùng nguyên liệu chè tập trung như: huyện Bảo Yên, thành phố Lào Cai.

Đối với diện tích chè phòng hộ trồng mới từ năm 2005 trở đi, không tính vào vùng nguyên liệu chè tập trung.

2. Nội dung điều chỉnh Dự án:

2.1. Quy mô Dự án chè tỉnh Lào Cai, giai đoạn 1999-2010 đã phê duyệt là 10.000 ha, bao gồm 2 trung tâm chè lớn là:

a) Trung tâm chè Phong Hải: 7.250 ha, gồm vùng chè Nông trường Phong Hải, Thanh Bình, các huyện: Bảo Thắng, Mường Khương, Bấc Hà, Bát Xát, Sa Pa và vùng chè lân cận khác (Lào Cai, Cam Đường, huyện Bảo Yên, Văn Bàn)

b) Trung tâm chè Than Uyên: 2.750 ha, gồm vùng chè Nông trường Than Uyên và huyện Than Uyên.

2.2. Điều chỉnh quy mô Dự án chè tỉnh Lào Cai, giai đoạn 1999-2010 từ 10.000 ha xuống 4.800 ha, cụ thể như sau:

DA đã phê duyệt (ha)     DA điều chỉnh (ha)

 

Tổng số

10.000

4.800

1

Mường Khương

1.150

923

2

Bảo Thắng

1.800

1.610

3

Bắc Hà

1.200

835

4

Bảo Yên

 

495

5

Bát Xát

900

470

6

Lào Cai

 

152

7

SaPa

850

 

8

Than Uyên

2.750

 

9

Vùng chè lân cận

1.350

315

Trong đó:

a) Giảm 5.847 ha bao gồm:

+ Trung tâm chè Than Uyên: 2.750 ha (do tách huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu)

+ 3.097 ha quy hoạch không tập trung ở các huyện:

- Bảo Thắng            190 ha

- Mường Khương     227 ha

- Bắc Hà                  365 ha

- Bát Xát                 430 ha

- Huyện Sa Pa         850 ha

- DT rải rác ở các huyện còn lại: 1.035 ha (vùng chè lân cận)

b) Tăng 647 ha thuộc 2 huyện: Bảo Yên: 495 ha; thành phố Lào Cai: 152 ha (dự án trồng chè chất lượng cao được UBND tỉnh chấp thuận).

3. Quy hoạch cụ thể 4.800 ha của Dự án sau điều chỉnh:

a) Diện tích chè đã có đến 31/12/2004 là 3.730 ha, bao gồm:

+ Chè tập trung: 2.693 ha

+ Diện tích chè cũ (trồng từ 1998 trở về trước): 775 ha

+ Diện tích trồng mới từ 1999-2004: 1.918 ha

- Diện tích chè phòng hộ (trồng thuần) thuộc Dự án 661: 1.037 ha

b) Diện tích quy hoạch trồng mới đến năm 2010 là: 1.070 ha, tại 6 huyện:

+ Bảo Thắng           340 ha                             + Bảo Yên   150 ha

+ Mường Khương    250 ha                             + Bát Xát     190 ha

+ Bắc Hà                 80 ha                              + TPLàoCai 60 ha

(Chi tiết có phụ lục đính kèm)

4. Mạng lưới cơ sở chế biến:

4.1. Trước mắt trong hai năm, từ 2005-2006, nâng cấp 3 cơ sở chế biến hiện có của Nông trường Phong Hải và Nông trường Thanh Bình:

a) Nhà máy chế biến tại Nông trường Phong Hải: Nâng công suất từ 13 tấn búp tươi/ngày hiện nay lên công suất 30 tấn búp tươi/ngày và xây dựng mới hệ thống thiết bị tẩm ướp hương hoa, hoàn thành phẩm (sàng, cắt, phân loại, đóng gói, bao bì, nhãn mác...); sản xuất chè xanh chất lượng cao và chè đen CTC.

b) Nhà máy chế biến tại xã Xuân Quang-huyện Bảo Thắng: Nâng công suất từ 6 tấn búp tươi/ngày hiện nay lên công suất 13 tấn búp tươi/ngày, sản xuất chè xanh chất lượng cao.

c) Nhà máy chế biến tại Nông trường Thanh Bình: Nâng công suất từ 8 tấn búp tươi/ngày hiện nay lên công suất 15 tấn búp tươi/ngày và xây dựng mới hệ thống thiết bị hoàn thành phẩm (sàng, cắt, phân loại, đóng gói, bao bì, nhãn mác...); sản xuất chè xanh đặc sản, chè Ô Long nguyên liệu Shan.

4.2. Xây dựng mới nhà máy, xưởng chế biến:

a) Nhà máy chế biến chè Tân Phú, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng:

+ Giai đoạn 1 (năm 2005): Công suất 6 tấn búp tươi/ngày, dây truyền thiết bị hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc có chọn lọc, sản phẩm chè xanh chất lượng cao.

+ Giai đoạn 2 (năm 2009): Nâng công suất nhà máy lên 13 tấn búp tươi/ngày.

b) Nhà máy chế biến chè xuất khẩu thị trấn Phố Ràng - huyện Bảo Yên:

+ Giai đoạn 1 (năm 2005-2006): Công suất 5-6 tấn búp tươi/ngày, dây truyền thiết bị hỗn hợp Việt Nam-Trung Quốc có chọn lọc, sản phẩm chè xanh, chè đen.

+ Giai đoạn 2 (năm 2009-2010): Nâng công suất lên 10-12 tấn búp tươi/ngày.

+ Giai đoạn 3 (năm 2014-2015): Nâng công suất nhà máy lên 16-18 tấn búp tươi/ngày.

c) Nhà máy chế biến chè sạch hữu cơ xã Bản Liền, huyện Bắc Hà:

+ Giai đoạn 1 (năm 2005-2006): Công suất 5 tấn búp tươi/ngày, sản phẩm chè xanh hữu cơ chất lượng cao.

+ Giai đoạn 2 (năm 2009-2010): Nâng công suất lên 8 tấn búp tươi/ngày.

d) Xưởng sơ chế chè xã Bản Xen, huyện Mường Khương, công suất 2-5 tấn búp tươi/ngày.

e) Nhà máy chế biến chè công nghệ cao tại thành phố Lào Cai

+ Giai đoạn 1 (2005-2006): Công suất 5 tấn búp tươi/ngày; dây truyền công nghệ chế biến chè Ô long, chè xanh chất lượng cao.

+ Giai đoạn 2 (2008-2011): Nâng công suất lên 16 tấn búp tươi/ngày; dây truyền công nghệ chế biến chè Ô long, chè xanh chất lượng cao.

4.3. Căn cứ kết quả thực hiện quy hoạch được duyệt tại quyết định này, các chủ dự án phải chủ đông phương án đầu tư, nâng cấp nhà máy, thay đổi công nghệ chế biến để phù hợp với quy mô phát triển vùng nguyên liệu và tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm chè của từng vùng và của tỉnh Lào Cai.

5. Về chính sách hỗ trợ, khuyến khích và vốn đầu tư: Theo dự án được duyệt và chính sách đã ban hành.

* Đối với những huyện không thuộc vùng quy hoạch tập trung nêu trên:

+ Chỉ được thực hiện trồng mới khi có dự án cụ thể do các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư trồng chè chất lượng cao, được UBND tỉnh chấp thuận.

+ Những diện tích chè đã trồng theo dự án trước đây từ 1999-2004 được hưởng theo chính sách khuyến khích, hỗ trợ trồng chè của tỉnh đã ban hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

+ Chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện trồng mới theo đúng tiến độ kế hoạch hàng năm và đảm bảo vùng nguyên liệu tập trung và sử dụng giống có chất lượng.

+ Theo dõi và báo cáo kịp thời theo quy định với UBND tỉnh, các ngành liên quan.

2. Sở Tài chính: Bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ theo chính sách quy định.

3. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Quỹ Hỗ trợ phát triển Lào Cai và các tổ chức tín dụng khác: Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hộ nông dân, các chủ dự án được vay vốn để trồng mới, chăm sóc, sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến và hưởng các chính sách khuyến khích đã ban hành của Nhà nước và tỉnh Lào Cai.

4. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các chủ dự án, UBND các xã vùng dự án tổ chức hướng dẫn nông dân trồng chè, đảm bảo đúng quy hoạch vùng tập trung.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các chủ dự án, căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=29580&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận